Thuốc Depersolon được dùng trong rất nhiều trường hợp: sử dụng trong điều trị nhồi máu cơ tim, dị ứng nặng hoặc nhiễm độc… Để nắm rõ hơn những thông tin về thuốc, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Thuốc Depersolon thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc
Dạng thuốc: Dung dịch tiêm.
Thành phần: Mazipredone chlorhydrate.
1. Tác dụng của thuốc Depersolon
Thuốc được sử dụng trong điều trị nhồi máu cơ tim, dị ứng nặng hoặc nhiễm độc… Cụ thể từng trường hợp như:
- Hội chứng cấp tính cần điều trị bằng tiêm glucocorticoid.
- Nhồi máu cơ tim.
- Phản ứng dị ứng trầm trọng, sốc phản vệ.
- Người bị nhiễm độc do các bệnh truyền nhiễm.
- Mắc các triệu chứng suy giảm thần kinh.
- Tình trạng hôn mê ở gan.
Bạn có thể sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác. Tuy nhiên cần có sự hướng dẫn hoặc chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.
2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Depersolon
Hướng dẫn cách sử dụng
Thuốc Depersolon được sử dụng theo đường tiêm. Tuyệt đối không được dùng để uống.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh mà đưa ra liều lượng phù hợp nên bạn cần tuân thủ theo đúng những hướng dẫn đó để quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao.
Liều dùng dành cho người lớn
Sử dụng 30 – 90 mg để truyền tĩnh mạch:
Liều lượng để duy trì: 30 – 45 mg.
Trường hợp điều trị khẩn cấp: sử dụng 150 – 300 mg.
Liều dùng dành cho trẻ em
Sử dụng truyền tĩnh mạch châm để kiểm tra nếu có bất cứ dị ứng nào xảy ra.
Trẻ từ 1 – 4 tuổi: Dùng 1 – 2 mg/ kg.
Trẻ 2 – 12 tháng tuổi: dùng 2 – 3 mg/ kg.
3. Tác dụng phụ của thuốc Depersolon
Tác dụng phụ có thể xảy ra tại chỗ tiêm, bạn sẽ cảm thấy đau và nếu không vệ sinh vết tiêm đúng cách có thể bị thâm nhiễm.
Nếu thời gian điều trị bằng phương pháp tiêm kéo dài trong một thời gian có thể làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của người bệnh và kèm theo đó là các triệu chứng cao huyết áp, giảm kali huyết, cân bằng Nitơ âm tính (dị hóa), suy vỏ thượng thận, loãng xương có thể xảy ra. Tăng tiết acid, loét do thuốc D gây ra mất khả năng đề kháng với sự thâm nhập của vi khuẩn.
Có thể sẽ xuất hiện những tác dụng phụ khác trên có thể người dùng, tuy nhiên không được liệt kê. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì hay có những dấu hiệu lạ nào trên cơ thể thì hãy tham khảo ý kiến của những bác sĩ, dược sĩ.
>> Xem thêm các tin liên quan
- Cảm cúm: Cách chữa trị bệnh nhanh mà không sử dụng thuốc
- Thông tin hữu ích về thuốc Dectancyl mà bạn cần biết
- Tắm nước lá kết hợp với đi thầy cúng để chữa bệnh, người phụ nữ bị lột da toàn thân, bốc mùi hôi thối
4. Tương tác thuốc
Thuốc Depersolon có thể xảy ra tương tác làm suy giảm hoạt động của nhiều loại thuốc khác nhau. Đặc biệt cần hết sức thận trọng khi phối hợp với những loại thuốc:
- Thuốc chống tiểu đường loại uống: nguy cơ hạ glucose huyết.
- Các loại thuốc an thần. Có những loại thuốc an thần có thể kết hợp chung với thuốc Depersolon, bạn có thể hỏi bác sĩ chuyên khoa để có thêm thông tin.
- Thuốc chống đông máu: tăng hiệu quả chống đông.
- Glycosid trợ tim: tăng tác dụng của nhau.
- Barbiturat: tác dụng corticoid có thể giảm.
- Thuốc lợi tiểu: giảm kali huyết.
- Thuốc chống viêm không steroid: nguy cơ xuất huyết tiêu hó
- Salicylate: nồng độ salicylate huyết tương có thể giảm, nguy cơ tăng thêm tác dụng không mong muốn..
5. Những lưu ý khi dùng thuốc Depersolon
Một vài trường hợp cần lưu ý trước khi sử dụng thuốc Depersolon:
- Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú. Nhất là trong thời gian 3 tháng đầu, thuốc rất có hại cho sức khỏe.
- Người lớn tuổi hoặc trẻ em, do khả năng dung nạp thuốc kém, sức đề kháng chống lại bệnh tật bị suy giảm so với những độ tuổi khác.
- Nên dùng đồng thời với Nerobol để phòng ngừa loãng xương và thoái hóa.
- Bổ sung Kali để phòng tránh chứng hạ kali huyết có thể xảy ra khi điều trị bằng thuốc D trong thời gian dài.
- Thường xuyên đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và phân trong suốt quá trình điều trị bệnh để kiểm soát được diễn biến của bệnh và ngăn ngừa những tình huống xấu có thể xảy ra.
Thuốc Depersolon chống chỉ định trong một số trường hợp
- Người mắc bệnh lao, bệnh truyền nhiễm hay bị bệnh đái tháo đường.
- Trong khoảng thời gian tiêm chủng.
- Có các bệnh lý như loét dạ dày, tá tràng.
- Loãng xương.
- Hội chứng Cushing.
- Thủy đậu.
- Lao tiến triển.
- Các bệnh nhiễm khuẩn.
Tất cả những thông tin mà Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cung cấp trên liên quan đến thuốc Depersolon chỉ mang tính tham khảo và không thay thế những lời khuyên của các bác sĩ/ dược sĩ. Tốt nhất mọi người hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của những người có năng lực chuyên môn, tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc.