Bất cứ người phụ nữ nào cũng có thể gặp phải tình trạng chửa ngoài dạ con, tuy nhiên không phải ai cũng có kiến thức về hiện tượng này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn chửa ngoài dạ con là như thể nào? Có biểu hiện gì và có nguy hiểm hay không? Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Chửa ngoài dạ con hay còn gọi là thai ngoài tử cung đây – hiện tượng trứng thụ tinh không nằm trong tử cung như những ca bình thường khác mà sẽ nằm ở phía bên ngoài.
Khi mắc hiện tượng này sẽ ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm, biến chứng và bất cứ người phụ nữ nào cũng có thể mắc phải. Khi đó buồng tử cung sẽ không được bảo vệ nên túi thai vỡ sẽ làm cho máu chảy ồ ạt vào ổ bụng đe dọa đến tính mạng sản phụ. Cần được phát hiện và điều trị sớm để đẩy lùi các rủi ro về sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.
1. Nguyên nhân dẫn đến chửa ngoài dạ con
Các nguyên nhân gây ra tình trạng chửa ngoài dạ con thường không rõ ràng nên người bệnh rất khó phát hiện. Có thể do nguyên nhân tự nhiên hoặc cũng có thể do thể trạng sức khỏe của người mẹ.
Một số nguyên nhân có thể gây ra chửa ngoài dạ con
- Người mẹ mắc một số bệnh viêm nhiễm về đường sinh dục, nguy cơ cao hơn nếu được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bị viêm phần phụ, viêm tiểu khung.
- Phụ nữ bị dị tật ống dẫn trứng.
- ống dẫn trứng bị chèn ép từ ngoài hoặc có thể xuất hiện khối u ở bên trong lòng ống làm ống dẫn trứng bị bó hẹp lại. Chính điều này làm cho trứng không thể di chuyển trong ống dẫn trứng vào buồng tử cung để làm tổ.
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị chửa ngoài dạ con
- Phụ nữ có ống dẫn trứng bị viêm hoặc sẹo do bệnh hay trong quá trình thực hiện phẫu thuật trước đó.
- Nồng độ nội tiết.
- Dị dạng di truyền.
- Dị tật bẩm sinh.
- Cơ quan sinh sản bị ảnh hưởng.
- Phụ nữ có đột tuổi trên 35 tuổi.
- Đã từng phẫu thuật vùng chậu, bụng hoặc trước đó có phá thai nhiều lần.
- Có tiền sử bị lạc nội mạc tử cung, viêm khung chậu.
- Khi thực hiện thụ thai nhân tạo dùng đến các loại thuốc, thiết bị hỗ trợ y tế chuyên dụng khác.
- Tiền sử có thai ngoài tử cung,
- Đặt thiết bị ngừa thai trong tử cung hoặc xảy ra sự thụ thai mặc dù đã thắt ống dẫn trứng.
- Người thường xuyên hút thuốc lá.
- Mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục như lậu, giang mai.
Ngoài ra sẽ có các nguyên nhân khác gây ra tình trạng chửa ngoài dạ con, nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, giải đáp rõ ràng hơn.
2. Dấu hiệu nhận biết chửa ngoài dạ con
Thông thường bạn sẽ có thể nhận biết rõ ràng mang thai ngoài tử cung khi ở tuần thứ tư đến thứ mười của thai kỳ. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp phát hiện muộn hơn khi thai đã phát triển lớn và gây nguy hiểm cho sản phụ.
Triệu chứng nhận biết mang thai ngoài tử cung như:
- Chậm kinh: Bất kể phụ nữ nào trong thời kỳ đầu mang thai cũng sẽ gặp phải dấu hiệu trễ kinh. Tuy nhiên đối với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì rất khó để nhận biết nhờ vào triệu chứng này.
- Chảy máu âm đạo: lúc này thai đang dần phát triển trong vòi trứng nên sẽ gây tình trạng rạn nứt. Nên sẽ làm xuất hiện ít máu có màu đen và kéo dài trong suốt một thời gian. Điều này khiến cho nhiều người chủ quan vì nghĩ sắp đến chu kỳ hoặc đang bị rong kinh nên không phát hiện sớm bệnh và điều trị sớm.
- Đau bung âm ỉ: tình trạng này là do vòi trứng bị căng dãn, đau bụng âm ỉ ở bụng dưới và thường ở một bên. Các cơn đau có thể tạm dừng nếu bạn dùng thuốc giảm đau nhưng khi tác dụng của thuốc hết thì cũng là lúc các cơn đau quay trở lại.
