Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không? Quá trình nhổ răng diễn ra như thế nào?


Nhổ răng khôn là chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa đối với trường hợp người mắc răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc sai vị trí hoặc có những dị dạng khác. Tuy chỉ là tiểu phẫu nhưng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy liệu nhổ răng không hàm dưới có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn dưới bài viết!

Răng khôn hàm dưới là hiện tượng khá phổ biến với những người mọc răng khôn. Do răng khôn là những chiếc răng mọc cuối cùng khi các răng khác đã mọc xong, lúc này xương hàm đã cứng nên răng khôn sẽ dễ dàng bị mọc ngầm hoặc mọc lệch.

1. Có nên nhổ răng khôn hàm dưới?

So với các  răng khác thì răng khôn sẽ gây ra rất nhiều tác hại hơn bởi nó mọc sau cùng. Nếu không được nhổ hoặc điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Tổn thương má: đối với những chiếc răng khôn mọc hàm dưới sẽ làm ảnh hưởng đến má hàm dưới, đặc biệt mỗi khi người bệnh cử động miệng. Trong trường hợp nếu bạn không muốn nhổ chiếc răng khôn hàm dưới đi thì mỗi khi bạn cử động thì vùng má sẽ có hiện tượng đau. Bên cạnh đó với những khách hàng lớn tuổi thì sẽ dễ bị viêm nhiễm, điều này vô tình làm cho tình trạng sức khỏe của người bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Tổn thương răng số 7: Do răng số 8 sẽ nằm gần kề với răng số 7 (nhóm răng hàm có chức năng làm nhiệm vụ nghiền thức ăn trước khi chuyển tiếp đến hệ tiêu hóa). Khi răng khôn hàm dưới mọc sẽ có xu hướng mọc lệch về phía răng số 7. Làm cho nhóm răng này bị tổn thương. Nếu không nhổ răng khôn hàm dưới sớm thì có thể bạn sẽ cần phải nhổ cả răng số 7 để đảm bảo tình trạng tốt nhất cho răng miệng.
nho-rang-khon-ham-duoi
Răng khôn hàm dưới mọc lên sẽ gây đau nhức hoặc khó chịu
  • Viêm lợi trùm răng khôn: trong quá trình mọc lệch đa phần răng khôn sẽ gây ra tình trạng lợi trùm. Khi lợi trùm lên, tạo điều kiện thuận lợi để các thức ăn bám vào giữa lợi và răng. Dẫn đến bạn không thể vệ sinh sạch sẽ nên các vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng lợi. Dấu hiệu dễ nhận biết của hiện tượng này là xảy ra viêm tấy quanh bề mặt răng khôn.
  • Viêm mô tế bào: đây là biến chứng rất dễ mắc phải khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Triệu chứng khi mô tế bào bị viêm như má phồng, da căng, sờ nhẹ đến vị trí đó thấy đau, khi há miệng cũng có cảm giác đau, khó nhai và nuốt hoặc thậm chí hàm bị cứng hoàn toàn. Nếu không nhổ răng khôn hàm dưới có thể khiến vị trí này bị bung mủ.
  • U nguyên bào men: Đây là trường hợp rất hiếm gặp và nếu gặp phải thì phương pháp điều trị thường là phải cắt đoạn xương hàm.
  • Mắc các bệnh lý về răng miệng: Đừng nghĩ rằng răng khôn hàm dưới sẽ không thể gây ra các bệnh lý về răng miệng. Vì nó vẫn có thể khiến bạn mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, u nang xương hàm, rối loạn phản xạ và cảm giác…. Lâu dần các biến chứng này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng ăn và nghiền nát thức ăn, kéo theo nhiều hệ lụy như biếng ăn và tổng quan sức khỏe của người bệnh.

Cũng có những trường hợp răng khôn  hàm dưới mọc lên không gây cảm giác đau đớn và ảnh hưởng đến những nhóm răng khác nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Vì có thể sau khi mọc lên nó mới gây ra các ảnh hưởng khác. Do đó tốt nhất nên khi thấy có hiện tượng răng khôn hàm dưới mọc lên thì bạn đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và được nghe tư vấn cụ thể hơn.

2. Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?

Bên cạnh lo lắng có nên nhổ răng khôn hàm dưới không? Thì không ít người quan tâm đến việc khi nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?  Trên thực tế thì vị trí mọc và hình thế răng khôn khác với các nhóm răng bình thường khác nên việc nhổ  cũng dễ gặp khó khăn hơn. Đây cũng là lý do mà rất nhiều người lo sợ ảnh hưởng của việc nhổ răng khôn.

Tuy nhiên việc nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào kỹ  thuật cúa bác sĩ nha khoa cũng như địa điểm mà bạn lựa chọn để thực hiện tiểu phẫu.

