Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác dụng của rau răm là gì? Có những lưu ý và tác hại gì cần tránh?


Rau răm loại gia vị được nhiều gia đình sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và nắm rõ các tác dụng cả loại rau này. Tham khảo thông tin dưới bài viết để sử dụng loại rau răm đúng cách nhằm phát huy tối đa các tác dụng có lợi cho sức khỏe.

Rau răm là một loại cây thảo mộc, có thân mọc bò ở gốc và rễ mọc ra từ các đốt, phần thân mọc cao lên khoảng 30 – 40 cm. Cả cây rau răm đều có mùi thơm đặc trưng, các lá rau răm thì có hình trứng nhác, nhọn ở chóp lá và bề mặt thì có nhiều đường gân chạy song song nhau.

Rau răm có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm và có tác dụng trong điều trị nhiều loại bệnh.

1. Ăn rau răm có tác dụng gì?

 Ngoài việc là gia vị trong nhà bếp thì trong Đông Y rau răm còn được sử dụng trong nhiều loại bệnh nhờ vào đặc tính ấm vốn có của rau răm.

Điều trị các triệu chứng cảm cúm

- Rau răm kết hợp với gừng cùng tính ấm sẽ trở thành một loại thức uống ngon hữu hiệu và có tác dụng giải cảm, cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu của cảm cúm gây ra cho người bệnh.

- Cách thực hiện

  • Chuẩn bị rau răm tươi, gừng tươi.
  • Rửa sạch rau răm và cho vào cối giã chung với gừng.
  • Tiếp đến thêm nước lọc vào, tiến hành lọc lấy nước đó uống.
  • Duy trì uống 2 lần/ ngày, dùng cho đến khi không còn những dấu hiệu của bệnh cúm.

Xem thêm các bài viết liên quan

rau-ram-co-tac-dung-gi
Rau răm không có độc tính và được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh

Chữa rắn cắn

- Rau răm có khả năng giải độc và sát trùng nên nhiều người sử dụng nó để làm một cách sơ cứu khi bị rắn cắn hữu hiệu.

- Thực hiện cũng vô cùng đơn giản: ngay sau lúc bị rắn cắn bạn nên dùng rau răm tươi, giã nhỏ. Phần bã thì đắp vào vị trí bị rắn cắn, nước đó thì chắt ra và uống. Nhưng trước đó bạn hãy cố định hoặc buộc ở phần trên vết rắn cắn sớm nhất có thể để nhằm ngăn cản nọc độc rắn di chuyển.

Chữa các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi

- Rau răm tươi có đặc tính ấm bụng nên rất tốt cho tiêu hóa, đặc biệt cải thiện tốt các triệu chứng đầy hơi, đau bụng lạnh, tiêu chảy, kém ăn…

- Cách thực hiện

  • Rửa sạch rau răm.
  • Giã nhỏ rau và vắt lấy nước uống.
  • Còn phần bã thì bạn dùng đắp lên xung quanh rốn.
  • Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ ngày để tình trạng khó chịu nhanh chóng biến mất.

Trong trường hợp ăn các món ăn gây đầy bụng như trứng vịt lộn thì bạn nên ăn kèm rau răm. Việc này sẽ hạn chế xuất hiện triệu chứng đầy hơi, khó chịu.

Trị bệnh nước ăn chân

- Nhờ vào đặc tính sát khuẩn mà rau răm được nhiều người sử dụng khi bị nước ăn chân.

- Cách thực hiện

  • Dùng rau răm  tươi rửa sạch, giã nát.
  • Tiếp đến đắp lên vị trí bị nước ăn chân hoặc bạn có thể dùng bông mềm thấm nước rau răm để sát khuẩn ngoài da vùng bị nước ăn chân.
  • Mỗi ngày nên  thực hiện 2 lần, tuy nhiên bạn cần giữ chân luôn khô ráo, hạn chế tới mức tối đa tiếp xúc với nước để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Hỗ trợ điều trị tình trạng kém ăn

- Việc dùng ra răm thường xuyên sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa, khiến cho bạn luôn có cảm giác thèm ăn.

- Những người kém ăn hãy lấy cả thân rau răm đem sắc và uống sau mỗi bữa ăn.

- Tuy nhiên đây chỉ là một phương pháp dân gian mà chưa có nghiên cứu nên khi bị biếng ăn kéo dài bạn nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để được điều trị tận gốc nguyên nhân.

Chữa các bệnh ngoài da

- Nhờ vào đặc tính sát khuẩn mạnh mẽ mà rau răm sẽ làm lành nhanh chóng các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào…

- Bằng cách đem rau răm ngâm cùng với rượu trắng. Sử dụng bôi hàng  ngày lên vùng da cần điều trị, dùng cả phần bã để đắp lên và băng lại.

- Vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng quá cao thì rất dễ bị say nắng khi lao động ngoài trời. Khi bị say nắng, bạn lấy rau răm tươi giã nhỏ, vắt lấy nước đun sôi rồi để nguội mới uống. Cách này sẽ giúp giảm triệu chứng chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy của người bị say nắng.

Trị mụn nhọt

- Các chỗ mụn nhọt bị sưng thì hãy lấy rau răm với vài hạt muối đem giã nhỏ, đắp vào chỗ bị nhọt rồi băng lại. Mỗi ngày thay một lần. Tác dụng của rau răm khi kết hợp với muối giúp chống viêm, tiêu độc và hoạt huyết.

Tăng cường sinh lý cho đàn ông

Rau răm có tác dụng gì cho đàn ông? Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh ở trên thì rau răm còn có tác dụng cải thiện tình trạng di mộng tinh, xuất tinh sớm, giúp tăng cường khả năng sinh lý cho nam giới.  Lý giải cho việc này là rau răm giúp kích thích ăn ngon miệng, ăn no thì sung mãn.

Để có được tác dụng này, nam giới có thể sử dụng rau răm tươi ăn sống trong bữa ăn hoặc giã nát rau răm tươi và dùng nước uống. Duy trì uống thường xuyên để nhah chóng đạt được hiệu quả như mong muốn.

rau-ram-co-tac-dung-gi
Rau răm có tác dụng gì cho da mặt

Rau răm tốt cho phụ nữ

Rau răm sẽ giúp chị em phụ nữ làm trì hoãn quá trình xảy ra kinh nguyệt. Cụ thể cách 1 - 2 tuần chuẩn bị đến ngày kinh thì bạn nên ăn các món ăn có chứa rau răm để giúp làm chậm quá trình kinh nguyệt lại và bạn có thể tự do tham gia các sự kiện mà không muốn bị kinh nguyệt làm phiền.

Rau răm trong làm đẹp

- Ngoài những công dụng tốt cho sức khỏe ở trên thì rau răm còn có tác dụng làm đẹp cho các chị em phụ nữ.  Rau răm có tác dụng gì cho da mặt? Tuy không có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng rau răm lại có tác dụng se khít lỗ chân lông vô cùng tiết kiệm và hiệu quả.  Nếu bạn dùng rau răm thì không cần quá lo lắng vì nó rất hiệu quả, an toàn, đặc biệt không gây hại cho da. Có thể dùng để thay thế cho các loại sữa rửa mặt bạn đang dùng.

-Cách dùng nước rau răm rửa mặt trị mụn như sau: Bạn lấy lá rau răm rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước lọc đun sôi trong khoảng 15 phút cho đến khi nước đặc lại. Dùng nước này để rửa mặt vào mỗi buổi sáng hoặc tối thay cho nước rửa mặt thông thường để trị mụn

2. Những lưu ý cần biết khi sử dụng rau răm

Với nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng như đã đề cập ở trên, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều và trong suốt một thời gian dài thì có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Để đảm bảo tốt sức khỏe thì bạn nên tìm hiểu kỹ hơn các tác dụng phụ của rau răm như:

Dễ gây ra rong huyết ở phụ nữ

Nếu phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt thì không nên sử dụng rau răm. Vì có thể sẽ gây ra tình trạng rong huyết. Nghiêm trọng hơn nếu phụ nữ ăn quá nhiều rau răm sẽ dẫn tới vô sinh do mất kinh nguyệt.

Chỉ có thể ăn rau răm kèm với các loại thức ăn khác chứ không nên ăn hoặc uống nước ép trong thời gian dài để hạn chế các tác dụng phụ nguy hiểm xảy ra. Các chị đẹp đặc biệt lưu ý điều này nhé!

Không nên sử dụng rau răm với người máu nóng, ốm gầy

Người có máu nóng nên tránh xa rau răm để không làm tăng tính nóng trong người, giảm sinh khí và càng gầy gò hơn.

Rau răm có thể gây ra sảy thai

Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, đặc biệt ở 3 tháng đầu của thai kỳ thì hãy tránh xa rau răm để không gây ra tình trạng sảy thai. Nếu muốn ăn trứng vịt lộn hoặc các loại thực phẩm gây khó tiêu khác thì nên ăn kèm với loại gia vị khác không phải rau răm để đảm bảo an toàn và không gây hại cho thai nhi.

Qua bài viết trên của Cao đẳng Y Dược Hà Nội , thắc mắc Rau răm có tác dụng gì? đã được giải đáp chi tiết và cụ thể. Thông tin ở trên vô cùng hữu ích bạn có thể lưu lại phòng khi có lúc cần nhé. Lưu ý luôn ghi nhớ các đối tượng không nên ăn rau răm để tránh trường hợp thiếu sót trong cách chế biến món ăn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc thì có thể hỏi trực tiếp các thầy thuốc Đông Y để được tư vấn nhanh chóng.