Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh hiệu quả


Tiêu chảy là một tình trạng nguy hiểm vì có thể làm cơ thể trẻ sơ sinh mất nhiều nước và điện giải. Do đó làm thế nào để các bậc phụ huynh biết rằng con mình đang bị tiêu chảy. Có mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh hay không? Tất cả thông tin sẽ có đầy đủ dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

1. Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Trước khi sử dụng những mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh, bạn cần biết nguyên nhân con bạn bị tiêu chảy:

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là trường hợp không dễ xảy ra vì thường ở độ tuổi này trẻ thường bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và không cho ăn thêm gì ngoài ra.Trường hợp trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là do hệ tiêu hóa còn non yếu và rất nhạy cảm với các vi rút, vi khuẩn hay những chất dinh dưỡng lạ do mẹ ăn và tiết ra sữa hoặc cũng có thể do trẻ ăn dặm sớm hoặc mẹ và trẻ mắc một số bệnh lý khác nguy hiểm đến hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó nguyên nhân do vệ sinh chưa sạch sẽ cũng là một nguyên nhân: Khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn bám vào chân, tay hoặc các bộ  phận khác trên cơ thể trẻ. Do đó nếu không vệ sinh đúng cách sẽ dẫn  đến tình trạng trẻ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi sức đề kháng còn non yếu nên dễ dàng để mắc tiêu chảy hơn.

Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: các bậc cha mẹ cho trẻ ăn dặm hoặc nếm các loại thức ăn mặn quá sớm. Hoặc cũng có thể do trẻ uống loại sữa công thức không phù hợp… đều là nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy.

Xem thêm các bài viết liên quan

meo-chua-tieu-chay-cho-tre-so-sinh
Dấu hiệu nào cho biết trẻ sơ sinh đang mắc tình trạng tiêu chảy?

2.  Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Thực sự là một việc tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ dàng chút nào, nhất là với những phụ nữ lần đầu làm mẹ để nhận biết được con mình đang trong tình trạng tiêu chảy. Một vài triệu chứng để nhận biết tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Trẻ đi ngoài phân lỏng, có trường hợp thành nước.
  • Số lần đi đại tiện trong một ngày nhiều hơn so với những ngày bình thường.
  • Đối với trẻ còn bú mẹ sẽ đòi bú liên tục hoặc muốn uống sữa vì bị đi ngoài trẻ sẽ rất khát nước.
  • Thường xuyên vã mồ hôi và quấy khóc do trẻ chưa thể biểu đạt những khó chịu thành lời nói.
  • Có đôi khi còn kèm theo sốt.
  • Nhận biết qua mắt thường thấy phân của trẻ có bọt, thay đổi màu sắc, có nhầy và mùi khó chịu.

Để đảm bảo an toàn và hạn chế tình trạng tiêu chảy trở lên trầm trọng hơn, người lớn lên cho trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám nếu trẻ bị tiêu chảy kèm theo nôn hoặc sốt. Phân có máu hoặc có màu đen hoặc đã bị tiêu chảy hơn 48 giờ.

meo-chua-tieu-chay-cho-tre-so-sinh
Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh sẽ được nhiều bà mẹ áp dụng điều trị cho con

3. Một số mẹo chữa tiêu chảy  cho trẻ sơ sinh

Trước khi có những nguy hiểm mà căn bệnh tiêu chảy biến chứng thì các bậc phụ huynh nên  tìm hiểu một số mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh do Cao Đẳng Dược Hà Nội chia sẻ như:

  • Uống nước lá ổi: Bạn lấy lá ổi ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút. Sau đó cho lá ổi nấu với một ít nước lọc. Đun sôi trong khoảng 30 phút rồi cho vào nước đã đun một ít muối và lọc nước cho bé uống.
  • Bổ sung thêm cho trẻ men vi sinh: Đây là một cách cải thiện và phục hồi hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Việc dùng loại men vi sinh nào để chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh các mẹ nên tham khảo ý kiến của những bác sĩ chuyên khoa.
  • Bù nước: Điều quan trọng nhất trong quá trình chữa đi ngoài cho bé là phải bổ sung đầy đủ nước vì lúc này bé đang bị mất nước. Các biện pháp bù nước lúc này có thể là uống dung dịch oresol sau mỗi lần bé đi ngoài. Tất nhiên trước đó bạn cần phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định về liều lượng và loại thuốc.
  • Sử dụng cà rốt: Trong cà rốt có chứa nhiều vitamin do đó có tác dụng chữa tiêu chảy và ngoài ra còn cung cấp dưỡng chất cho trẻ sơ sinh. Xắt nhỏ cà rốt cho vào máy xay nhuyễn, cho thêm nước và đun sôi. Sau đó để nguội và cho trẻ uống.
  • Gạo lứt rang: Mẹ mua gạo lứt, lựa hạt gạo xấu ra, không vo mà đem đi rang cho vàng, khi thấy thơm thì tắt lửa để vào lọ rồi cho bé dùng dần.

Ngoài những mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh ở trên các mẹ cũng cần lưu ý thêm:

Đối với trẻ vẫn còn đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú sữa mẹ nhiều lần. Vì trong sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp trẻ chống lại vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa tiêu chảy. Tuy nhiên mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày của bản thân, đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất và an toàn thực phẩm. tuy nhiên cần những món ăn ít đạm, ít béo, dung hòa tốt và dễ tiêu hóa. Chất xơ tiêu hóa có trong thực phẩm giúp phân của bé đặc hơn. Đặc biệt, chuối cung cấp cho bé nhiều kali, rất tốt để thay thế chất điện giải, rất quan trọng trong việc duy trì chức năng tế bào, bù đắp chất điện giải mất đi do tiêu chảy. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày trà hoa cúc và sữa chua giàu probiotic… do các thực phẩm có hại cho tiêu hóa bài tiết vào sữa có thể khiến cho bệnh tiêu chảy của trẻ nghiêm trọng hơn. Trường hợp trẻ dùng sữa ngoài mẹ cần phải rửa sạch bình sữa, núm vú và luộc bình trong nước sôi khoảng vài phút để diệt vi khuẩn.

Ngoài ra các bậc phụ huynh cũng cần chú ý luôn vệ sinh sạch sẽ tay chân, đồ chơi hoặc đồ dùng của bé. Môi trường trẻ tiếp xúc hàng ngày cũng cần sạch sẽ, thoáng đãng, trong lạnh.

Trong trường hợp bé phải uống thuốc, đặc biệt là những loại khánh sinh thì cần bố mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ mà nên tham khảo ý kiến từ các dược sĩ, bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những thông tin về bệnh tiêu chảy và những mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn nên tìm hiểu và hỏi trực tiếp ý kiến từ những người có năng lực chuyên môn để có cách chữa trị chính xác.

Chúc mẹ thành công trong việc đẩy lùi tiêu chảy cho bé và bé yêu của mẹ sớm khỏe mạnh nhé!