Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dược sĩ tư vấn liều dùng thuốc Elomet để trị viêm da


Liều dùng thuốc Elomet của mỗi người một khác nhưng dược sĩ sẽ hướng dẫn liều lượng thông thường để mọi người có thể tham khảo.

>>> Dùng thuốc Elthon có thể gây ra những tác dụng phụ gì?

>>> Sử dụng thuốc E – Zinc như thế nào để hiệu quả, an toàn?

>>> Men tiêu hóa Enterogermina® có uống thường xuyên được không?

Elomet

Elomet có công dụng như thế nào?

Elomet là thuốc gì?

Thuốc Elomet được dùng để điều trị bệnh viêm da và các bệnh liên quan về da nhằm giảm ngứa, nổi mẩn, phát ban,...Nó cũng có thể được chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhưng chưa được liệt kê trên nhãn hiệu mặc dù độ an toàn và hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng. Thuốc được bào chế dưới 3 dạng:

  • Thuốc mỡ 0,1%;
  • Kem 0,1%;
  • Lotion 0,1%.

Tư vấn liều dùng Elomet phù hợp

Như đã nói, liều dùng của thuốc Elomet được xác định dựa trên mức độ bệnh, cơ địa của mỗi người. Vì vậy, những thông tin này không thể thay cho lời khuyên của những bác sĩ hay các chuyên gia Y tế. Hãy luôn luôn hỏi ý kiến của họ trước khi sử dụng.

  • Đối với người lớn: bôi ngoài da 1 lần/ ngày
  • Đối với trẻ em: tính an toàn và liều lượng chưa được nghiên cứu và xác định. Tốt nhất là cha mẹ nên đưa trẻ nhỏ đến gặp bác sĩ để được khám và hướng dẫn đúng đắn nhất.

Cách sử dụng Elomet an toàn

Tuy là kem bôi ngoài da nhưng nếu dùng không đúng cách thì khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Với dạng kem, bạn chỉ bôi một lớp mỏng ở vùng da bị tổn thương, sau đó vỗ nhẹ để da thẩm thấu.

Còn với dạng lotion, hãy cho vài giọt lên vùng da cần điều trị rồi mát xa nhẹ nhàng cho đến khi hết thuốc. Để hiệu quả mà tiết kiệm, nên giữ vòi của lọ cần vùng da đó và bóp nhẹ.

Lưu ý:

  • Nhớ rửa kỹ tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi tra thuốc
  • Dùng bông gòn hoặc khăn sạch lau khô

Elomet có gây ra tác dụng phụ không?

Đa số những kem bôi ngoài da (trừ da mặt) ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên không phải là không có, bạn vẫn có thể gặp những phản ứng không mong muốn như sau:

  • Nổi mụn trứng cá, lở loét nhiều trên da
  • Ngứa, kích ứng da, khô da, nhiễm trùng từ nhẹ đến nặng
  • Sắc tố da thay đổi
  • Mưng mủ ở vùng da đang điều trị

Đó chưa phải là danh sách tất cả những tác dụng phụ của thuốc Elometcó thể gặp phải. Tất nhiên, nó không xảy ra với tất cả mọi người. Khi không may xuất hiện những biểu hiện đó, hãy ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho dược sĩ hoặc bác sĩ biết để thăm khám, xử lý, chuyển hướng điều trị kịp thời.

Elomet

Kem bôi ngoài da Elomet có thể gây dị ứng

Chống chỉ định

Những trường hợp không nên dùng thuốc elomet:

  • Phụ nữ đang mang thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú bằng sữa mẹ
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bạn có thể đọc các thành phần ở trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ/ bác sĩ để được giải thích cặn kẽ.
  • Cơ địa nhạy cảm với hóa chất hoặc thuốc nhuộm, đồ ăn
  • Có tiền sử hoặc đang mắc một số vấn đề về sức khỏe như: nhiễm trùng, đục thủy tinh thể, tiểu đường, tăng nhãn áp,...
  • Đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đó
  • Bạn định cho người cao niên hoặc trẻ em dùng thuốc này
  • Những người đang, sắp phẫu thuật, kể cả những thủ thuật nha khoa

Tương tác & bảo quản thuốc elomet

Một số loại thuốc không được sử dụng đồng thời cùng thuốc này vì dễ xảy ra những phản ứng tương tác làm gia tăng những tác dụng phụ hoặc giảm khả năng hoạt động của thuốc này. Vì vậy, trước khi đi khám cần liệt kê danh sách đầy đủ tất cả những loại thuốc đang hoặc mới dùng trong thời gian gần đây, gồm cả thuốc kê toa, không kê toa hoặc những thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên mà chúng ta thường nghĩ là an toàn. 

Bảo quản thuốc Elomet đúng cách là để ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời, độ ẩm; không để trong nhà tắm, tủ lạnh đồng thời giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em hoặc thú nuôi. Giảng viên đang dạy Cao đẳng Dược Hà Nội khuyến khích mỗi gia đình nên chuẩn bị một chiếc tủ bằng gỗ chỉ chuyên để đựng thuốc, cao khoảng 1,5m. Vị này cũng khuyên mọi người nên tham khảo thêm thông tin có sẵn trên bao bì hoặc hỏi chi tiết ở dược sĩ.

Khi thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc khi không có nhu cầu dùng nữa, không nên vứt xuống ống dẫn nước, nhà tắm,...vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Tốt nhất, mọi người hãy tham khảo quy trình tiêu hủy thuốc ở các chuyên gia xử lý môi trường địa phương, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Ngoài ra, để phát huy hết hiệu quả, mọi người cần chú ý một số vấn đề như: chọn mua ở nơi nào cho an toàn chất lượng, check mã vạch nhằm ngăn chặn tình trạng hàng giả hàng nhái, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, không tự ý thoa nhiều loại thuốc cùng một lúc, không tùy tiện đưa thuốc của mình cho người khác dùng,...Mọi người có thể liên hệ tới đội ngũ Dược sĩ của Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch để nắm bắt đầy đủ những thông tin chi tiết:

Cơ sở đào tạo Cao đẳng Dược Hà Nội: Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội.

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.156.9898

Website: caodangykhoaphamngocthach.com

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/