Bệnh suy thận mạn hay còn gọi là suy thận mạn tính, bệnh thận mạn tính, là tính trạng mất dần chức năng hoạt động của thận. Thận lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, sau đó được bài tiết qua nước tiểu. Khi bệnh suy thận mạn tính đến giai đoạn phát triển, chất lỏng chất điện giả và chất thải trong cơ thể bạn có thể được tích tụ.
1. Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết của bệnh suy thận mạn
Suy thận mạn hay còn gọi là bệnh thận mạn, tình trạng bệnh xảy ra do quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Khi mắc bệnh suy thận mạn, thận không thể loại bỏ các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ thể, lượng muối trong máu và canxi. Các chất thải sẽ tồn đọng trong cơ thể và gây hại cho người bệnh.
Bệnh suy thận mạn thường xảy ra đột ngột và phát triển từ từ. Bệnh tiến triển chậm và thường không xuất hiện triệu chứng cho tới khi đã ở tình trạng nguy hiểm gây hại cho người bệnh.
Bệnh suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của thận, gây ra tổn thương thận trong khoảng thời gian dài, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm.
Ở Việt Nam nguyên nhân hàng đầu vẫn là bệnh cầu thận mạn các thể loại khác nhau, sau đó đến viêm thận bể thận mạn do sỏi, đái tháo đường, tăng huyết áp… Cụ thể các nguyên nhân gây ra bệnh suy thận mạn bao gồm:
-
Bệnh tiểu đường:Đây là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, số bệnh nhân bị tiểu đường mắc suy thận mạn chiếm khoảng 20 - 40%.
-
Huyết áp cao: Điều này cản trở sự cung cấp máu đến các cơ quan khác, trong đó có thận. Ngoài ra tăng huyết áp còn phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả gây ra cho thận không thể lọc được những chất cặn bã độc hại cũng như dư thừa ra ngoài và gây nên bệnh suy thận mạn.
-
Viêm thận kẽ: Tình trạng rối loạn khu vực quanh các nephron gây ra tình trạng viêm, sưng thận và biến chứng thành suy thận mạn.
-
Tắc nghẽn đường tiết niệu, từ các tình trạng như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt,…
-
Viêm đài bể thận: Viêm đài bể thận là một loại nhiễm trùng tiểu ít gặp so với các nhiễm trùng đường tiết niệu khác, nhưng chúng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tình trạng này là viêm bể thận mãn tính, và có thể dẫn đến suy thận.
-
Do di truyền: Người bệnh cũng có nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn tính cao hơn những người khác nếu trong gia đình
- Ngoài các nguyên nhân ở trên thì độ tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh suy thận mãn tính: Những người càng lớn tuổi càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn với độ tuổi khác. Theo thống kê ở độ tuổi 65 - 74 khả năng mắc bệnh thì tỉ lệ nam giới chiếm khoảng 1/5 và nữ giới chiếm khoảng 1/4.
Nếu người bệnh còn có các thắc mắc về bệnh thì hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên gia để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Rôm sảy là gì? Trẻ bị rôm sảy nên bôi thuốc gì để an toàn và nhanh khỏi?
- Cách chăm sóc trẻ bị sốt ra nhiều mồ hôi hiệu quả
- Tác dụng của hạt ươi tốt cho sức khỏe mà bạn nên biết
Triệu chứng bệnh suy thận mạn
Các triệu chứng của bệnh suy thận mạn sẽ được phát triển theo thời gian, nếu tổn thương thận tiến triển chậm. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cần chú ý.
-
Huyết áp tăng cao, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn.
- Đau ngực nếu chất lỏng tích tụ quang lớp lót của tim
-
Ăn không ngon, ngủ không sâu giấc.
-
Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, người xanh xao, ngứa dai dẳng.
-
Co giật cơ bắp và chuột rút.
-
Chất lỏng dư thừa chưa thể đào tiết ra ngoài, dẫn đến tích tụ trong phổi và gây khó thở.
-
Đau vùng thắt lưng, đau cạnh hông hoặc đau vùng khớp háng. Có khi là đau bụng với cơn đau quặn thận.
