24/03/2020 Người đăng : Trần Thị Mai
Đau bụng có thể chỉ là hiện tượng bình thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cũng có trường hợp là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là tình trạng đau bụng phải trên rốn. Để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này bạn đọc nên theo dõi bài viết dưới đây!
Đau bụng bên phải trên rốn là bệnh gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc, hãy theo dõi thông tin dưới đây để có lời giải đáp cụ thể như:
Thông thường khi đau bụng bên phải thường là do các bệnh lý về gan, viêm gan, ung thư gan. Tuy rằng không có điểm chung hay có những triệu chứng điển hình. Chỉ xuất hiện một vài cơn đau âm ỉ ở bụng bên phải, người bệnh cần theo dõi cơ thể thêm các triệu chứng như có vàng da, vàng mắt hay không, sụt cân, kém ăn hay mệt mỏi?
Dấu hiệu dễ dàng nhận biết của bệnh là đau bụng bên phải trên rốn và chấn thủy, cơn đau thường xảy ra với mức độ dữ dội. Khoảng cách giữa mỗi lần đau có thể là vài ngày hoặc cũng có những trường hợp vài tháng, vài năm mới tái phát.
Đây là tình trạng thận nhiễm trùng do sự xâm nhập cả vi khuẩn từ bàng quang, niệu quản hoặc nệu đạo, cũng có thể xuất hiện ở cả hai bên thận.
Khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu người bệnh sẽ thấy cảm giác đau bụng bên phải trên rốn, bên cạnh đó còn thấy khó chịu ở bên lưng hoặc dưới háng. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể bị tổn thương vĩnh viễn.
Trong trường hợp thấy cơn đau bụng phía bên phải trên rốn như bị cuộn lại, bụng chướng lên kèm theo đó là các triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón thì đó là các biểu hiện của bệnh đau ruột già.
Khi bị như vậy người bệnh nên đi trung tiện để cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan
Tùy thuộc vào sự chuyển động của ruột thừa mà các cơn đau bụng sẽ ở bên phải hoặc bên trái. Nhưng có thể nhận biết căn cứ vào các dấu hiệu đi kèm như mệt mỏi, chán ăn, tiêu hóa chậm.
Dấu hiệu thường gặp khi bị viêm bàng quang là các cơn đau dữ dội ở vùng xương mu, kèm theo đó là triệu chứng đau bụng phải trên rốn, mỗi lần đi tiểu sẽ thấy đau rát, nước tiểu đục có kèm theo mủ và máu, mùi hôi.
Sỏi thận là quá trình tích lũy muối, khoáng chất và hình thành các tinh thể. Khi bị mắc sỏi thận người bệnh không thể tự cảm nhận được khi hình thành sỏi trong bụng mà chỉ đến khi sỏi có kích thước lớn và dần di chuyển trong thận, niệu quản thì mới xuất hiện triệu chứng đau ở bụng bên phải, lưng,hông, háng.
Tuy nhiên tình trạng đau còn phụ thuộc vào loại sỏi, kích thước sỏi và vị trí mà sỏi di chuyển.
- Ngoài ra, hiện tượng đau bụng bên phải trên rốn còn phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng giới như:
Nếu nguyên nhân xuất phát từ thoát vị, nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi thận, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, thai ngoài tử cung… người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Khi gặp tình trạng đau bụng bên phải trên rốn thì tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, người bệnh không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Vì việc dùng thuốc bừa bãi có thể gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc cản trở việc chẩn đoán chính xác bệnh. Đặc biệt cần đi đến các cơ sở y tế nếu nhận thấy các dấu hiệu như:
Trước khi đưa ra phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác thì bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số phương pháp chẩn đoán nhằm xác định nguyên nhân gây ra bệnh và điều trị chính xác có hiệu quả hơn.
Một số phương pháp kỹ thuật thường được dùng trong chẩn đoán bệnh bao gồm:
Khi mức độ đau bụng của người bệnh không quá nghiêm trọng hay đi kèm những dấu hiệu nguy hiểm thì có thể tự chăm sóc và làm dịu cơn đau bụng tại nhà bằng các biện pháp như:
Theo các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội thì đau bụng phải trên rốn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, điều này sẽ gây ra sự mệt mỏi, khó chịu cho cơ thể. Nên tốt nhất hãy giữ cho mình tinh thần thoải mái, tránh làm việc quá sức, tránh căng thẳng và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Trên đây là thông tin giải đáp cho vấn đề đau bụng bên phải trên rốn là bệnh gì? Hi vọng đã cung cấp thêm cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích để từ đó có cách đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình và những người thân bên cạnh.
Chúc bạn đọc luôn mạnh khỏe!