Thuốc kháng viêm được rất nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng nắm rõ các kiến thức về loại thuốc này. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn dưới bài viết để có đầy đủ thông tin về thuốc kháng viêm khi dùng để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thuốc kháng viêm là chất ức chế prostaglandin nên thường được dùng để ức chế hiện tượng viêm nhờ vào việc giết chế vi khuẩn gây viêm nhiễm cho cơ thể người. Nhưng cũng có những trường hợp không thể tiêu diệt hoàn toàn bộ vi khuẩn do vi khuẩn đó mạnh sẽ gây lây lan, phát triển nhanh chóng.
Thông thường những người mắc các bệnh tai, mũi… tự đi ra nhà thuốc và mua thuốc kháng viêm để điều trị trong 2 – 3 ngày. Nhưng lại không biết rằng các loại thuốc kháng viêm chỉ điều trị trong 2 – 3 ngày không thể khỏi bệnh mà còn có nguy cơ kéo dài bệnh dai dẳng hơn nữa.
Khi dùng thuốc kháng viêm, người bệnh nên lưu ý duy trì sử dụng cho đến khi các vi khuẩn đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Cách tốt nhất là người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra trong quá trình dùng thuốc.
1. Thuốc kháng viêm có tác dụng gì?
Hiện nay trên thị trường có hai loại thuốc kháng viêm đó là thuốc kháng viêm không chứa steroid và thuốc kháng viêm chứa steroid. Nhưng tác dụng chính là giảm đau, chống viêm, hạ sốt và ngưng tiểu cầu… cụ thể như:
- Hạ sốt: thuốc sẽ giúp hạ thân nhiệt của người bệnh đang bị sốt bằng cách làm tăng quá trình thải nhiệt, lập lại thăng bằng cho trung tâm nhiệt ở vùng dưới đồi. Nên tuyệt đối yên tâm vì thuốc không thể làm giảm thân nhiệt ở những người bình thường.
- Giảm đau: thuốc kháng viêm sẽ làm giảm tính cảm thụ của các đầu dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau như histamin, serotonin... điều này giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng đau của bạn. Đặc biệt là các cơn đau như đau răng, đau khớp, đau đầu, tuy nhiên thuốc lại không có tác dụng làm giảm các cơn đau ở bên trong nội tạng giống như morphine.
- Kháng viêm: Những loại thuốc kháng viêm chỉ có tác dụng nếu dùng ở thời kỳ đầu với liều lượng cao để đạt được tác dụng của những loại viêm. Thuốc kháng viêm không chứa steroid có khả năng ức chế sinh tổng hợp các prostaglandin thông qua ức chế enzym cyclooxygenase. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng ức chế các kinin- chất trung gian hóa học của phản ứng viêm.
- Chống ngưng tiểu cầu và chống đông máu: do ức chế enzym thromboxan synthetase dẫn đến tổng hợp thromboxan A2 là chất làm đông vón tiểu cầu. ở lượng thấp thì thuốc có tác dụng chống kết tập tiểu cầu và chống đông máu.
Mỗi loại thuốc sẽ có những thành phần hóa học và tác dụng khác nhau nên tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà dùng loại thuốc phù hợp. Tốt nhất hãy nên nhờ đến sự tư vấn và tham khảo của các bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa nếu còn thắc mắc về liều dùng, loại thuốc và cách sử dụng đúng.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Bệnh sa đì là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả
- Chửa ngoài dạ con có nguy hiểm không? Có những phương pháp nào để điều trị?
- Người mắc bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Cách ăn như thế nào để không
2. Tác dụng phụ của thuốc kháng viêm
Bất cứ loại thuốc nào cũng có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng nếu không sử dụng đúng cách hoặc quá lạm dụng.
Một số tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi dùng thuốc kháng viêm như:
Đối với thuốc kháng viêm không chứa Steroid
- Các trường hợp nhẹ có thể chỉ gây kích ứng dạ dày nhẹ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến chảy máu, viêm loét, nghiêm trọng hoặc là thủng dạ dày.
