Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sử dụng thuốc E – Zinc như thế nào để hiệu quả, an toàn?


Để giúp người dân sử dụng E – Zinc có hiệu quả mà không hoặc ít gặp các tác dụng phụ ngoại ý, Dược sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y TPHCM sẽ chia sẻ đến độc giả bài viết dưới đây.

Thuốc E – Zinc® thường được chỉ định để điều trị các triệu chứng tiêu chảy cấp, tái nhiễm trùng đường hô hấp, da đồng thời hỗ trợ tăng trưởng và phát triển. Nó cũng có thể được dùng cho mục đích khác chưa được liệt kê trong hướng dẫn dùng thuốc này.

E – Zinc là thuốc gì?

E – Zinc được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy

Cách dùng và liều lượng sử dụng E – Zinc  ra sao?

Cách sử dụng

Trước khi dùng thuốc E – Zinc® để điều trị bệnh, mọi người nhớ đọc kỹ hướng dẫn và nhớ lại những gì bác sĩ dặn lúc kê đơn. Nếu thắc mắc thì không nên uống ngay mà có thể liên hệ để trao đổi lại.

Tuân thủ đúng số giờ, số ngày như đã định; tuyệt đối không dùng ít/ nhiều hay lâu hơn so với thời gian quy định. Việc tự ý điều chỉnh liều lượng có thể tăng nguy cơ mắc những tác dụng phụ hoặc khiến các triệu chứng cũ quay lại nhanh chóng.

Nếu người bệnh vô tình quên uống một liều thì hãy uống ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu phát hiện ra muộn quá, nghĩa là đã gần đến giờ uống của liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên, chỉ uống liều kế tiếp như lịch từ trước, tuyệt đối không được uống 2 liều cùng một lúc vì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Tốt nhất, hãy uống thuốc vào một thời điểm, cài báo thức hoặc nhờ các thành viên khác trong gia đình nhắc nhở về việc dùng thuốc.

Trường hợp bệnh nhân sử dụng quá nhiều liều so với quy định, ban đầu có thể xuất hiện một số phản ứng gây sốc. Nhiệm vụ cần làm là tiến hành gây nôn để tống hết các chất thuốc ra bên ngoài đồng thời gọi bác sĩ để được hỗ trợ thăm khám và điều trị kịp thời.

Liều lượng

Liều dùng thuốc E – Zinc® cho người lớn thường được xác định dựa trên tình trạng sức khỏe chung, mức độ bệnh nói riêng, cân nặng, giới tính, cơ địa đáp ứng,...Không có một liều nào dùng chung cho tất cả mọi người, ngay cả khi họ có triệu chứng tương tự nhau. Vì vậy, những thông tin dưới đây không thể thay cho lời khuyên của các chuyên gia Y tế.

  • Đối với người lớn: 2,5 đến 5ml (khoảng ½ đến 1 muỗng cà phê)/ lần/ ngày
  • Đối với trẻ em: Dưới 6 tháng tuổi: 1 ml (dạng giọt) hoặc 2,5 ml (1/2 muỗng cà phê)/ lần/ ngày. Với trẻ em trên độ tuổi này có thể cho uống từ 2 - 5ml/ ngày; mỗi ngày uống một lần. Đó là liều điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp. Còn với những trẻ có nhu cầu bổ sung dinh dưỡng thì liều lượng sẽ được bác sĩ điều chỉnh tùy từng trường hợp cụ thể. Tốt nhất là hãy đưa bé đến các cơ sở Y tế để được các y bác sĩ trực tiếp quan sát, khám và cho liệu trình hợp lý, chính xác nhất.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

E - Zinic có tốt không?

E - Zinic có tốt cho trẻ suy dinh dưỡng không?

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng E – Zinc®?

Một số tác dụng phụ của thuốc E – Zinc® có thể gặp phải là:

  • Cảm giác muốn nôn, nôn ọe nhiều, nhất là khi dùng quá liều
  • Rối loạn tiêu hóa cấp độ nặng: táo bón, tiêu chảy, đầy bụng và đau bụng
  • Không còn vị giác, mệt mỏi, ốm đau
  • Thường xuyên khát nước
  • Các cơ bị yếu đi
  • Rơi vào trạng thái lo lắng, bồn chồn
  • Khó nuốt, mồ hôi ra nhiều, khó thở,...

