Mày đay là bệnh dị ứng gặp khá phổ biến ở nhiều người, mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy rằng bệnh không gây truyền nhiễm nhưng sẽ tái phát thường xuyên và gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mắc bệnh. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn căn bệnh này ở bê dưới bài viết!
Bệnh mày đay là tình trạng phản ứng dưới da của các mao mạch, niêm mạc trước các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể và xuất hiện cùng lúc ở nhiều khu vực khác nhau.
Mày đay có hai dạng chính là cấp tính (thời gian kéo dài bệnh không quá 6 tuần) và bệnh mề đay mãn tính (thời gian kéo dài bệnh trên 6 tuần).
1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mày đay
Nguyên nhân gây ra bệnh mày đay
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mày đay, cụ thể như:
- Dị ứng thức ăn: Trong trường hợp bạn ăn những loại thức ăn như trứng, sữa, tôm, cua, ốc, hến, cá biển, phô mai, khoai tây… sẽ rất dễ bị dị ứng gây ra nổi mày đay. Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
- Tác dụng phụ của các loại thuốc: trong quá trình sử dụng một số nhóm thuốc như: beta-lactam, cyclin, chloramphenicol, macrolid, thuốc chống viêm không steroid, vacxin, thuốc ức chế men chuyển,…rất dễ gây ra các tác dụng phụ cho người sử dụng.
- Các dị nguyên trong không khí: tác nhân có thể gây bệnh mày đay có trong không khí như: phấn hoa, bụi các loại khói, khói thuốc, lông động vật, men mốc, len…
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn đã có người mắc bệnh mày đay thì có khoảng 50% bạn sẽ mắc bệnh này do yếu tố di truyền. Trường hợp bố hoặc mẹ mắc bệnh thì khi sinh con ra có khoảng 25% khả năng bị mắc bệnh.
Ngoài những nguyên nhân ở trên thì có khoảng 50% người mắc bệnh mày đay không thể phát hiện ra tác nhân gây bệnh. Nhóm người này sẽ được xếp vào dạng mề đay tự phát hoặc mề đay vô căn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh mày đay
Có rất nhiều các biểu hiện để nhận biết bệnh sớm và có phương pháp điều trị sớm như:
- Trên da xuất hiện mẩn đỏ và nổi sần: Các nốt sần này có thể mọc tập trung tại một vị trí hoặc mọ rải rác trên nhiều vùng da khác nhau. Mỗi người sẽ có những kích thước nốt sần khác nhau.
- Ngứa: người bệnh khi bị mày đay sẽ đem đến cảm giác rất khó chịu càng gãi càng ngứa. Thời điểm ngứa dữ dội hơn về chiều tối và đêm.
- Bên cạnh các dấu hiệu nổi bật của bệnh ở trên thì còn kèm theo các triệu chứng khác như: mệt mỏi, mất ngủ do ngứa ngáy quá nhiều, môi và mắt bị sưng phù, các nốt mụn nước, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp.
- Các nốt mẩn ngứa của bệnh mày đay phát triển khá nhanh chóng có thể trong vài giờ hoặc nó tự biến mất trong vài ngày và sẽ tái phát trở lại.
3. Bệnh mày đay có nguy hiểm không?
Theo các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội nếu không được điều trị kịp thời mày đay sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như:
- Vùng da bị tổn thương, trầy xước khi bị mày đay có thể bị nhiễm trùng hoặc bội nhiễm, nghiêm trọng hơn là bị hoại tử.
- Mày đay gây ra phù nề lưỡi gà và thanh quản làm cho việc thở của người bệnh trở nên khó thở hơn, viêm đường hô hấp, có các triệu chứng tụt huyết áp, trụy tim. Khi không cấp cứu kịp trong trường hợp mắc các triệu chứng ở trên sẽ bị đe dọa đến tính mạng.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, kéo dài trong một thời gian dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc trong cuộc sống.
Mày đay là một căn bệnh ngoài da, cũng không phải là căn bệnh truyền nhiễm nên bệnh không có khả năng lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh bình thường. Mặc dù vậy bệnh sẽ có khả năng di truyền nên nếu gia đình bạn đã có người mắc mày đay thì bạn có khả năng mắc bệnh cao.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Chia sẻ những biểu hiện của người có thai sớm chuẩn xác nhất
- Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không? Quá trình nhổ răng diễn ra như thế nào?
- Tìm hiểu về liều lượng và cách sử dụng của thuốc Hydrocortisone
4. Bị nổi mày đay kiêng gì và ăn gì?
Người bệnh bị nổi mày đay kiêng ăn những gì? đó là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Tình trạng bệnh sẽ được thuyên giảm nhiều hơn, giảm ngứa, nổi mẩn, hỗ trợ tích cực cho việc điều trị. Cụ thể như:
- Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, cá thu..
- Bên cạnh đó việc ăn nhiều tỏi, nghệ cũng sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng hơn.
