Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Đờm có màu nâu là dấu hiệu của bệnh gì? Khi nào cần đi khám bác sĩ?


Có rất nhiều người chủ quan khi thấy xuất hiện đờm màu nâu, màu đỏ. Thực chất thì chúng ta vẫn chưa có nhiều hiểu biết về nó. Để có thêm nhiều kiến thức về vấn đề sức khỏe này thì bạn hãy theo bài viết dưới đây! Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Đờm là một chất nhầy được tiết chế  ra từ trong lồng ngực của mỗi người. Đa phần đờm sẽ xuất hiện khi bạn gặp phải các vấn đề sức khỏe hoặc bị cảm lạnh.

Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại CĐ thì màu sắc của đờm chính là cảnh báo của những bệnh lý khác nhau. Do đó bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.

Khạc ra đờm màu nâu có nguy hiểm không?

Vào buổi sáng, những người bình thường sẽ có đờm màu trong và bóng nhẫy. Nhưng một số trường hợp bệnh nhân ho có đờm màu nâu và các triệu chứng khó chịu khác ở cổ họng mà không biết rằng màu sắc của đờm chính là phản ánh tình trạng sức khỏe của bản thân.

Đờm màu nâu là do đờm có chứa chất hemoglobin. Đây thực chất là một huyết sắc tố cảnh báo hồng cầu của bệnh nhân đang bị tổn thương, viêm nhiễm làm tổn thương và khiến máu thoát ra ngoài. Lúc lượng hồng cầu chết đi sẽ làm giải phóng lượng hemoglobin kết hợp với sự viến đổi làm cho đờm của bạn có màu nâu.

Có nhiều bệnh lý nguy hiểm mà triệu chứng xuất hiện là đờm có màu nâu. Đặc biệt những bệnh nhân có thời gian dài hút thuốc lá sẽ có nguy cơ cao mắc bị đờm  màu nâu. Ngoài ra thì những trường hợp có đờm màu nâu là do bị máu khô ở mũi, ô nhiễm không khí hoặc bị cảm  lạnh.

- Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tình trạng đờm nâu như:

  • Người hút thuốc liên tục hoặc hít phải khói thuốc lá.
  • Môi trường làm việc bị ô nhiễm hoặc thường xuyên hít phải khói bụi, hóa chất độc hại từ môi trường bên ngoài.
  • Uống quá nhiều nước đá trong suốt một khoảng thời gian dài.
  • Không có các biện pháp bảo vệ cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, thay đổi mùa.
  • Hệ miễn dịch kém hay mắc bệnh lý về đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm nhiễm đường hô hấp.

Xem thêm các bài viết liên quan

dom-co-mau-nau
Người hút thuốc lá nhiều sẽ có nguy cơ cao mắc tình trạng đờm có màu nâu

- Cụ thể đờm màu nâu là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

Nhiễm trùng đường hô hấp

Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp thì cổ họng người bệnh sẽ có khả năng bị tổn thương và gây chảy máu nhẹ. Cổ họng của người bệnh có thể sẽ mắc viêm hoặc bị nhiễm trùng nguyên nhân là do không khí tràn vào khiến cho đờm nhanh chóng bị biến đổi màu sắc thành nâu. Không chỉ vậy bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược trầm trọng và còn có cảm giác khó thở.

Cảm cúm

Đây là một bệnh lý khiến người bệnh bị tổn thương đường hô hấp và cùng với đó là hiện tượng đờm có màu nâu. Khi mắc bệnh này bệnh nhân sẽ có cảm giác đau ở cổ họng, ho nhiều, cơ thể mệt mỏi, ho nhiều, khàn tiếng, sốt… Bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 3 – 5 ngày hoặc lâu hơn thì cần dùng đến các loại thuốc hoặc phương pháp dân gian để điều trị bệnh.

Lao phổi

Bên cạnh các triệu chứng những cơn ho dồn dập, tức ngực, khó thở, thở dốc trong suốt một thời gian  dài mắc bệnh và đặc biệt có xuất hiện triệu chứng đờm màu nâu.

