Kỹ thuật đặt sonde là gì? Quy trình đặt sonde dạ dày ra sao?... Tất cả các thắc mắc về đặt sonde dạ dày sẽ được giải đáp đầy đủ ở bên dưới. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!
Đặt sonde dạ dày là kỹ thuật đặt ống thông vào dạ dày người bệnh để nuôi dưỡng thức ăn, theo dõi tình trạng bệnh, hút dịch… đối với trường hợp những người bệnh không thể ăn uống bằng đường miệng.
1. Tìm hiểu kỹ thuật đặt sonde dạ dày
Chỉ định sử dụng
Thông thường việc đặt ống sonde dạ dày sẽ được chỉ định trong các trường hợp:
- Trẻ em đang bị nghi ngờ lao phổi.
- Sau khi phẫu thuật bị chướng bụng.
- Những bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét, ung thư dạ dày tá tràng.
- Người bệnh mắc nguy cơ bị dạng đường tiêu hóa, khi ăn bằng đường miệng sẽ gây ra các triệu chứng nguy hiểm như suy hô hấp, ngạt thở.
- Bệnh nhân thực hiện phương pháp do bị ngộ độc.
Tác dụng của việc đặt sonde dạ dày
- Nuôi dưỡng, cung cấp thức ăn cho các bệnh nhân đang trong trạng thái hôn mê, bất tỉnh và không thể tự ăn uống bằng đường miệng, hệ tiêu hóa không hoạt động hiệu quả.
- Giúp việc xét nghiệm dạ dày được dễ dàng hơn, đặc biệt trong lấy dịch để chẩn đoán viêm loét đường tiêu hóa, xét nghiệm dịch dạ dày.
- Làm giảm áp lực của hơi, dịch ứ đọng trong dạ dày sau khi trải qua ca phẫu thuật dạ dày. Điều này sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Kiểm soát tốt lượng máu trong dạ dày để theo dõi sát sao tình trạng chảy máu dạ dày hoặc bệnh chảy máu dạ dày bị tái phát.
- Bơm rửa làm sạch dạ dày trong những trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc trừ sâu.
Chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp
- Thực quản bị tổn thương: u, dò, bỏng thực quản dạ dày do acid hoặc kiềm mạnh, teo thực quản.
- Trường hợp đang nghi ngờ thủng dạ dày.
- Áp xe thành họng.
- Vùng hàm mặt đang có các tổn thương.
- Thực quản mắc các bệnh lý như: co thắt, chít hẹp, phình tĩnh mạch, động mạch thực quản.
2. Quy trình đặt sonde dạ dày
Bước 1: chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để thực hiện kỹ thuật sonde
Các điều dưỡng viên cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết trước khi tiến hành thực hiện kỹ thuật đặt sonnde cho bệnh nhân:
- Kim băng để cố định ống.
- Chất trơn.
- Vải cao su, khăn bông lớn, ly uống nước.
- Bồn hạt đậu, giấy lau miệng.
- ống thông mũi dạ dày hai nhánh hoặc 1 nhánh tùy thuộc vào kích cỡ thích hợp với người bệnh.
- Cây đè lưỡi, giấy quỳ, gạc miếng, khăn sạch.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Dị dạng mạch máu não có nguy hiểm không? Các cách điều trị bệnh như thế nào?
- Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ để tốt cho cả mẹ và thai nhi
- Bệnh viêm kết mạc mắt: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Bước 2: Tiến hành kỹ thuật đặt sonde dạ dày
- Đặt sonde bằng đường mũi
Phương pháp này sẽ đặt ống từ từ vào mũi của người bệnh và sau đó đẩy ống vào thẳng góc với mắt của người bệnh.
Gập đầu bệnh nhân khi đã đưa ống vào đến họng và tiếp tục đẩy ống vào bên trong. Suốt quá trình đẩy ống thông nên nhờ người bệnh hỗ trợ bằng cách nuốt theo nhịp để ống dễ vào hơn.
Kiểm tra nếu đầu ống sonde đã vào đến dạ dày thì sẽ có thức ăn cùng với dịch chảy ở trong lòng ống.
- Đặt sonde bằng đường miệng
Đưa dần dần ống sonde vào miệng của người bệnh. Thấy ống đã vào đến họng hãy nói người bệnh nuốt xuống để ống sẽ theo nhịp nuốt vào bên trong dễ hơn.
Kiểm tra nếu đầu ống sonde đã vào đến dạ dày thì sẽ có thức ăn cùng với dịch chảy ở trong lòng ống.
- Đặt sonde bằng đèn đặt nội khí quản
Thực hiện luồn ống sonde qua đường mũi của người bệnh. Dùng đèn đặt nội khí quản để xác định chính xác vị trí của thực quản.
Dùng thiết bị y tế hỗ trợ là kẹp để gắp đầy ống thông đưa vào trong lỗ thực quản và cùng lúc đầy phần bên ngoài ống vào trong dạ dày của người bệnh.
Kiểm tra nếu đầu ống sonde đã vào đến dạ dày thì sẽ có thức ăn cùng với dịch chảy ở trong lòng ống.
Bước 3: Kiểm tra
Dù thực hiện kỹ thuật đặt sonde dạ dày theo đường nào thì nhân viên y tế cũng cần kiểm tra để chắc chắn rằng thức ăn và dịch vị đã chảy ở bên trong ống hay không. Nếu thấy bên trong ống đã có dịch vị và thức ăn thì ống đã vào đến dạ dày.
Dùng ống nghe ở vùng thượng vị của người bệnh và bơm thêm khoảng 50ml vào ống nghe. Nếu thấy tiếng lọc sọc thì chắc chắn ống sonde đã được đặt đúng vị trí.
Những thông tin mà Cao Đẳng Y Tế Hà Nội đã chia sẻ trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc nắm được những thông tin liên quan đến kỹ thuật đặt ống sonde dạ dày cho người bệnh. Nhà trường sẽ tiếp tục chia sẻ kiến thức hữu ích về sức khỏe ở các bài viết tiếp theo cùng chuyên mục, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!