Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Khi xuất hiện các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản cần điều trị theo phương pháp nào?


Gerd chính là hội chứng trào ngược dạ dày thực quản,  phản ánh tình trạng axit từ dạ dày chảy ngược vào thực quản trong một thời gian dài. Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Có dấu hiệu nào để nhận biết? Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao? ... Tất cả những thắc mắc sẽ được Cao Đẳng Y Dược TPHCM  giải đáp chi tiết và đầy đủ dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

1. GERD (trào ngược dạ dày thực quản) là bệnh gì?

Bệnh gerd (trào ngược dạ dày thực quản) xuất hiện khi các cơ vòng ở phía trên của dạ dày đóng mở sai cách khiến axit trong dạ dày chảy ngược lên thực quản thường xuyên. (Thực quản là ống dẫn thức ăn/ ống truyền thực phẩm từ miệng đến dạ dày). Khi đó, axit trong thực quản sẽ gây ra triệu chứng ợ nóng và nhiều biểu hiện khác, ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.

Bệnh trào ngược dạ dày khá phổ biến, ở Mỹ có khoảng 20% dân số mắc bệnh này, khoảng 15 triệu người. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng.

Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày

GERD có thể trở nên tồi tệ dẫn đến những biểu hiện không tốt sau:

  • Barret thực quản: Các tế bào lót thực quản có thể thay đổi thành các tế bào tương tự như niêm mạc ruột, có thể dẫn đến ung thư thực quản
  • Các vấn đề hô hấp: Khi phổi hít các axit thực quản sẽ gây ra hàng loạt các triệu chứng của bệnh hô hấp: khó thở, nghẹt mũi, khàn tiếng, viêm thanh quản, viêm phổi,…
hoi-chung-gerd
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

2. Nguyên nhân gây ra bệnh Gerd

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày. Trong đó có những nguyên nhân chính như:

  • Ăn uống quá nhiều, nằm liền sau khi ăn, nhất là sau khi ăn những loại thực phẩm đặc biệt
  • Một số yếu tố khác không rõ ràng có thể  gây ra bệnh.
  • Trong trường hợp cấp tính thì bệnh xảy ra do các cơ vòng ở dưới thực quản bị yếu, không mở đóng được như bình thường khiến axit bị trào lên thực quản.

GERD - trào ngược dạ dày có nguy cơ cao mắc ở những trường hợp như:

- Thừa cân béo phì, mang thai vì tăng áp lực lên vùng bụng

- Hút thuốc, hít khói thuốc

- Có tiền sử mắc các bệnh hen suyễn, viêm phổi

- Đang sử dụng những loại thuốc sau:

  • Một số loại thuốc hen suyễn, bao gồm thuốc chủ vận beta như albuterol
  • Thuốc kháng cholinergic, thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng như  dị ứng theo mùa  và bệnh tăng nhãn áp
  • Bisphosphonates, được sử dụng để tăng mật độ xương
  • Thuốc an thần và thuốc giảm đau
  • Một số thuốc kháng sinh
  • Kali
  • Viên sắt
  • Thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAID
  • Thuốc chẹn kênh canxi  (thường được dùng để điều trị  huyết áp cao)

3. Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày gerd

Triệu chứng chủ yếu của bệnh GERD là ợ nóng (ợ nóng là cảm thấy cổ nóng rát khi ợ, nhất là khi cúi xuống hoặc sau khi ăn xong)

Một số biểu hiện khác:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Hôi miệng
  • Mắc các vấn đề về hô hấp
  • Khó nuốt hoặc đau khi nuốt
  • Vấn đề về đường hô hấp

Xem thêm các bài viết liên quan

gred-trao-nguoc-thuc-quan

Triệu chứng chính của bệnh Gerd đối với người lớn là ợ nóng

Gerd xảy ra với trẻ nhỏ

Bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết bệnh này không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn ở trẻ em với một số biểu hiện như:

  • Cáu gắt
  • Không thoải mái
  • Cong lưng trong hoặc ngay sau khi cho ăn
  • Ăn kém
  • Ho
  • Thiếu  cân
  • Bỏ ăn
  • Vấn đề về hô hấp
  • Nôn nhiều
  • Khạc nhổ có chất lỏng xanh hoặc nâu
  • Khó thở sau khi khạc nhổ

4. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Kỹ thuật chẩn đoán

Nếu gặp các dấu hiệu về bệnh Gerd thì cần nhanh chóng gặp bác sĩ để khám.

Có một số xét nghiệm kỹ thuật có thể dùng để chẩn đoán bệnh GERD:

  • Nội soi ổ bụng: gắn camera vào ống rồi soi thực quản
  • Chụp X – Quang
  • Đo lượng axit ở thực quản trong 48 giờ
  • Đo độ PH của thực quản trong 14 giờ
  • Sinh thiết: Nếu những cách trên vẫn không có kết quả thì các bác sĩ tiến hành lấy một mẫu phẩm đem kiểm tra dưới kính hiển vi.

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày

Phương pháp điều trị bệnh GERD trước hết là dùng thuốc:

  • Thuốc ức chế proton: đây là một trong những loại thuốc được chỉ định cho bệnh nhân trào ngược dạ dày. Thuốc có tác dụng làm giảm lượng axit trào ngược nhanh.
  • Thuốc chẹn H2: Tương tự, thuốc này cũng giúp giảm axit bị trào ngược từ dạ dày
  • Thuốc kháng acid: nhờ hóa chất kiềm của thuốc mà nó có khả năng chống lại các axit bị trào ngược. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định.
  • Thuốc kháng sinh Prokinetics, Erythromycin: giúp sạch dạ dày.

Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng nếu bệnh không thể chữa khỏi bởi những cách trên. Phẫu thuật là để tăng khả năng hoạt động của các cơ vòng ở thực quản dưới.

5. Phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày Gerd

Thay đổi lối sống giúp giảm triệu chứng của bệnh GERD. Cụ thể:

  • Ăn một lượng thức ăn vừa phải và tránh ăn quá nhiều.
  • Không ăn bất cứ thứ gì trước lúc đi ngủ khoảng 2 – 3 tiếng
  • Hãy giảm cân nếu bị béo phì, thừa cân
  • Không mặc quần áo ôm sát bụng
  • Kê gối cao khi ngủ
  • Hạn chế ăn những thực phẩm sau: dầu mỡ, thức ăn cay, sô cô la, bạc hà, cà phê, thực phẩm có chứa các sản phẩm cà chua, đồ uống có cồn,...

Nếu bạn đã thực hiện chế độ ăn kiêng tương tự như trên mà vẫn thường xuyên bị ợ nóng thì phải đi khám khẩn trương vì có thể bệnh của bạn không chỉ dừng lại ở viêm thực quản mà có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh tật nguy hiểm khác. Đa số bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày đều không gặp những vấn đề gì về sức khỏe. Tuy nhiên bệnh này có thể làm tăng nguy cơ bị Barrett thực quản mà Barrett  thực quản có thể dẫn đến ung thư thực quản – một bệnh hiếm gặp và rất khó chữa. 

Hy vọng qua bài viết ở trên, bạn đọc đã nắm rõ hơn các kiến thức về hội chứng Gred - trào ngược dạ dày thực quản để từ đó nhận biết sớm tình trạng bệnh và có các biện pháp xử lý kịp thời hơn. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các chỉ định từ những bác sĩ chuyên khoa.