Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Khi bị táo bón uống thuốc gì? Cách phòng ngừa táo bón ở trẻ nhỏ


Táo bón là tình trạng đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần. Đặc biệt trong lúc đi đại tiện phân khô cứng sẽ gấy ra đau niêm mạc hậu môn, tình trạng này còn gây đau bụng, đau đầu, mất sức khi đi vệ sinh. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Vậy bị táo bón nên uống thuốc gì? Mời bạn đọc theo dõi câu trả lời ở bên dưới bài viết!

Nếu hiện tượng này kéo dài trong suốt một thời gian thì rất có thể bạn đang mắc bệnh lý nào đó liên quan đến rối loạn chức năng vận chuyển của ruột hoặc do khởi đầy của một vài bệnh khác như:  bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể…

1. Nguyên nhân gây ra bệnh táo bón ở trẻ em

Trước khi tìm hiểu về trẻ em, trẻ sơ sinh bị táo bón nên uống thuốc gì, thì các bậc phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh táo bón ở trẻ, cụ thể như:

Do chế độ ăn uống

Khi trẻ ăn thức ăn nấu quá đặc hoặc không phù hợp với độ tuổi của trẻ thì có thể gây ra tình trạng táo bón. Trẻ đang gặp vấn đề về thiếu nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Đối với những trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ hoàn toàn bị táo bón là do chế độ ăn uống của mẹ, mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, đồ khó tiêu, ít chất xơ và nhiều chất đạm hoặc cũng có thể do chế độ ăn ngủ của mẹ không hợp  lý.. khiến cho bé dễ bị táo bón.

tre-bi-tao-bon-dung-thuoc-nao
Trẻ có thể bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau

Tác dụng phụ của thuốc

Rất có thể táo bón là tác dụng phụ của một trong số những loại thuốc trẻ đang sử dụng điều trị bằng thuốc như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, viêm đường hô hấp...

Bên cạnh đó việc lạm dụng tần suất sử dụng của phụ huynh trong một thời gian cũng vô tình làm cho trẻ bị táo bón.

Các vấn đề sức khỏe của trẻ

Táo bón có thể là một triệu chứng khi trẻ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như: bệnh phì đại tràng bẩm sinh, bệnh đái tháo đường, bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh...

Những nguyên nhân khác

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón rất có thể là do trẻ lười vận động làm cho nhu động ruột của trẻ hoạt động kém hơn mức bình thường.

Do trẻ lười đi đại tiện vì mỗi lần đi trẻ phải chịu những cơn đau, mất sức, rặn mạnh khi bị táo bón khiến cho trẻ sợ.

Đối với trường hợp các bé đã đi học thì có thể do yếu tố bên ngoài tác động như nhà vệ sinh quá bẩn khiến trẻ không dám đi vệ sinh và lâu dần có thói quen trì hoãn việc đi đại tiện.

2. Bị táo bón uống thuốc gì?

Khi mắc chứng táo bón thường các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng một số loại thuốc nhuận tràng, để giúp hút nước vào lòng ruột, kích thích nhu động ruột… nhằm cải thiện triệu chứng táo bón nhanh chóng.

Một số loại thuốc thường được chỉ định sử dụng cho người bị táo bón

Thuốc Bisacidyl

Có tên biệt dược khác như Laxan, Danalax, Bieber, Bisacodyl DHG,…

Thuốc thường được bào chế ở dạng viên nén, dạng viên đặt ở hậu môn, có tác dụng lên cơ trơn của ruột nhằm giúp giải quyết các rối loạn trong ruột và nhờ vào đó kích thích nhu động ruột giúp làm mềm phân và rút ngắn thời gian giúp thúc đẩu phân đi đến trực tràng.

Liều dùng cho trẻ từ 4 – 10 tuổi dạng viên nén: sử dụng 1 viên/ ngày.

Liều dùng cho người lớn dạng viên nén: Sử dụng 2 - 3 viên/ ngày.

Liều dùng cho trẻ từ 4 – 10 tuổi dạng viên đặt hậu môn: Sử dụng 5mg.

Tuyệt đối không nên dùng thuốc cho các trường hợp bệnh nhân vừa trải qua ca phẫu thuật ruột thừa, bệnh nhân đang trong tình trạng bị mất nước, bị tắc ruột hoặc người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Xem thêm các bài viết liên quan

tre-bi-tao-bon-dung-thuoc-nao
Thuốc Normacol sẽ được bác sĩ chỉ định liều dùng tùy theo từng trường hợp khác nhau

Thuốc Normacol

Thuốc này có nguồn gốc từ tự nhiên, dạng bào chế là cốm bao đường. Tác dụng của thuốc khi đi vào ruột sẽ hút nước và giữ nước giúp làm ruột ầm và mềm nhằm đi đại tiện dễ hơn.