-
Bệnh nhân cũng gặp phiền toái trong vấn đề đi tiểu: tiểu nhiều lần, cảm giác nóng rát hoặc đau khi tiểu, một số trường hợp có tiểu ra máu.
Thường thì người bệnh sẽ rất khó để phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh suy thận cấp. Khi mới có bệnh sẽ xuất hiện rất ít những dấu hiệu nhận biết về bệnh và thường chỉ đến những giai đoạn nghiêm trọng hơn thì mới có thể nhận ra. Cũng do dấu hiệu của bệnh suy thận mạn có nhiều dấu hiệu giống với dấu hiệu của bệnh suy thận cấp nên tốt nhất khi thấy có các dấu hiệu bất thường cần đi khám để có xác định chính xác mắc bệnh gì và có liệu trình điều trị phù hợp.
2. Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận mạn
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận mạn mà bạn cần chú ý:
-
Sự gia tăng đột ngột Kali trong máu: Các triệu chứng nghiêm trọng hơn của tăng kali máu bao gồm nhịp tim chậm và mạch yếu. Tăng kali máu nghiêm trọng có thể dẫn đến tim ngưng đập gây tử vong.
-
Kiểm soát không tốt lượng nước khi thận bị suy yếu sẽ dẫn đến tích tụ dịch ở trong phổi hoặc phù nề ở cánh tay và chân.
-
Thiếu máu: Biến chứng thường xuất hiện ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn ở giai đoạn cuối. Vì thế việc điều trị thiếu máu cần được thực hiện sớm để tránh khả năng làm gia tăng các bệnh lý nguy hiểm khác.
-
Trong quá trình mang thai có bất kỳ biến chứng nào xảy ra thì đều ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi đang phát triển.
-
Nguy hiểm đến tính mạng khi ở giai đoạn cuối chức năng của thận bị hỏng nghiêm trọng.
Suy thận mạn có các biến chứng khá nguy hiểm, nếu người bệnh có mắc phải thì cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh và giảm thiểu những điều đáng tiếc nhất có thể xảy ra
3. Điều trị bệnh suy thận mạn hiệu quả
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh suy thận
Trước khi chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán y tế như:
- Thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu: nhằm xác định các chức năng thận có bị suy giảm hay gặp vấn đề gì bất thường hay không.
- Tiến hành các xét nghiệm khác: theo dõi và kiểm soát tốt các mức độ hoạt động của thận.
- Chụp X - Quang: kiểm tra kích thước của thận, loại trừ các rối loạn khác có thể làm tổn thương thận và tắc nghẽn sự lưu thông của nước tiểu như bệnh sỏi thận hoặc u thận.
Các phương pháp điều trị bệnh
Khi đã có kết quả và xác định được mức độ nghiêm trọng của thận mà người bệnh mắc phải. Bác sĩ sẽ điều trị và chỉ định điều trị các biểu hiện cụ thể như:
-
Điều trị thiếu máu: Có thể sử dụng phương pháp truyền máu. Hoặc sử dụng thuốc Erythropoietin, một loại thuốc giúp tủy xương tạo ra nhiều tế bào máu hơn. Ngoài ra bổ sung sắt, vitamin 12, acid folic hoặc vitamin và khoáng chất khác.
-
Điều trị cao huyết áp:Thuốc ức chế beta giúp làm giãn động mạch, tim đập chậm hơn và ít gây áp lực lên tim. Cách điều trị này làm giảm áp lực máu bơm qua động mạch ở mỗi nhịp tim. Nó cũng chặn 1 số loại nội tiết tố khiến huyết áp tăng.
-
Điều trị giảm mức cholesterol: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc statin để giảm cholestrol trong cơ thể. Nhiều khi thay đổi nếp sống cho lành mạnh không đủ để hạ mức cholesterol. Khi thay đổi nếp sống bạn phải lựa chọn nếp sống nào mà bạn có thể tiếp tục duy trì sự thay đổi lâu dài và bạn đừng nên nản lòng khi không thấy kết quả ngay.
