Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chia sẻ những biểu hiện của người có thai sớm chuẩn xác nhất


Biểu hiện của phụ nữ có thai như thế nào? Việc phát hiện sớm mình có thai sẽ giúp bạn chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho bản thân để thai nhi có thể phá triển toàn diện. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây, nắm rõ hơn các kiến thức về những dấu hiệu khi mang thai.

Những biểu hiện của người có thai

Quá trình mang thai là lúc mà cơ thể phụ nữ sẽ đón nhận những sự thay đổi về hormone và đặc biệt trong bụng đang có một sinh linh bé bỏng đang lớn dần từng ngày nên chắc chắn sẽ có những biểu hiện khác thường so với những người khác.  Một số các biểu hiện chứng tỏ phụ nữ có thai như:

Trễ kinh nguyệt

Đây được coi là dấu hiệu nhận biết sớm nhất, tuy nhiên rất dễ nhầm lẫn vì trễ kinh còn có nhiều nguyên nhân khác (tác dụng phụ của một số loại thuốc tránh thai, căng thẳng áp lực trong một thời gian dài, ảnh hưởng từ sự rối loạn nội tiết tố…)

Nếu như vợ chồng vẫn sinh hoạt tình dục đều đặn không sử dụng các biện pháp tránh thai cùng với đó trễ kinh trong khoảng 1 tuần thì bạn có thể sử dụng que thử thai hoặc đi khám để chắc chắn xem bản thân đã có thai hay chưa.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp hiếm gặp là mẹ bầu mang thai mà cẫn có kinh nguyệt.

Xem thêm các bài viết liên quan

dau-hieu-mang-thai

Chậm kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu những dấu hiệu mang thai

Ốm nghén, buồn nôn và nôn

Biểu hiện của người có thai tuần đầu là buồn nôn và ốm nghén, đặc biệt khi buổi sáng thức giấc tình trạng này sẽ xảy ra nhiều hơn ở tuổi thai từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6. Không phải ai cũng có nguyên nhân gây buồn nôn giống nhau, người thì sợ mùi thức ăn, người thì buồn nôn do mùi thuốc lá, đơn giản hơn lo lắng cũng có thể dẫn đến buồn nôn. Mức độ nghén của mỗi người sẽ khác nhau

Tuy rằng các triệu chứng này sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi nhưng trong một thời gian dài sẽ làm cho sức khỏe của mẹ bầu mệt mỏi, lười ăn, chất dinh dưỡng khó hấp thu để nuôi dưỡng cơ thể mẹ và thai nhi.

Chảy máu và chuột rút

Từ tuần 1 đến tuần 4 là lúc thai nhi phá triển ở cấp độ tế bào. Đây cũng là lúc trứng được thụ tinh tạo ra phôi nang và phát triển thành các cơ quan và những bộ phận khác trên cơ thể trẻ. Còn khi được 10 – 14 ngày thì phôi thai sẽ bám vào nội mạc tử cung, thời điểm này có thể thấy hiện tượng chảy máu (máu có thể màu hồng, đỏ hoặc nâu) và nhiều chị em thường nhầm với chu kỳ kinh nguyệt. Những đợt chảy máu này sẽ kéo dài trong thời gian dưới ba ngày và không cần bất cứ điều trị hoặc hỗ trợ điều trị nào mà sẽ tự chấm dứt.

Chuột rút thì ngay trong tuần đầu tiên khi mang thai các mẹ bầu đã có thể mắc phải. Nguyên nhân là do tử cung cần phải giãn dài ra để các thai nhi có thể phát triển. Các mạch máu ở chi dưới bị áp lực nên sẽ gây ra chuột rút.

Khi xuất hiện cùng lúc cả triệu chứng chảy máu kèm theo chuột rút thì mẹ bầu nên đến cơ  sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Táo bón

Sự thay đổi của hormone khi mang thai cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa, làm bạn dễ bị đầy hơi, táo bón.

Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho xương chậu và bàng quang cũng là nguyên nhân dễ khiến bạn bị táo bón khi có thai.

Thay đổi sớm về bầu ngực

Ở tuần thứ 4 và 6, bầu ngực của mẹ sẽ dần to lên và khi chạm vào có thể thấy đau, điều này do sự biến đổi của một số Hormone. Khi đến khoảng tuần thứ 11 là lúc quầng vú có thể chuyển sang màu sẫm hơn và lớn hơn.

Đau lưng

Đau lưng là do hormone khi mang thai làm cho các khớp và dây chằng của cơ thể bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó việc thay đổi  trọng lượng cơ thể của mẹ bầu cũng làm cho mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai.

Đau đầu chóng mặt

Cảm nhận được cơ thể thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu. Do trong quá trình mang thai thì nồng độ nội tiết tố của mẹ bầu sẽ cao hơn mức bình thường. Điều này làm cho mạch máu bị co lại dẫn đến hiện tượng đau đầu. Cũng chính sự thay đổi làm cho phụ nữ mang thai dễ cáu gắt, mệt mỏi hơn.

Khi mang thai mẹ bầu rất dễ rơi vào tình trạng thiếu sắt, khi thiếu máu làm cho lượng oxy tới não khiến các cơ quan khác bị thiếu máu gây ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt.

Bên cạnh đó thời kỳ đầu mang thai hệ thống tim mạch của mẹ bầu sẽ có sự thay đổi lớn làm cho nhịp tim có thể tăng lên, tốc độ bơm máu cũng nhanh hơn… cơ thể người mẹ chưa kịp thời thích ứng để phù hợp hơn nên mẹ bầu sẽ thấy đầu óc bị choáng váng.

dau-hieu-mang-thai

Đau lưng là một trong những dấu hiệu thường gặp khi mang thai

Thường xuyên đi tiểu

Chị em gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều lần khi mang thai từ tuần thứ 6 trở đi. Do nguyên nhân là thai nhi phát triển theo thời gian và kích thước lớn dần lên chèn ép lên bàng quang nên sẽ đi tiểu thường xuyên hơn.

Bên cạnh đó lượng hormone thay đổi làm cho lượng máu tăng lên cao hơn mức bình thường và khiến cho các chị em buồn đi tiểu nhiều hơn.

Tâm trạng thay đổi

Chị em khi mang thai tâm trạng sẽ thay đổi nhanh chóng, thường xuyên cáu gắt, khó chịu. Hormone chính là lý do mà khiến cho tâm trạng mẹ bầu thay đổi và cũng một phần là do cơ thể mệt mỏi.

Chảy máu cam

Lượng máy và hormone tăng cao khi mang thai sẽ tạo áp lực lên các mác máu và dễ gây giãn nở. Trong đó mũi là bộ phận mà có chứa nhiều mạch máu nhỏ nên việc chảy máu bất thường có nguy cơ xảy ra nhiều ở mũi.

Nhưng cũng không nên chủ quan vì biết đâu việc chảy máu mũi là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Cần theo dõi cơ thể thường xuyên nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần và khi đó cần đến các cơ sở  y tế để thăm khám.

Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Y Dược Hà Nội thì có rất nhiều các trường hợp chị em bị chậm kinh hoặc có thêm một vài dấu hiệu ở trên thì nghĩ rằng mình đang mang thai và ngược lại. Tốt nhất để khẳng định có thai thật sự hay không thì bạn nên quan sát thật kỹ sự thay đổi của cơ thể, dùng que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Hi vọng với những thông tin về biểu hiện của người có thai sớm ở trên đã giúp các chị em chẩn đoán được bản thân đã có thai hay chưa. Qua đó có sự chuẩn bị cần thiết và đầy đủ hơn để chào đón thiên thần ra đời. Tuy nhiên những dấu hiệu ở  trên cũng chỉ mang tính chất tham khảo thêm, nếu bạn có thắc mắc nên hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để biết rõ hơn.