Về liều lượng sử dụng thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ cho trẻ  khi sử dụng như: đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, đầy bụng, ăn không tiêu, ngoài da có thể nổi phát ban hoặc tắc nghẽn đường tiêu hóa gây khó thở… để đảm bảo không gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe thì không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.

Thuốc Forlax

Đây cũng là một trong những loại thuốc nhuận tràng để giúp người bệnh điều trị táo bón được sử dụng cả ở người lớn và trẻ em. Thuốc được bào chế ở dạng bột pha dung dịch. Người bệnh dùng bằng cách pha thuốc với 125ml nước lọc và dùng uống ngay sau khi pha.

Thuốc sẽ phát huy hiệu quả trong khoảng 24 – 48 giờ. Nên dùng thuốc vào buổi sáng và mỗi ngày dùng 1 – 2 gói. Đến khi nào chứng táo bón biến mất thì ngưng sử dụng thuốc.

Thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng, chính vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh các triệu chứng như: da nổi mề đay,, mệt mỏi, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn…

Ngoài ra sẽ còn rất nhiều loại thuốc khác để điều trị táo bón cho trẻ nhỏ. Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định liều dùng khác nhau nên người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị táo bón bằng phương pháp dân gian

Trẻ bị táo bón uống thuốc gì? Là câu hỏi và nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ khi sinh con đầu lòng và chưa có kinh nghiệm.Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu trường hợp không quá nghiêm trọng  thì không nên sử dụng  thuốc. Do hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non yếu, các mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Tốt nhất nên cho trẻ dùng các biện pháp dân gian đươc lưu truyền miệng mà các mẹ thực sự hiểu rõ trước khi dùng thuốc cho trẻ. Cụ thể như sau:

Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Đây là một trong những biện pháp điều trị táo bón hiệu quả đối với trẻ nhỏ. Sử dụng nước ấm sẽ làm cho kích thích cơ vòng hậu môn và giúp bé sơ sinh đi ngoài dễ hơn. Duy trì thường xuyên biện pháp an toàn này từ 1 – 2 lần/ ngày và thời gian ngâm từ 5 – 10 phút.

Thực hiện massgae bụng cho bé

Phương pháp này cũng không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho trẻ và các mẹ cũng dễ thực hiện.

Hướng dẫn thực hiện: bạn dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, đặt lên vùng bụng ở xung quanh phần rốn. Bắt đầu xoa nhẹ nhàng và lực ấn vừa đủ để cảm thấy hơi cứng theo chuyển động tròn xung quanh rốn. Hành động này sẽ khiến cho thức ăn khó tiêu trong bụng sẽ mềm ra và chuyển dần xuống phía hậu môn. Thời gian duy trì trong mỗi lần thực hiện là khoảng 3 phút.

tre-bi-tao-bon-dung-thuoc-nao
Thực hiện massage bụng nhẹ nhàng cho trẻ để giúp cải thiện triệu chứng táo bón

Đổi sữa công thức cho bé đang dùng

Trong trường hợp bé uống sữa công thức và bị táo bón, thử đổi sang loại sữa bột khác cũng là cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh.

Phụ huynh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hay chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm để tư vấn chọn loại sữa phù hợp hơn với cơ địa của con.

Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, khi bé bị táo bón bạn có thể thử điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình. Bởi bé có thể nhạy cảm với một số thực phẩm mà bạn đang ăn và gây nên táo bón.

3. Phòng ngừa và tự điều trị táo bón tại nhà cho trẻ nhỏ

Táo bón không chỉ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt thường ngày của trẻ nhỏ. Tốt hơn hết nên có các biện pháp phòng tránh tình trạng trước khi bệnh xảy ra như:

  • Cung cấp đủ lượng nước hàng ngày cho cơ thể sẽ giúp đẩy lùi tình trạng táo bón.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây,… để tiêu thụ đầy đủ các chất xơ, sử dụng các loại rau và trái cây có tính chất nhuận tràng như rau lang, táo, mận hoặc lê... để giúp ngăn ngừa táo bón;
  • Không tiêu thụ thịt cá, protein quá nhiều hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây táo bón như: táo, ổi...
  • Chọn ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa;
  • Thường xuyên uống nước ép trái cây, nước ép rau củ.
  • Ngoài ra, việc cho trẻ vận động đủ và ăn đúng giờ cũng góp phần hình thành thói quen đi tiêu tốt ở trẻ.

Theo  Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng  để xác định đúng nguyên nhân triệu chứng và điều trị đúng cách, phụ huynh nên đưa con trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn chính xác.

Trên đây là những thông tin về táo bón uống thuốc gì? Hy vọng quá bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe khi bị táo bón. Mọi thắc mắc bạn hãy liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.