Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng có rất nhiều các ông bố bà mẹ thấy lo lắng, không biết phải làm sao khi trẻ xuất hiện các biểu hiện nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy… Dưới đây Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giới thiệu các cách chăm sóc, xử lý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng chỉ ra các bất thường có vấn đề về chức năng dạ dày, ruột. Bệnh nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ là ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của trẻ sau này cả về thể chất, trí não, hệ miễn dịch đều có khả năng bị suy giảm.
1. Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa
Một số các nguyên nhân làm cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa như:
- Sức đề kháng của trẻ còn yếu: Khi này hệ miễn dịch, đặc biệt là hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột sẽ chưa đủ để bảo vệ cơ thể nên dễ dàng các vi khuẩn tấn công, gây ra những triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
- Dùng thuốc kháng sinh không đúng cách hoặc quá lạm dụng cũng sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của bé bị rối loạn. Do ngoài việc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh còn có thể làm các vi khuẩn có lợi bị hao hụt, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng… tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển và tấn công hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng: nguyên nhân là do các mẹ hiểu sai về chế độ ăn dặm của trẻ, cho trẻ ăn quá sớm hoặc ăn những loại thực phẩm khó tiêu, hay món ăn chứa nhiều đạm, đường, dầu mỡ… đồ ăn hoặc dụng cụ chế biến không hợp vệ sinh… điều này sẽ làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy…
- Ngộ độc thức ăn: đồ ăn chế biến hoặc sau khi chế biến bảo quản đều không đảm bảo vệ sinh… sẽ dễ dàng khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn.
- Môi trường xung quanh, đồ chơi không giữ vệ sinh: đồ dùng cá nhân, đồ chơi của trẻ bị nhiễm khuẩn tạo điều kiện lây nhiễm vi khuẩn, giun sán làm rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ.
- Trẻ đang mắc các bệnh lý khác: một số bệnh lý khác như viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản… sẽ có thể biến chứng gây rối tiêu hóa. Cụ thể là do khi mắc các bệnh đường hô hấp tiết ra nhiều đờm chứa vi khuẩn, đáng lẽ cần phải nhổ ra ngoài nhưng các con còn quá nhỏ chưa thể tự nhổ ra ngoài và nhuốt luôn dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột sinh ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Ngoài các nguyên nhân chính ở trên, các bậc phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có được thông tin giải đáp chi tiết, chính xác hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Bệnh xơ gan cổ trướng có lây không? Dấu hiệu nhận biết bệnh như thế nào?
- Mách bà bầu đau lưng các cách giảm đau nhanh chóng, hiệu quả
- Thừa sắt có gây nguy hiểm cho người dùng không? Cần lưu ý những gì khi uống sắt?
2. Dấu hiệu bé bị rối loạn tiêu hóa
Những triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em như:
Nôn trớ
Hiện tượng sau khi nuốt thức ăn xuống dạ dày thì bị đẩy ngược trở lại. Ngay khi mới sinh cho đến vài tháng đầu đời trẻ sẽ rất dễ bị mắc phải triệu chứng này do hệ thống tiêu hóa chưa được hoàn thiện. Tình trạng sẽ giảm dần khi cấu trúc hệ tiêu hóa đang được dần hoàn thiện về sau.
Nôn trớ xảy ra thường xuyên có thể làm cho trẻ bị mắc các bệnh lý khác như viêm tai, viêm xoang, trọng lượng cơ thể bị giảm, chậm phát triển hơn so với bạn bè cùng tuổi.
Táo bón
Tần suất đi đại tiện ít hơn so với thông thường, phân khô rắn, cứng, bụng bị cứng muốn đi đại tiện mà không thể đi… điều này sẽ kéo theo các triệu chứng như trẻ lười ăn, đau bụng, quấy khóc.
Đi ngoài phân sống
Do sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột khiến cho di ngoài phân sống. Không chỉ vậy mà khi tình trạng loạn khuẩn đường ruột xảy ra trẻ còn gặp các triệu chứng như đi ngoài phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy, có thể kèm theo đầy bụng.
Tiêu chảy
Dễ nhận thấy bằng cách trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ ngày. Nếu kéo dài trong suốt một thời gian trẻ dễ bị mất nước, mất chất điện giải và nguy hiểm hơn không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Bú kém
Tần suất trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức giảm hẳn đi và có khi còn không bú. Điều này sẽ gây ra nhiều nguy hiểm nên phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.
Đau bụng
Trẻ nhỏ chưa thể biểu đạt bằng ngôn ngữ nên sẽ có các hành động như khóc nhiều, mặt đỏ, bụng trướng, chân co lên bụng… do đó các bậc phụ huynh cần theo dõi trẻ thường xuyên.