- Chế độ ăn uống được bổ sung nhiều rau củ, trái cây tươi, các loại quả chứa nhiều Vitamin C cam, bưởi, ổi…
- Ngoài những loại thực phẩm nên ăn thì bạn cần nhớ kiêng những loại thực phẩm như: thực phẩm dễ gây dị ứng (tôm, cua, hải sản), thực phẩm giàu đạm (thịt bò, sữa, thịt gà).
- Tránh ăn các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ…
- Kiêng hút thuốc lá, rượu bia, chất kích thích…
5. Cách chữa trị bệnh mày đay hiệu quả
Điều trị bằng thuốc Tây y
Dùng thuốc tây y sẽ có tác dụng giảm ngứa ngáy, nổi mẩn và kháng viêm tốt, nhanh chóng. Khi sử dụng thuốc thì người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, điều trị hết liệu trình và không tự ý tăng giảm liều.
Các loại thuốc Tây y thường được kê để trị dị ứng, mề đay mẩn ngứa gồm:
- Thuốc kháng Histamin: Cetirizine, Fexofenadine, Hydroxyzine, Loratadine…
- Thuốc Corticoid: Triamcinolone, Betamethasone, Hydrocortisone, Fluocinolone…
- Thuốc bôi ngoài da, thuốc chống mẫn cảm.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tây có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như chóng mặt, táo bón, khô miệng, buồn nôn… nghiêm trọng hơn với nhóm thuốc kháng Histamin và Corticoid có thể gây ra triệu chứng co giật ở trẻ em.
Điều trị nổi mày đay bằng phương pháp dân gian
Chườm lạnh lên vùng da bị mẩn ngứa
- Tác dụng của phương pháp này là làm mát da và hạ nhiệt, điều này khiến cho người bệnh giảm bớt ngứa ngáy.
- Cách thực hiện rất đơn giản: Sử dụng đá viên gói vào trong khăn sạch và mềm. Tiếp đến chườm lên vùng da bị mày đay trong khoảng 20 – 30 phút. Duy trì thực hiện nhiều lần sẽ cải thiện nhanh chóng các vết ngứa.
- Tuy nhiên những trường hợp da bị dị ứng thời tiết, da nhạy cảm… không nên sử dụng phương pháp này vì nó sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nặng hơn.
Sử dụng lá hẹ
- Lá hẹ có tính ấm và nhờ vào vị chua nên có tác dụng giải độc, chống viêm, kháng khuẩn tốt. Việc sử dụng lá hẹ sẽ giúp phục hồi tổn thương và làm sạch da do thành phần Vitamin B có sẵn trong đó. Chính vì vậy mà rất nhiều người đã sử dụng lá hẹ trong việc hỗ trợ điều trị bệnh mày đay.
- Cách thực hiện
- Chuẩn bị lá hẹ và rửa sạch.
- Tiếp đến bạn đem say nhuyễn cùng với một chút muối trắng.
- Sau khi bọc lá hẹ trong bông gạc sạch thì dùng chườm lên vị trí nổi mày đay.
Hoặc người bệnh có thể dùng cách đun lá hẹ làm nước tắm để giảm ngứa nhanh chóng.
Gừng tươi
- Như nhiều người đã biết gừng là một loại gia vị trong nhà bếp, nhưng bên cạnh đó gừng tươi còn là một loại nguyên liệu để chữa nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là điều trị tốt bệnh mày đay, cải thiện lão hóa da nhờ vào thành phần gingerol.
- Cách thực hiện
- Có rất nhiều cách để dùng gừng trong điều trị chống dị ứng, trị ngứa như: đun nước tắm, xông hơi, pha nước uống hoặc cắt miếng gừng tươi và chà trực tiếp lên vị trí bị ngứa…
- Tuy nhiên do gừng có tính nóng lên người bệnh cần lưu ý sử dụng lượng gừng vừa phải để không làm tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn.
Lá trầu không
- Lá trầu không có chứa các tinh chất kháng viêm như phenol, chavicol và nhiều hoạt chất khác có tác dụng giống như kháng sinh để đẩy lùi các tác nhân gây bệnh mày đay nên có thể giảm ngứa vô cùng hiệu quả.
- Cách thực hiện
- Dùng lá trầu không rửa sạch và cho vào nồi đun nước tắm.
- Khi tắm thì chà nhẹ nhàng nên vùng da bị mẩn ngứa .
- Người bệnh nên kiên trì điều trị để giảm ngứa, cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
Sẽ còn rất nhiều các nguyên liệu từ dân gian khác có tác dụng trong điều trị bệnh mày đay. Tuy nhiên người bệnh nên nhớ giữ vệ sinh da sạch sẽ và nhớ làm sạch nguyên liệu khi dùng các loại lá ở trên.
Trên đây là một số cách trị nổi mày đay tại nhà vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả đã được kiểm chứng qua thời gian. Hy vọng, qua bài biết bạn đọc cũng nắm rõ hơn những kiến thức về bệnh nổi mày đay. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu người bệnh có thắc mắc hãy hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên gia.