Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hướng dẫn cách cầm máu bằng phương pháp garo nhanh chóng, kịp thời


Garo là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi để làm ngừng lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi. Tuy nhiên việc thực hiện không đúng cách sẽ làm cho cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cách cầm máu bằng phương pháp garo đúng và hiệu quả nhất.

Hướng dẫn cách cầm máu bằng phương pháp garo

Đặt garo chỉ định dùng trong các trường hợp

Một số trường hợp nên đặt garo như:

  • Vết thương bị cụt chi tự nhiên, chi thể bị đứt gần lìa.
  • Chi đã bị giập nát quá nhiều và có thể không bảo tồn được.
  • Vết thương tổn thương mạch máu đã áp dụng những biện pháp cầm máu tạm thời trên mà không có kết quả.
  • Chảy máu ồ ạt tại vị trí vết thương ở chi trong chiến đấu ác liệt, khẩn trương mà quân y cần xử lý nhanh chóng khi không có điều kiện làm băng chèn.
  • Buộc garo tại những nơi xảy ra ở vị trí gần trung tâm phẫu thuật.
  • Dùng garo để buộc tạm thời trong thời gian ngắn để xử lý vết thương.
  • Buộc garo khi bị rắn độc cắn.

- Ngoài ra garo còn được chỉ định sử dụng trong nhiều trường hợp khác, nếu bạn có thắc mắc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hiểu rõ hơn.

cam-mau-bang-garo
Có nhiều trường hợp nên sử dụng garo khi cầm máu

Nguyên tắc đặt garo

- Khi tiến hành băng bó vết thương cần nhớ đặt garo ở ngay sát vị trí phía trên vết thương và để lộ ra ngoài. Nên nhớ không được để ống quần hay tay áo hoặc những vật khác che lấp đi garo. Vì điều này sẽ làm cho quá trình vận chuyển nên tuyến sau gặp khó khăn và bỏ qua vết thương không xử lý ưu tiên.

- Sau khi được đặt garo thì người bệnh cần nhanh chóng chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý. Trên đường vận chuyển thì cứ khoảng 1 giờ hãy nên nới lỏng garo ra một lần và không đẻ garo lâu quá 3 – 4 giờ. Tuy nhiên nên nhớ rằng nới garo cần nới từ từ và theo dõi tình trạng chảy máu ở vết thương. Nếu trong trường hợp nới lỏng garo mà bị chảy nhiều máu hơn thì cần thít chặt lại garo. Nhưng không nên đặt garo lại chỗ cũ mà lên buộc xuống hoặc lên trên một ít.

- Hãy nhớ ghi rõ ngày, giờ dùng garo cũng như giờ nới lỏng garo lần 1, lần 2..

Cách đặt garo

- Trước tiên nên ấn động mạch ở phía trên vết thương để có thể tạm thời cầm máu.

- Tiếp đến lót vải hoặc gạc ở chỗ định đặt garo hoặc có thể dùng ngay ống quần, ống tay áo để lót.

- Đặt garo và xoắn dần, đồng thời bỏ tay đang ấn động mạch ra rồi vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương. Nếu kiểm tra lại thấy mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được. Khi đã xoắn ở mức đủ chặt thì nên cố định que xoắn lại đối với dây vải. Còn dây là cao su thì chỉ cần cuốn nhiều vòng chặt rồi buộc cố định là được.

- Băng ép vết thương và tiến hành làm các thủ tục hành chính cần thiết.

Xem thêm các bài viết liên quan

cam-mau-bang-garo
Cách buộc garo đúng và hiệu quả

Cách nới garo

- Nới garo với mục đích để cho máu xuống nuôi dưỡng đoạn chi ở dưới garo.

- Tuy nhiên những trường hợp không nên nới garo

  • Khi chi đã bị hoại tử,  khi để garo đãquá lâu khoảng 4 giờ.
  • Khi chi đã bị cắt cụt tự nhiên.
  • Cho dưới garo có dấu hiệu hoại tử, hoại thư.
  • Bị rắn độc cắn.

- Ngoài ra các trường hợp khác phải thực hiện nới garo 30 phút một lần.

- Thứ tự nới garo

  • Một người ấn vào động mạch ở phía trên garo.
  • Người khác nới dây garo từ từ nhưng vừa nới vừa theo dõi thể trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Để garo nới khoảng trong 4 – 5 phút.

Nếu đang nới mà thấy máu chảy mạnh ở những vết thương thì cần ấn lại phần động mạch cho tốt hoặc thấy sắc mặt người bệnh thay đổi đột ngột tím tái, nhợt nhạt thì nên đặt garo lại ngay.

Buộc garo

- Khi buộc cần đảm bảo nút thắt phải đủ chặt để cầm máu, bạn có thể buộc garo bằng nút thắt vuông thông thường. Trong trường hợp sử dụng một vật để trợ giúp trong quá trình buộc garo thì bạn phải buộc 2 nút. Nút buộc thứ nhất để cố định băng trên chân hoặc tay. Sau đó hãy đặt một que gỗ dài từ 12 - 20cm lên và thắt thêm một nút bên trên.

Chờ cấp cứu

- Bạn cần lưu ý thời gian buộc garo cho nạn nhân để khi đội cấp cứu đến họ sẽ chú ý hơn đến thời gian gỡ băng. Sau khi buộc garo cầm máu cho nạn nhân xong thì bạn hãy ngồi chờ đội cấp cứu đến. Trong thời gian chờ, bạn có thể làm mát các chi cho nạn nhân để giúp máu chảy chậm hơn đồng thời giảm rủi ro tổn thương đến các mô, cơ khi đặt garo.

Những thông tin được Cao Đẳng Điều Dưỡng Chính Quy chia sẻ ở trên đây nhằm giúp các bạn cầm máu bằng garo hiệu quả mà an toàn nhất. Chúc các bạn thành công khi thực hiện phương pháp này. Thông tin về bài viết chăm sóc sức khỏe sẽ được cập nhật trong chuyên mục bài viết tiếp theo, mời các bạn theo dõi nhé.