Có thể những biểu hiện hiếm gặp chưa được liệt kê trong bài viết này. Khi gặp bất kỳ biểu hiện gì dù nặng hay nhẹ, việc cần làm trước hết của người dùng là ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ để được tìm cách xử lý thích hợp nhất.

Những trường hợp không được dùng E – Zinc®

Chống chỉ định sử dụng thuốc E – Zinc®  với những bệnh nhân:

  • Mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú bằng sữa mẹ: tuy chưa có báo cáo nào về những tác dụng có hại nhưng cùng một lúc liên quan đến hai tính mạng, vì vậy nên thận trọng trong trường hợp này.
  • Người đang mắc bệnh khác, nhất là suy gan, suy thận, khó thở, nổi mẩn, trầy xước, viêm da cấp, chàm cấp, phản ứng dị ứng, tăng canxi máu; bệnh túi mật; quá mẫn, sỏi thận và đang được chỉ định dùng thuốc khác.
  • Bệnh nhân đang, sắp phải làm phẫu thuật, kể cả nha khoa.

>>> Dùng men tiêu hóa  Enterogermina có tốt hơn không?

Một số lưu ý trước khi sử dụng E – Zinc

- Không sử dụng chung thuốc E – Zinc với những thuốc sau đây:

  • Actinomycin; Allopurinol; Amiodarone;
  • Thuốc trị tiểu đường; Arsenic trioxide;
  • Atorvastatin, cholestyramine - thuốc điều trị rối loạn lipid trong máu
  • Barbiturat; thuốc tránh thai đường uống;
  • Bupropion; Carbamazepine; Clonidine;
  • Levodopa; Glucocorticoid; Vitamin A tổng hợp;
  • Kháng sinh như tetracyclin, chloramphenicol, penicillin;
  • Thuốc trị động kinh như phenytoin;
  • Thuốc điều trị bệnh gút như probenecid;
  • Sulfinpyrazone; Riboflavin; Natri succinate;
  • Thuốc lợi tiểu thiazid; thuốc chống trầm cảm

- Ngoài ra còn có những loại thuốc khác có khả năng tương tác với thuốc này làm gia tăng những tác dụng phụ hoặc làm giảm khả năng hấp thu. Vì vậy, bạn cần liệt kê danh sách những loại thuốc đang hoặc mới sử dụng trong thời gian gần đây để bác sĩ cân nhắc trước khi kê đơn.

- Bên cạnh đó, có những những thực phẩm bạn nên kiêng trong thời gian dùng thuốc đồng thời hạn chế tối đa rượu bia, chất kích thích hay đồ uống có cồn vào cơ thể.  >>> Khi bị tiêu chảy nên và không nên ăn gì để đỡ đau?

- Bảo quản thuốc ở nơi có nhiệt độ phòng, tránh độ ẩm, ánh nắng trực tiếp của mặt trời, tốt nhất là khoảng từ 25 - 30 độ C; giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em hoặc thú nuôi, không để trên nóc tủ lạnh, nhà tắm, song cửa sổ,...Mỗi gia đình có thể sắm tủ gỗ chuyên để đựng thuốc.

- Khi không có nhu cầu dùng thuốc nữa, không được vứt xuống ống dẫn nước vì làm tắc cống, ô nhiễm nguồn nước. Hãy thu gom lại và tiêu hủy đúng quy trình theo hướng dẫn của dược sĩ hay các nhân viên bên công ty xử lý rác thải nhằm bảo vệ sức khỏe cho toàn thể cộng đồng.

- Khi chọn mua thuốc, hãy đến những cơ sở uy tín. Nhớ kiểm tra mã vạch, hạn sử dụng, sự nguyên vẹn của bao bì trước khi nhận. Sau đó, khi bóc hộp ra thì có thể đọc ngay hướng dẫn dùng và giữ tờ đó để đọc lại khi cần. Mọi người tuyệt đối không uống khi thuốc đã chuyển màu hay đã quá hạn hoặc liều của người khác. Ngoài những thông tin tham khảo trên, các bạn có thể liên hệ tới đội ngũ chăm sóc sức khỏe tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại TPHCM

- 4A, 6A, 8A Nguyễn Thái Sơn - Phường 3 - Quận Gò Vấp - TP. HCM.

- Số 127/3-5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0899 955 990 - 0969 955 990

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/