Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thừa sắt có gây nguy hiểm cho người dùng không? Cần lưu ý những gì khi uống sắt?


Thông thường mọi người chỉ quan tâm đến việc cơ thể thiếu sắt và bổ sung thêm mà không nghĩ đến các nguy hiểm tiềm tàng khi cơ thể thừa sắt. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn để có các kiến thức sức khỏe bổ ích nhé bạn đọc.

Thừa sắt là tình trạng lượng sắt trong cơ thể vượt quá mức cần thiết. Ruột của cơ thể sẽ làm mất khả năng điều hòa hàm lượng sắt không cần thiết, đồng thời sắt cũng sẽ bị tích tụ ở gan gây nhiễm sắt và làm ảnh hưởng đến những cơ quan khác. Người bị thừa sắt sẽ hấp thu gấp 3 lần lượng sắt mà người không mắc bệnh hấp thụ.

Hiện nay có 2 loại bệnh thừa sắt:

  • Thừa sắt do di truyền: bẩm sinh cơ thể đã nắc phải tình trạng thừa sắt, ruột mất khả năng điều hòa sắt và sẽ gây tích tụ ở gan, tim.
  • Thừa sắt do mắc phải: tình trạng bệnh sẽ đi kèm với các bệnh lý khác như bệnh thiếu hồng cầu, bệnh gan và các bệnh khác liên quan đến sự hấp thu của sắt.

1. Nguyên nhân và các triệu chứng nhận biết bệnh thừa sắt

Nguyên nhân gây thừa sắt

Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thừa sắt như:

  • Do đột biến Gel kiếm soát lượng sắt mà cơ thể đã hấp thu được và đột biến này được di truyền từ bố hoặc mẹ sang con. Loạt đột biến thường gặp  là đột biến gen HFE gồm C282Y vàH63D.
  • Bên cạnh đó nguyên nhân gây ra thừa sắt có thể là do tình trạng dùng quá liều sắt cho phép. Cũng  có thể do truyền máu số lượng lớn cũng dẫn đến thừa sắt.
  • Ngoài ra những bệnh nhân mắc viêm gan C mãn tính hoặc nghiện rượu cũng rất dễ mắc bệnh thừa sắt.

- Ngoại trừ những nguyên nhân ở trên, còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thừa sắt như:

  • Có 2 bản sao của Gel HFE, yếu tố này có nguy cơ cao nhất mắc bệnh thừa sắt.
  • Tiền sử gia đình: trong gia đình có bố, mẹ hoặc anh,  chị em ruột trong nhà bị mắc tình trạng thừa sắt thì bạn sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh.
  • Dân tộc: nhóm người của dân tộc Bắc Âu có khả năng mắc bệnh thừa sắt cao hơn. Ít mắc bệnh hơn là người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Á.
  • Giới tính: Phụ nữ có khả năng mắc bệnh nhiều hơn nam giới do họ phải trải qua quá trình mang thai, chu kì kinh nguyệt. Đặc biệt sau khi mãn kinh hoặc cắt bỏ tử cung sẽ đẩy nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữa.
benh-thua-sat
Bệnh thừa sắt sẽ làm cho người bệnh thấy mệt mỏi

Triệu chứng của thừa sắt

Bệnh nhân mắc bệnh thừa sắt thường có các biểu hiện như:

  • Cơ thể người bệnh mệt mỏi.
  • Trọng lượng cơ thể giảm nhanh, suy nhược.
  • Da đổi màu có màu đồng hoặc đậm màu hơn mức bình thường.
  • Đau các khớp và bụng.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Đối với những trường hợp thừa sắt bẩm sinh thì lúc nhỏ sẽ không có các triệu chứng nhận biết nổi bật, phải đến khoảng  50 – 60 tuổi mới có các dấu hiệu rõ rệt.

2. Bà bầu bị thừa sắt có sao không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ mang thai nên được bổ sung ít nhất 27mg sắt mỗi ngày, tuy nhiên không nên vượt quá mức 45mg/ ngày. Do đó mẹ bầu cần được bổ sung viên sắt và các loại thực phẩm giàu sắt trong suốt thời kỳ mang thai.

Nhưng trên thực tế cũng có không ít mẹ bầu lạm dụng sắt gây nên tình trạng thừa sắt. Điều này sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

- Một số những dấu hiệu nhận biết tình trạng thừa sắt ở mẹ bầu như:

  • Rối loạn tiêu hóa, bụng đau, tiêu chảy kèm theo triệu chứng buồn nôn.
  • Da đổi màu vàng và có các triệu chứng của suy gan.
  • Thở gặp khó khăn, rối loạn nhịp tim.
  • Chảy máu bất ngờ, đi tiểu ra máu hoặc có các triệu chứng hạ huyết áp.
  • Trí nhớ bị suy giảm.

Lượng sắt trong cơ thể ở mức lớn hơn bình thương dẫn tới tăng nồng độ sắt tự do và lượng huyết sắt hemoglobin. Tất cả điều đó sẽ làm cho quá trình vận chuyển máu từ mẹ sang thai nhu sẽ gặp khó khăn. Cuối cùng dẫn đến cho bé bị thiếu cân, sinh non, nghiêm trọng hơn là đẻ dọa  đến tính mạng thai nhi.

Cùng với đó lượng sắt dư thừa tích lũy trong cơ thể mẹ bầu sẽ tạo áp lực lên gan và lá lách. Thời gian kéo dài làm rối loạn chức năng tuyến tụy gây ra suy gan, suy lách, mắc bệnh tiểu đường, hoặc nghiêm trọng hơn còn gây các bệnh về tim mạch, đột quỵ, parkinson, ung thư.

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-thua-sat
Bà bầu nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn lượng sắt cần bổ sung thích hợp

3. Thừa sắt có nguy hiểm không?

Bệnh thừa sắt nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh như:

  • Tổn thương về gan: Lượng sắt dư thừa trong cơ thể sẽ tạo áp lực đến gan làm thúc đẩy quả trình oxy hóa mô gan, tổn thương nội tạng hoặc tạo sẹo gan. Xơ gan cũng chính là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư gan hoặc các biến chứng đe dọa đến tính mạng khác.
  • Bệnh tim mạch: Sắt thừa sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể và có thể gọi là suy tim xung huyết. Bên cạnh đó tình trạng thừa sắt cũng có thể gây ra các triệu chứng loạn nhịp tim, tim đập bất thường.
  • Màu da bị thay đổi: Khi lượng sắt trong cơ thể bị quá hàm lượng cho phép thì sẽ di chuyển từ máu đến các mô khác trong cơ thể và làm đọng lại những tế bào da. Lúc này đó cũng trở thành một dấu hiệu để nhận biết bệnh: da xám, bạc màu, nhạy cảm hơn với những tia cực tím có hại.
  • Vấn đề về sinh sản: Thừa sắt có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương (liệt dương), mất ham muốn tình dục ở nam giới và không kinh nguyệt ở phụ nữ.
  • Dễ mắc các bệnh lý về thần kinh do tình trạng dư thừa sắt trong cơ thể như: Parkinson, ADHD, Alzheimer hoặc có thể không kiểm soát được các hành vi của bản thân. Tâm lý luôn sợ hãi, căng thẳng, giận dữ, chống đối mọi người…
  • Tiểu đường: Chất sắt thừa tích tụ trong tụy và làm ảnh hưởng quá trình tổng hợp insulin làm đường trong máu tăng gây bệnh tiểu đường.

4. Biện pháp điều trị bệnh thừa sắt

Một số những phương pháp được dùng phổ biến trong điều trị bệnh thừa sắt như:

Điều trị bằng phương pháp nội khoa

Sử dụng các loại thuốc để hạn chế tới mức tối đa các nguyên nhân gây ra những bệnh lý như bệnh gan, bệnh tim, bệnh tiểu đường…

Phương pháp lấy máu

Đây là một trong những phương pháp điều trị thừa sắt an toàn và hiệu quả cho người bệnh bằng cách truyền thải sắt được thực hiện liên tục.

Khi bắt đầu điều trị bác sĩ sẽ chỉ định lấy khoảng 470ml máu, thực hiện lấy một đến 2 lần trong tuần đều được.

Tiếp đến sẽ thực hiện đến khi nào nồng độ sắt trong cơ thể được  duy trì ở mức bình thường, thì giảm dần tần suất lấy máu hoặc không cần phải truyền thải sắt nữa.

Phương pháp dùng thủ thuật mở tĩnh mạch

Đối tượng được chỉ định dùng phương pháp này thường là những người đã có tiền sử mắc các bệnh như gan, tim hoặc tiểu đường…

benh-thua-sat
Khi bổ sung sắt người dùng cần có những lưu ý gì?

5. Các lưu ý khi bổ sung sắt

Những việc nên làm

  • Hãy nhớ rằng sắt sẽ được hấp thu tốt hơn khi bụng đói, do đó thời điểm tốt nhất bạn nên uống là 1 giờ trước khi ăn và 2 giờ sau khi ăn.
  • Tuyệt đối không nên uống thuốc khi nằm và nên uống với nửa cốc nước. Tuyệt đối không nhai thuốc mà hãy nuốt cả viên theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc thì nên bổ sung các loại trái cây, nước giàu Vitamin C để giúp sắt được chuyển hóa dễ dàng hơn.

Những việc không nên làm

  • Hạn chế tới mức tối đa việc uống sắt cùng với canxi. Vì có thể xảy ra tương tác làm hiệu quả của thuốc bị suy giảm. Do đó nên uống hai loại thuốc này ở những thời điểm khác nhau. Nếu người bệnh chưa rõ việc này thì hãy hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên gia để được tư vấn chính xác hơn.T
  • Không uống sắt ngay gần với giờ đi ngủ vì nó sẽ khiến cho người dùng mất ngủ, khó ngủ...
  • Không sử dụng thuốc, chè, cà phê, cùng với thời điểm uống sắt vì sẽ làm quá trình hấp thu sắt bị suy giảm.
  • Tránh uống chung với một số thuốc như thuốc giảm tiết axit trong điều trị loét dạ dày, các kháng sinh tetracyclin, levothyroxin, ciprofloxacin...vì chúng đều làm giảm hấp thu sắt.

Biện pháp phòng ngừa bệnh thừa sắt

  • Những người bệnh có tiền sử mắc bệnh gan, tim mạch, tiểu đường nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều sắt như:  ngũ cốc, đậu đỗ, rau bina, hạt vừng, thịt màu đỏ... Vì không phải muốn bổ sungm bao nhiêu lượng sắt vào cơ thể đều được. Ngoài ra, những bệnh nhân này không nên bổ sung  sắt hay vitamin C hằng ngày.
  • Bệnh nhân tổn thương gan không nên sử dụng đồ uống chứa cồn. Thay vào đó, nên kết hợp các sản phẩm ngăn cản sự hấp thu sắt như sữa, phô mai, sữa chua, trà...
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây chứa nhiều chất xơ để giảm hấp thu sắt.

 

Tóm lại, bệnh thừa sắt khá nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Hi vọng qua bài viết do Cao Đẳng Y Tế Hà Nội  chia sẻ ở trên, bạn đọc sẽ nắm rõ hơn các thông tin của bệnh và có các biện pháp chủ động phòng tránh tốt hơn.