- Nên tốt nhất để đảm bảo sức khỏe thì người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ hoặc đến những cơ sở y tế gần nhất để thăm khám khi có các biểu hiện:
- Da nổi dị ứng hoặc có kèm theo mẩn ngứa.
- Chảy máu bất thường như chảy máu cam, chảy máu dưới da, chảy máu chân răng.
- Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, đi đại tiện phân đen…
- Cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, chóng váng.
- Đối với những người bị bệnh tim nếu dùng thuốc quá nhiều sẽ có nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ.
Đối với thuốc kháng viêm có chứa corticoid
Nhóm thuốc này bên cạnh để dùng chống viêm, chống dị ứng thì còn được dùng hỗ trợ trong điều trị bệnh thấp khớp. Thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau nên được dùng cả ở dạng uống, tiêm hoặc bôi dưới da. Tuy có tác dụng kháng viêm mạnh nhưng tác dụng phụ nguy hiểm vô cùng, cụ thể như:
- Thuốc kháng viêm Glucocorticoid tự nhiên: được tiết ra từ vỏ thượng thận theo cơ chế phản hồi âm tính. Bên cạnh đó thuốc có những hoạt tính kháng viêm thấp và độc tính giữ muối cao.
- Glucocorticoid tổng hợp: thuốc có thể ngăn những tế bào tiết ra các chất trung gian hóa học và làm gia tăng thấm vào thành mạch, giãn mạch gây ra các hiện tượng đau, đỏ, sưng. Ngoài ra còn có tác dụng làm giảm lượng bạch cầu và đại thực bào ở ổ viêm.
Tác dụng phụ của thuốc Glucocorticoid gây trọng lượng cơ thể gia tăng, thèm ăn... tuy nhiên có thể sẽ biến mất nếu bạn ngưng sử dụng thuốc. Nếu bạn dùng trong một thời gian dài sẽ gây ra huyết áp tăng cao, loãng xương, tiểu đường, đục thủy tinh thể, nhiễm trùng...
Các bác sĩ thường sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc này với liều lượng thấp nhất để đạt hiệu quả trong thời gian ngắn. Nếu cần phải dùng trong thời gian dài thì nên dùng theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
3. Những lưu ý khi dùng thuốc kháng viêm
Một số những lưu ý khi dùng thuốc kháng viêm như:
- Thuốc chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp như:
- Bệnh nhân mắc phải bệnh lý chảy máu và không thể kiểm soát.
- Người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Người có tiền sử bị loét dạ dày.
- Mắc suy gan mức độ nặng.
- Người mắc các bệnh lý như suy thận, suy gan.
- Người cao tuổi.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cần lưu ý dùng đúng liều lượng, đúng cách theo hướng dẫn của các bác sĩ, dược sĩ. Không nên tự ý tăng giảm liều dùng khi chưa có chỉ định.
- Người bệnh cần lưu ý không kết hợp các thuốc kháng viêm không steroid với nhau vì chúng không làm tăng hiệu quả chữa bệnh mà chỉ làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
- Cơ thể của trẻ rất nhạy cảm mà những loại thuốc kháng viêm có tác dụng phụ rất nguy hiểm. Do đó phụ huynh không được tự ý mua thuốc dùng cho trẻ mà không có chỉ định của các bác sĩ.
- Ngoài ra việc điều trị bệnh bằng thuốc kháng viêm cho trẻ em hay người lớn đều phải được theo dõi bởi các bác sĩ. Nếu thấy các dấu hiệu lạ thì cần phải đưa trẻ đi khám, xác định nguyên nhân và được các bác sĩ đưa ra phương thuốc điều trị hợp lý.
Những thông tin trên đây do Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội chia sẻ nhằm giúp các bạn tìm hiểu về thuốc kháng viêm và lưu ý khi sử dụng. Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp các bạn dùng hiệu quả, điều trị hợp lý. Nếu bạn còn có thắc mắc gì hãy hỏi trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp hoặc tiếp tục theo dõi các chuyên mục tiếp theo của nhà trường để có thêm nhiều kiến thức hữu ích.