- Đau bụng dữ dội: tình trạng vòi trứng bị vỡ sẽ khiến cho người bệnh đau bụng khủng khiếp kèm theo đó là các triệu chứng cơ thể mệt mỏi, da xanh xao… Trong trường hợp không cầm được máu trong ổ bụng thì tính mạng mẹ bầu có thể bị đe dọa.
- Nhiều trường hợp mang thai ngoài tử cung có biểu hiện toát mồ hôi, chóng mặt, choáng váng và ngất.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Cách xử lý vết trầy chân do bị té xe nhanh chóng lành và không để lại sẹo
- Tác dụng của rau răm là gì? Có những lưu ý và tác hại gì cần tránh?
- Cắt mí mắt bao lâu hết sưng, lành, đẹp và tự nhiên
3. Chửa ngoài dạ con có nguy hiểm không?
Đây là một biến chứng thai kỳ có thể xảy ra rất nhiều nguy hiểm. Hậu quả có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, ổ bụng sẽ bị vỡ máu chảy ồ ạt thì mẹ bầu có thể bị ngất xỉu hoặc nghiêm trọng hơn dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Có được chữa trị thì cũng nguy cơ cao bị vô sinh về sau.
Trường hợp chửa ngoài dạ con bị chết lưu nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì nó sẽ gây nhiễm trùng phát triển nhanh chóng làm thối rữa thai nhi và cơ quan sinh sản của mẹ, đe dọa đến tính mạng của sản phụ.
Có khoảng 90% trường hợp chửa ngoài dạ con là không thể giữ thai. Vì hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên gia đình bỏ thai vì nếu giữ sẽ tất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Nhưng cũng có những trường hợp người mẹ nhất quyết giữ lại con thì bác sĩ cần căn cứ vào sức khỏe người mẹ, tình hình phát triển của thai nhi để đưa ra chỉ định đúng đắn.
4. Các phương pháp điều trị chửa ngoài dạ con
Việc điều trị chữa ngoài dạ con sẽ phụ thuộc vào vị trí và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể một số phương pháp được sử dụng cho điều trị chửa ngoài dạ con bao gồm:
Dùng thuốc
Đây sẽ là phương pháp đầu tiên mà các bác sĩ chỉ định dùng với mục đích ngăn chặn tế bào thai phát triển và chết lưu dần phôi thai và tự đào thải ra bên ngoài.
Ưu điểm của việc dùng thuốc không gây tổn thương cho ống dẫn trứng, nhưng sau khi dùng thuốc phải vài tháng sau các chị em mới có thai trở lại được.
Phẫu thuật
Với phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết nhỏ để loại bỏ phôi thai ra bên ngoài cơ thể mẹ. Nhưng khi lựa chọn cách này có thể gây tổn thuong đến ống dẫn trứng hoặc việc mang thai sau này.
Sau khi thực hiện phương pháp phẫu thuật thì mẹ bầu cần được chăm sóc kỹ càng, cẩn thận, giữ cho vết mổ sạch sẽ, khô miệng để tránh nhiễm trùng.
5. Phòng ngừa chửa ngoài dạ con
Một số biện pháp phòng ngừa hữu hiệu xảy ra tình trạng chửa ngoài dạ con như:
- Sử dụng tốt các biện pháp phòng tránh thai và đặc biệt nên hạn chế việc nạo phá thai ở những phụ nữ trẻ tuổi.
- Vệ sinh “cô bé” đúng cách, nhất là vào chu kỳ kinh nguyệt để không mắc viêm nhiễm hay các bệnh phụ khoa khác.
- Không nên hút thuốc lá khi có ý định mang thai.
- Khi quan hệ tình dục nên sử dụng bao cao su để tránh lây truyền các bệnh qua đường tình dục, hạn chế việc mắc bệnh nhiễm trùng vùng chậu.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp hàng ngày, đặc biệt trước khi mang thai hoặc trong suốt quá trình thai kỳ.
- Khám phụ khoa định kỳ hoặc khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm các bệnh viêm nhiễm để phòng tránh bị viêm dính tắc vòi trứng và phòng tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.
- Trong quá trình mang thai cần thường xuyên theo dõi nếu thấy có các dấu hiệu đau bụng hoặc ra máu ngay khi mới mang thai thì nên đi khám ngay. Nhất là những mẹ bầu có tiền sử mang thai ngoài tử cung hoặc viêm nhiễm sinh dục.
Hy vọng những thông tin trên đây, do Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng Hà Nội chia sẻ sẽ giúp chị em nhận thức một cách rõ ràng, đầy đủ và chính xác nhất về hiện tượng chửa ngoài dạ con, các chị em phụ nữ có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh những biến chứng xảy ra.