18/12/2019 Người đăng : Trần Thị Mai
Tai biến mạch máu não là tình trạng xảy ra trong mạch máu và làm tổn thương não. Bệnh này nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề như liệt vận động, mất khả năng ngôn ngữ, rối loạn nhận thức… Do đó việc phục hồi sau tai biến có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị và khắc phục những biến chứng. Nhà trường sẽ giới thiệu một số bài tập giúp bệnh nhân phục hồi chức năng sau đột quỵ
Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Khi quá trình cung cấp máu lên não bị gián đoạn do cục máu đông gây tắc mạch máu hoặc do mạch máu bị vỡ thì sẽ gây ra một phần của não bị tổn thương. Chính điều này làm suy giảm các hoạt động hoặc tạm ngừng trong một thời gian và gây ra những di chứng cho người bệnh.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người và thời gian cấp cứu sẽ có khả năng phục hồi sau tai biến khác nhau. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ và người bệnh còn trẻ, sức khỏe tốt thì sẽ có khả năng phục hồi cao hơn so với những người bị vỡ mạch máu não, liệt toàn thân, người cao tuổi…
Mục đích của việc phục hồi chức năng sau tai biến là giúp người bệnh tự thực hiện được các loại vận động và chức năng tương ứng ở các tư thế khác nhau nhằm tái hòa nhập lại với cuộc sống sinh hoạt thường ngày, các thành viên trong gia đình với nhau.
Hướng dẫn các bài tập phục hồi sau tai biến:
Khi bệnh nhân mới bắt đầu với các bài tập mà chưa thể tự vận động thì nên có người tập cũng hoặc hỗ trợ giúp họ để đề phòng té ngã có thể xảy ra.
Với bài tập này người bệnh cần đứng thẳng và cân xứng trọng lượng cơ thể sang đều hai chân. Trong trường hợp một bên chân bị liệt thì người hỗ trợ tập nên đứng ở phía bên chân đó.
Tiếp đến bệnh nhân cử động phần cổ đếmn đầu nhìn ra sau cả 2 bên liệt và không liệt. đồng thời vận động thân người với các động tác đơn giản như cúi, ngửa, nghiêng… cử động tay lên trên xuống dưới sang trái, phải… Tất cả đều là thăng bằng động.
Xem thêm các bài viết liên quan
Ở bài tập này thì tốt nhất nên để người bệnh tựa hông vào cạnh bàn hoặc vịn tay lên mặt bàn. Giữ
khoảng cách đứng giữa 2 chân là từ 15 – 20 cm và ngang bằng nhau.
Bên cạnh đó bạn hướng dẫn người bệnh đưa hông ra trước cùng lúc đó chuyển trọng lượng cơ thể sang bên chân không bị tổn thương và gấp chân bị liệt lại. Để yên như vậy trong khoảng vài giây và duỗi chân bị liệt trở về trạng thái bình thường.
Tiếp đến lặp lại động tác đó với bên chân bị liệt, tuy nhiên ở động tác này cần sự giám sát chặt chẽ của người thân vì khi đứng bên chân bị liệt có thể bị ngã.
Trong trường hợp bệnh nhân gặp vấn đề trong lúc co duỗi chân thì nên để họ tựa mông vào mép bàn và giúp cơ thể dồn đều lên hai chân.
Người giám sát nên hướng dẫn bệnh nhân vịn vào một vật nào chắc chắn ở bên cạnh. Chân lành ở trước chân liệt và hai bàn chân luôn giữ khoảng cách trong khoảng 15 – 20cm.
Đỡ và giúp bệnh nhân đổ dồn phần lớn trọng lượng cơ thể về phía trước.
Khi trọng lượng đã đặt lên chân lành thì chân liệt ở phía sau bệnh nhân tập gấp và duỗi khớp háng và khớp gối bên chân liệt.
Mặc dù vậy người bệnh không nên nhấc cả bàn chân lên khỏi sàn nhà mà chỉ thực hiện gấp khớp háng và khớp gối, nâng gót chân bên liệt.
Bệnh nhân cần đứng thẳng, hai tay thả lỏng theo bên thân và cân xứng hai bên, hai bàn chân cách nhau 15 – 20 cm.
Bạn hãy hướng dẫn bệnh nhân lấy chân trái làm trụ và dạng chân phải. Sau đó nhấc chân phải lên khỏi sàn nhà và lúc này toàn bộ trọng lượng sẽ dồn lên chân trái.
Để đảm bảo an toàn người bệnh nên đứng vịn bên cạnh một vật gì đó chắc chắn như bàn, tường, thanh song song…
Đổi chân và lặp lại động tác ở trên. Tuy nhiên người hướng dẫn đứng sát vào khi người bệnh thực hiện dồn toàn bộ trọng lượng lên phần chân bị liệt.
Bài tập này có thể hướng dẫn người bệnh tự tập với hai tay vịn nhẹ lên 2 bên và trọng lượng cơ thể dồn đều trên cả hai chân.
Đứng về phía bên liệt, dồn toàn bộ trọng lượng về bên đó còn chân lành thì nhấc lên cao khoảng từ 15 – 20 cm.
Nếu khả năng thăng bằng và vận động của bệnh nhân đã có tiến triển tốt thì bạn nên để bệnh nhân tự tập bằng cách đứng thẳng.
Khi bị tai biến thì người bệnh có thể mắc phải các biến chứng khác nhau như liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ… điều này cần có sự hỗ trợ của những người thân ngay cả các sinh hoạt thường ngày do đó người bệnh sẽ luôn bị mặc cảm, mệt mỏi, buồn chán…
Việc giúp cải thiện các vấn đề về tâm lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Người thân trong gia đình hãy động viên và giúp đỡ người bệnh nhiều hơn, có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ người bệnh tự ăn uống, vệ sinh… để họ được lạc quan, yêu đời và vui vẻ hơn và giảm bớt cảm giác làm phiền mọi người, phụ thuộc và có ích hơn khi có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân.
Ngoài những phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến ở trên thì chế độ dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh nhanh lành và ngăn ngừa tái phát.
Thực đơn hàng ngày cần chú ý đảm bảo đủ dinh dưỡng nhưng phải đáp ứng nhu cầu dễ tiêu, không gây ảnh hưởng đến bệnh.
Nếu gia đình và người thân không nắm rõ những thông tin về các dinh dưỡng cần bổ sung cho người bị tai biến mạch máu não thì hãy hỏi trực tiếp ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chính xác và nhanh chóng.
Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì người bệnh nên kết hợp những bài tập vật lý trị liệu phù hợp song song cùng với các phương pháp phục hồi sau tai biến ở trên để các cơ, khớp nhanh chóng hồi, giúp lưu thông máu huyết.
Việc tập các bài vật lý trị liệu sẽ được bác sĩ căn cứ vào sức khỏe người bệnh, độ tuổi, mức độ bệnh… đưa ra các chỉ định khác nhau.
Việc luyện tập này sẽ được thực hành từ đơn giản đến phức tạp.
Một số điều bạn cần biết khi thực hiện phục hồi chức năng cho người bệnh như:
Phục hồi sau tai biến là cả một quá trình chăm sóc và điều trị đúng đắn, hi vọng có thể giúp bệnh nhân tai biến và người nhà có thêm thông tin bổ ích cho quá trình tập luyện phục hồi sức khỏe hiệu quả.