Cũng có những trường hợp nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật hoặc trình độ chuyên môn của bác sĩ kém dẫn đến mất máu nhiều, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khở của người nhố răng. Ngoài ra răng khôn hàm dưới có vị trí mọc gần với nhiều dây thần kinh khác nên quá trình nhổ có thể làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Triệu chứng dễ nhận biết khi các dây thần kinh bị ảnh hưởng như  đau đớn dữ dội, cảm giác ngứa ran, có cảm giác ngứa và tê ở nhiều vị trí như lưỡi, môi dưới, cằm, răng và nướu…

Việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chuyên môn cao đóng vai trò quyết định trong việc thành công của một ca nhổ răng khôn. Nếu muốn quá trình lành vết thương được nhanh chóng người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm các bài viết liên quan

nho-rang-khon-ham-duoi
Bạn hãy đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn trước khi nhổ răng khôn hàm dưới

3. Quá trình nhổ răng khôn hàm dưới như thế nào?

Hãy cùng tìm hiểu quá trình nhổ răng khôn hàm dưới để chuẩn bị sẵn tinh  thần và có thể chủ động hơn trong việc giữ gìn sức khỏe để rút ngắn thời gian làm lành vết thương, cụ thể như:

  • Trước khi quyết định nhổ răng khôn hay không bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa để được khám và tư vấn cụ thể.
  • Ở đó bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng của bạn và kèm theo đó là chụp X – Quang răng để đưa ra kết quả chính xác về tình trạng hướng mọc, vị trí mọc, xương hàm…Trong trường hợp răng khôn hàm dưới đang có các dấu hiệu sưng, nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc kháng viêm để điều trị trước khi tiến hành tiểu phẫu.
  • Ngoài ra bạn cần thực hiện một vài các xét nghiệm như: tốc độ đông máu, huyết áp…Người bệnh  cần cho bác sĩ biết tình  trạng sức khỏe hiện tại, nếu có các bệnh lý về tim mạch hoặc về máu thì không nên tiến hành nhổ răng.
  • Phần đa tiểu phẫu này sẽ được thực hiện vào buổi sáng và khi người bệnh có tình trạng sức khỏe tốt nhất.
  • Bắt đầu tiểu phẫu bệnh nhân cần được súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng để vùng răng cần nhổ được sát khuẩn một cách triệt để. Bác sĩ tiến hành nhổ răng khô hàm dưới với các dụng cụ chuyên khoa hỗ trợ như: kìm nhổ răng, dụng cụ nạy để bóc tách lợi, dây chằng cổ răng…Khi răng đã được lấy ra khỏi lợi, bác sĩ sẽ khâu lại vết thương đó bằng chỉ tự tiêu, vết thương lành dần trong khoảng 1 tuần.
  • Kết thúc tiểu phẫu bệnh nhân cắn chặt bông gòn trong vòng nửa tiếng để cầm máu. Tiếp đến nên dùng các biện pháp để giúp giảm đau và tiêu sưng như chườm lạnh sau khoảng 3 – 4 tiếng nhổ răng.
  • Khi mới nhổ răng khôn hàm dưới xong nên ăn những loại thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt để không tác động đến chỗ răng bị tổn thương. Sau khoảng 1 - 2 tuần, chân răng khôn vừa nhổ sẽ dần liền thương và có thể ăn, nhai trở lại bình thường.
nho-rang-khon-ham-duoi
Bạn hãy lựa chọn những cơ sở uy tín để thực hiện nhổ răng khôn hàm dưới

4. Những lưu ý khi nhổ răng khôn hàm dưới

Để đảm bảo an toàn và hạn chế tới mức tối đa các nguy hiểm có thể xảy ra khi nhổ răng khôn hàm dưới bạn cần chú ý những điều sau:

  • Hãy chọn những địa chỉ nhổ răng uy tín: không muốn gặp phải các biến chứng khi nhổ răng thì bạn nên đăng ký ở những bệnh viện lớn, uy tín, được nhiều người đánh giá cao, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại đầy đủ.
  • Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng đau nhức trở nên tồi tệ hơn hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nguy hiểm về tính mạng.
  • Sau nhổ răng khôn không nên theo dõi cơ thể thường xuyên, đặc biệt là vị trí nhổ răng. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Cụ thể như: đau nhức liên tục trong 24 giờ, chảy máu tươi, người run, khó chịu, ngất xỉu… 

Các trường hợp chống chỉ định nhổ răng khôn như:

  • Người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường. huyết áp.
  • Người mắc bệnh máu khó đông.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ cho con bú.
  • Có tiền sử mắc bệnh thần kinh.

Hi vọng với những thông tin Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội  chia sẻ chi tiết ở trên, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức về nhổ răng khôn hàm dưới. Mặc dù răng khôn có thể gây ra nhiều biến chứng những không phải răng khôn nào cũng phải nhổ bỏ nên hãy đi thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể hơn.