-
Sử dụng thuốc lợi tiểu để giảm kali máu thông qua việc tăng kali bài tiết ra nước tiểu. Cần lưu ý là hầu hết các thuốc lợi tiểu đều tăng bài tiết kali qua thận. Chỉ có thuốc lợi tiểu tái hấp thu kali làm giảm bài tiết kali qua thận.
-
Các thuốc kích thích thụ thể adrenergic beta-2, như albuterol và epinephrine, cũng được sử dụng để thúc đẩy vận chuyển kali vào trong các tế bào.
Điều trị với các trường hợp nặng hơn
Lọc máu: Đây là một kỹ thuật giúp duy trì cuộc sống cho những bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối hoặc tổn thương thận cấp. Tuy nhiên lọc máu chỉ thay thế được cho chức năng bài tiết của thận, mà không thay thế được chức năng nội tiết của thận. Trừ khi được ghép thận thành công còn bệnh thận mạn là quá trình không thể hồi phục và một khi diễn biến bệnh đã nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ cần được lọc máu suốt phần đời còn lại.
Ghép thận: Ghép thận hoặc cấy ghép thận là của một người vào một bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối.. Vị trí thuận lợi nhất để đặt thận mới thường là vùng hố chậu bên phải (cũng có thể là bên trái). Một người có thể được ghép thận được nhiều lần, nếu thận ghép bị hỏng.
Thực phẩm tốt cho người bệnh suy thận mạn
Theo các chuyên gia là bác sĩ đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội chia sẻ về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân mắc suy thận mạn nên như sau:
-
Hạn chế sử dụng protein từ động vật: ăn uống giàu đạm làm tăng đáng kể nguy cơ bị ung thư và làm giảm tuổi thọ nghiêm trọng. Cần cân nhắc sử dụng kết hợp giữa đạm động vật và đạm thực vật. Các loại thực phẩm giàu vitamin như các loại thịt, trứng, sữa, các loại hải sản, nội tạng động vật… Sử dụng đồng hành kết hợp với các thực phầ, giàu chất xơ như như rau, hoa quả, bánh mì, ngũ cốc,…
-
Sử dụng những loại thực phẩm ít Kali: Chế độ ăn hạn chế kali rất quan trọng vì thận suy yếu đã giảm hoặc mất đi chức năng đào thải kali. Ăn nhiều thực phẩm có chứa kali, kali trong máu sẽ tăng và làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của tim. Vì vậy chế độ ăn hạn chế kali cần phải cân đối, phải lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể nhưng cần phải ít kali.
-
Tránh sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều muối: Cơ thể cần muối để hoạt động bình thường, tuy nhiên ăn quá nhiều muối có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ, đau tim, cao huyết áp và bệnh suy thận mạn. Ăn mặn hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, do vậy, hãy tránh sử dụng những loại thực phẩm đồ ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh, các loại thực phẩm đóng hộp,…
- Không hút thuốc lá. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hút thuốc lá là một yếu tố gây ra tiểu đạm làm tổn thương thận.
-
Duy trì tốt thói quen sinh hoạt khoa học. Cố gắng duy trì thói quen sinh hoạt thường ngày của bạn, làm những gì bạn cảm thấy thích, tiếp tục làm việc nếu tình trạng sức khỏe bạn cho phép. Điều này giúp bạn tránh được cảm giác buồn bã hoặc những suy nghĩ tiêu cực mà bạn có thể gặp phải sau chẩn đoán và trong quá trình điều trị.
-
Tập thể dục đều đặn các ngày trong tuần: Ngay sau khi tập luyện, cơ thể bắt đầu hấp thụ proteins và carbohydrates nhanh hơn bình thường gấp 4 lần. Do đó, có thể giảm cân nhanh chóng. 30 phút mỗi ngày và tập luyện với thể trạng sức khỏe của bạn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Cần đi kiểm tra định kỳ để tầm soát bệnh này, phát hiện sớm sẽ giúp cho có biện pháp dự phòng và điều trị để làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn tính.
Bệnh suy thận mạn là một trong những căn bệnh nguy hiểm, nên người bệnh cần hết sức chú ý. Nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nêu trên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được sự thăm khám và điều trị của bác sĩ một cách kịp thời.