Thật khó để phát hiện các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, đặc biệt đối với những trẻ chưa biết nói. Cách tốt nhất để phát hiện sớm và được điều trị kịp thời là cha mẹ chú ý đến các biểu hiện khác thường của trẻ dù là nhỏ nhất.
3. Bé bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?
Ngay khi thấy bé có các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để được tiến hành thăm khám và điều trị hiệu quả. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định trẻ dùng men tiêu hóa hay những loại thuốc phụ trợ khác. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi trẻ mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau.
Bên cạnh đó thực hiện ngay một số cách chăm sóc dưới đây nhằm nhanh chóng cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa:
- Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa: khi bổ sung các vi khuẩn có lợi vào đường ruột sẽ giúp ngăn chặn và ức ché tốt các vi khuẩn có hại, từ đó cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, làm giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
- Ăn uống cần hợp vệ sinh: Lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống cho trẻ em, rửa sạch sẽ và có thể ngâm muối nếu cần. Cần tìm hiểu kỹ các thông tin chế biến thích hợp theo lứa tuổi từng trẻ, giữ được vị thơm ngon kích thích trẻ ăn hơn. Trong quá trình chế biến và bảo quản luôn giữ vệ sinh sạch sẽ để các vi khuẩn không thể xâm nhập.
- Giữ vệ sinh cá nhân: hình thành thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh đẻ tránh các vi khuẩn, giun sán di chuyển từ tay đến miệng.
- Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày: việc ăn quá no trong một bữa sẽ làm cho trẻ quá no và thấy sợ khi ăn các bữa sau. Cùng với đó tạo áp lực lớn lên hệ tiêu hóa. Nên tốt nhất bạn hãy chia nhỏ bữa ăn cho trẻ, đặc biệt không nên ăn nhiều thịt vào buổi tối vì sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu trước khi đi ngủ.
- Chế độ dinh dưỡng: Ăn nhiều rau xanh để đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể giúp phòng tránh táo bón.
- Tập luyện vận động: Xây dựng thói quen tập luyện thể dục, vận động hàng ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường sức đề kháng, bên cạnh đó còn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
4. Hướng dẫn các món cháo cho bé bị rối loạn tiêu hóa
Cháo và các loại thức ăn được chế biến dạng lỏng sẽ giúp trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn ngon miệng hơn và các triệu chứng đầy hơi, đau bụng được giảm thiểu đi.
Một số món cháo bổ dưỡng và dễ ăn như cháo hạt sen, cháo cà rốt, cháo gừng:
Cháo hạt sen
- Chuẩn bị: hồng xiêm non, hạt sen, đường phèn, củ mài sấy khô.
- Cách thực hiện:
- Giã dập khoảng 15g hồng xiêm non cùng với nước và cho vào nồi đun sôi kỹ và bỏ bã chỉ lấy nước.
- Dùng hạt sen khô và củ mài khô màng tán thành bột mịn và cho vào nước hồng xiêm và đun lửa nhỏ.
- Khi đã thấy cháo sánh lại thì cho thêm đường phèn và đun đến khi đường tan hết thì dừng lại.
- Cho trẻ ăn khi cháo còn nóng và trẻ đang đói bụng, ăn liên tiếp trong 2 – 3 ngày để điều trị dứt điểm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Cháo cà rốt
- Chuẩn bị: cà rốt, ô mai mơ, gạo rang.
- Cách thực hiện:
- Cà rốt và gạo rang mẹ xay thành bột.
- Tiếp đến ô mai mơ mẹ bóc lẩy vỏ và giã nhỏ.
- Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, thêm nước và đun lửa nho đến khi chín thì dừng lại.
- Cho trẻ ăn khi cháo còn nóng và trẻ đang đói bụng, ăn liên tiếp trong 2 – 3 ngày để điều trị dứt điểm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Cháo rau sam
- Chuẩn bị: rau sam, búp ổi non, hồng xiêm non, gạo.
- Cách tiến hành:
- Rau sam, búp ổi non và quả hồng xiêm non vào chung một nồi, thêm nước rồi đun sôi thật kỹ, lọc lấy nước và bỏ bã,
- Gạo chuẩn bị mang xay thành bột rồi cho vào nồi nước rau ở trên đun lửa nhỏ.
- Nêm thêm gia vị cho vừa ăn và cho con ăn 2 lần/ ngày khi đói.
Hi vọng với bài viết ở trên, các mẹ đã có thêm nhiều cách chăm sóc khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Chăm sóc con sẽ là một cả hành trình dài mà các mẹ cần liên tục tìm hiểu và cập nhật các kiến thức, kỹ năng để con trẻ được phát triển toàn diện. Hãy thường xuyên đồng hành cùng nhà trường để biết thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em nhé!