Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh như thế nào? Cách chăm sóc vết mổ sau sinh


Nhiễm trùng vết mổ sau sinh là tình trạng nhiễm trùng xảy ra sau khi sinh mổ lấy thai làm giảm khả năng phục hồi bệnh và kéo dài thời gian nằm viện. Do đó cần phải có các biện pháp điều trị sớm để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới để có thêm nhiều kiến thức về bệnh nhiễm trùng vết mổ sau sinh.

1. Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Sau khi đẻ mổ nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường dưới đây thì hãy ngay lập tức đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Sốt: đây sẽ là dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng sau khi mổ đẻ và triệu chứng này sẽ kéo dài trong suốt một thời gian dài. Nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 38 độ C sẽ rất khó để hạ sốt, do đó người bệnh không được chủ quan.
  • Mùi hôi: Vết mổ có mùi hôi cũng là một dấu hiệu của nhiễm trùng. Do đó ngay khi nhận thấy vị trí vết mổ có mùi hôi thì ngay tức khắc đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị.
  • Xuất hiện các triệu chứng giống cúm: Ngay khi vừa mới sinh xong cơ thể người mẹ không thể khỏe mạnh như bình thường nhưng nếu thấy có các dấu hiệu như kiệt sức, đau đớn, các triệu chứng sẽ dần nghiêm trọng hơn như cúm hoặc thấy cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ thể, nhức đầu chắc hẳn bạn đang bị nhiễm trùng vết rạch.
nhiem-trung-vet-mo-sau-sinh
Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh như thế nào?
  • Vết mổ nóng ran: Ban đầu vết mổ sau sinh sẽ có cảm giác nóng ran và đỏ ửng, tuy nhiên nếu sau một thời gian dài mà các triệu chứng không được thuyên giảm mà mức độ trở nên nghiêm trọng hơn thì chắc hẳn là bạn đang bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh và cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
  • Tăng tiết dịch: Vết mổ tiết dịch hoặc có mủ vàng đó chính là dấu hiệu nhiễm trùng. Đôi khi có các dịch chảy ra từ vết mổ nhưng nếu tần suất nó chảy ra nhiều hơn thì không nên bỏ qua triệu chứng này.
  • Sưng: Chỗ vết rạch bị sưng hoặc chân cũng bị sưng cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Bên cạnh đó vùng bụng dươi đặc biệt là xung quanh vết mổ, ngực bị cương đau.
  • Đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ mắc nhiễm trùng vết mổ sẽ cao hơn bình thường và có các dấu hiệu nhận biết khi bị nhiễm trùng lá tấy đỏ và vết mổ không liền sẹo được.

Để hạn chế tới mức tối đa các biến chứng do nhiễm trùng vết thương gây ra thì phụ nữ sau sinh cần chú ý theo dõi cơ thể thường xuyên, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng đầu tiên thì ngay lập tức báo cho các bác sĩ chuyên khoa biết và có hướng điều trị kịp thời.

2. Hướng dẫn xử lý khi thấy nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Ban đầu khi xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh bạn có thể thực hiện một vài xử lý tạm thời trước khi đến các cơ sở y tế chuyên khoa như:

  • Bảo vệ vết mổ trong 2 – 3 ngày đầu tiên sau khi mổ bằng cách dùng băng vô trùng. Không nên làm ướt băng hoặc những lúc đang tắm vì khi ướt các vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập vào vết mổ.
  • Dùng gạc vô trùng để che phủ vết mổ khi vị trí vết thương đã bị hở ra. Tốt nhất nên dùng gạc vô trùng ẩm.
  • Mỗi lần thay băng cho vết thương hãy nhớ dùng băng vô trùng và kỹ thuật thay băng vô khuẩn. Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi thay băng.
  • Không chỉ sản phụ mà gia đình sản phụ cũng nên tìm hiểu nhiều hơn về kiến thức chăm sóc vết mổ sau sinh để nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường sau khi mổ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ lượng xơ cần thiết để giúp sản phụ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
  • Khi thấy vết mổ sau sinh đã bị nhiễm trùng cần phải đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh được điều trị ra sao?

Khi các dấu hiệu nhiễm trùng khá nặng, sản phụ đến các cơ sở y tế sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị với kháng sinh truyền qua đường tĩnh mạch với chế độ chăm sóc phù hợp, đặc biệt với những bệnh nhân có áp xe.

Sẽ có những trường hợp bác sĩ cần can thiệp mở vị trí da bị nhiễm trùng ra và dẫn lưu mổ, cùng với đó vệ sinh sạch sẽ lại vết mổ và dùng gạc vô khuẩn đắp lên để tránh tích tụ mủ.

Tất cả những vết thương nhiễm trùng sẽ được chăm sóc và theo dõi trong một thời gian để đảm bảo tiến triển tốt đẹp.

Xem thêm các bài viết liên quan

nhiem-trung-vet-mo-sau-sinh
Làm sao để chăm sóc vết mổ đúng cách?

3. Cách chăm sóc vết mổ sau sinh đúng cách

Vệ sinh vết mổ sạch sẽ

Thời gian từ 2 – 3 tháng vết mổ sau sinh mới có thể lành được, do đó trong khoảng thời gian này, vết mổ sẽ mọc da non gây ngứa. Nhưng sản phụ không nên dùng tay gãi vì có thể gây chảy máu hoặc khiến cho các vi khuẩn từ tay truyền sang vết mổ gây nhiễm trùng.

Nếu thấy vết mổ có dấu hiệu sưng, sản phụ có thể dùng nước muối sinh lý để rửa hàng ngày. Trong thời gian khoảng 1 tuần đầu thì nên dùng băng gạc bịt kín để tránh các dị vật hoặc những vi khuẩn xâm nhập.

Nên nhớ không được tự ý bôi bất cứ loại thuốc nào lên vết mổ khi chưa có chỉ định từ bác sĩ vì rất có thể sẽ làm cho vết thương trở nên trầm trọng hơn.

Tư thế nằm

Tư thế nằm sẽ giúp hạn chế các cơn đau, giúp sản dịch thoát ra bên ngoài dễ dàng hơn. Tốt nhất sản phụ sau sinh mổ nên nằm nghiêng sang một bên, dùng gối để làm điểm tựa cho lưng để có cảm giác thoải mái nhất.

Chế độ ăn uống khoa học

Ngay sau khi sinh mổ thì chưa nên ăn uống quá nhiều, chỉ ăn cháo loãng hoặc uống nước, điều này sẽ không tạo áp lực quá lớn lên vết mổ và cơ thể người bệnh có thể nhanh hoạt động trở lại nhanh chóng.

Ít nhất là đến khi sản phụ có thể xì hơi thì mới nên ăn uống trở lại bình thường để đảm bảo dinh dưỡng cung cấp cho sữa.

Tuy nhiên cũng cần tránh một số loại thực phẩm như rau muống, hải sản, đồ nếp… vì có thể làm ảnh hưởng đến sự ngưng tụ máu gây ra vết mổ lâu lành hơn bình thường.

Hi vọng những kiến thức bổ ích do Cao Đẳng Y Điều Dưỡng Hà Nội chia sẻ về nhiễm trùng vết mổ sau sinh ở trên sẽ giúp bạn đọc nắm rõ hơn tình trạng này và luôn cẩn thận. Đối với các chị em mổ đẻ, cần phải chú ý hơn trong việc chăm sóc cơ thể, sinh hoạt và lựa chọn thực phẩm để hồi phục sức khỏe sớm.