Tuy nhiên đây là một căn bệnh mà không thể tự  phát hiện bệnh dựa vào các triệu chứng thông thường mà cần đến những cơ sở chuyên khoa để có các điều trị phù hợp hơn.

Ung thư phổi

Người bệnh nê theo dõi cơ thể thường xuyên hơn nếu có các triệu chứng như đờm đặc màu nâu, cơ thể mệt  mỏi, suy nhược, không tập trung  cho công việc… Đa phần mọi người sẽ không để ý nhiều đến các triệu chứng đó mà tới khi bệnh chuyển biến nặng rồi mới đi khám và phát hiện bệnh thì khi đó đã quá muộn. Do đó để đảm bảo tình hình sức khỏe thì người bệnh nên đi khám ngay khi có các triệu chứng bất thường trong cơ thể.

Viêm phổi

Có rất nhiều nguyên nhân từ yếu tố môi trường dẫn đến tình trạng viêm phổi và đa phần là do vi khuẩn hoặc các loại bụi như than đá, silic, xi măng… thì sẽ gây ra hiện tượng bị khạc ra đờm thì có màu nâu giống như gỉ sắt, khó thở, thở dốc.

Viêm phế quản

Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng khạc ra đờm có màu nâu, đặc biệt là những bệnh nhân thường xuyên hút thuốc lá hoặc trực tiếp hít phải khói thuốc lá. Nếu không có các phương pháp điều trị bệnh sớm thì có thể dẫn đến biến chứng khiến người bệnh bị xơ nang.

Áp xe phổi

Trong phổi sẽ có mủ và cùng với đó là triệu chứng đờm có màu nâu. Lúc này là do phổi của người bệnh có các dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc dấu hiệu viêm. Ngoài ra bệnh nhân vẫn kèm theo các triệu chứng như ra nhiều  mồ hôi, chán ăn, hơi thở có mùi và ho liên tục.

dom-co-mau-nau
Đi khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh sớm

- Ngoài đờm màu nâu  thì bạn còn có thể gặp phải tình trạng đờm có màu nâu đỏ hoặc hồng. Đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

Bệnh lao

Trong khoảng thời gian mắc bệnh bạn sẽ có các triệu chứng như ho ra máu kèm theo đờm màu nâu đỏ, sốt và đổ mồ hôi về đêm... Tuy nhiên bệnh này lây truyền được từ người sang người nên cần chú ý khi tiếp xúc với người bệnh, hạn chế lây nhiễm.

Suy tim xung huyết

Tình trạng bệnh xảy ra khi tim thực hiện nhiệm vụ bơm máu không được hiệu quả như bình thường.  Ngoài việc xuất hiện đờm đỏ hoặc đờm hồng thì bệnh nhân có thể bị khó thở.

Viêm phổi

Thường kèm theo triệu chứng ớn lạnh, sốt, ho và đau ngực, khi đờm đỏ xuất hiện tức là có thể bệnh nhân đã bị nhiễm trùng phổi.

 

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Biết rằng đờm là một cơ chế bình thường của hệ hô hấp nhưng trên thực tế thì màu sắc vẫn phản ánh sức khỏe của người bệnh. Nên tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế khi bắt đầu  có các hiện tượng ho ra đờm kèm theo triệu chứng khó chịu khi thở và đau rát ở cổ họng.

Cụ thể những trường hợp nên đi bác sĩ nếu có các biểu hiện như:

Theo dõi cơ thể thường xuyên nếu thấy đờm có màu vàng, xanh lá cây. Tuy nhiên nếu thấy đờm có màu nâu đỏ thì hãy gặp bác sĩ ngay lập tức vì đây rất có thể là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm nào đó.

Tình trạng đờm có màu nâu mà chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Những thông tin trên đây nhằm giúp các bạn tìm hiểu về tình trạng đờm có màu nâu. Hi vọng bài viết này sẽ là kiến thức bổ ích giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Theo dõi chuyên mục bài viết tiếp theo để cập nhật tin tức hữu ích hơn các bạn nhé.