Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chia sẻ các cách chữa đau đầu cho mẹ bầu không sử dụng thuốc


Đau đầu khi đang mang thai là tình trạng khá phổ biến ở đầu hoặc cuối thai kỳ nhiều mẹ bầu có thể gặp phải. Các cơn đau đầu này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu, thai nhi. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn triệu chứng đau đầu khi mang thai và các mẹo chữa không cần dùng đến thuốc.

1. Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai

Trong quá trình mang thai cơ thể người mẹ sẽ không ngừng có các thay đổi khác nhau và việc xảy ra triệu chứng đau đầu cũng nằm một trong các thay đổi đó.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu như:

  • Khi mang thai nội tiết tố thay đổi trở thành nguyên nhân chính để dẫn đến triệu chứng đau đầu ở bà bầu.
  • Các dấu hiệu ốm nghén, tâm trạng thường xuyên căng thẳng và mệt mỏi làm cho tình trạng đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Mắc chứng viêm xoang khi măng thai cũng khiến cho mẹ bầu đau đầu.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp làm ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh của mẹ bầu như ăn uống thất thường, không đúng bữa hoặc thường xuyên thức khuya, làm cho cơ thể mệt mỏi…
  • Môi trường cũng gây ra đau đầu do gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh căng thẳng, bà bầu phải sống ở những môi trường quá ồn, khói bụi, ô nhiễm…

Xem thêm các bài viết liên quan

meo-chua-dau-dau-cho-me-bau
Đau đầu trong suốt thai kỳ là tình trạng phổ biến, tuy nhiên điều trị chúng thì khá phức tạp

- Thông thường các triệu chứng đau đầu sẽ trở nên trầm trọng hơn vào thời kỳ đầu và cuối của thai kỳ, cụ thể là do:

  • Thời kỳ 3 tháng đầu: trong cơ thể mẹ bầu sẽ có sự thay đổi hormone, căng cơ, trọng lượng cơ thể tăng, hệ thống tuần hoàn máu ở cơ thể cũng bị xáo trộn.
  • Thời kỳ 3 tháng cuối: Trọng lượng của thai nhi tăng lên làm quá trình lưu thông máu lên não sẽ bị ảnh hưởng và gây đau đầu.
  • Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng tình trạng đau đầu ở mẹ bầu như: thiếu ngủ, uống nước không đủ để cung cấp cho các hoạt động khác của cơ thể, hạ đường huyết, vẫn thường xuyên sử dụng chế độ ăn uống không phù hợp có chứa nhiều Caffein…

Nếu mẹ bầu vẫn còn thắc mắc đến các nguyên nhân gây ra đau đầu trong thời kỳ mang thai thì hãy hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác, cụ thể hơn.

2. Đau đầu khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Các cơn đau đầu ở trường hợp nhẹ sẽ xảy ra và nhanh chóng biến mất, đặc biệt khi bà bầu bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ hoặc sau khi sinh xong. Khi này mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên nếu tình trạng đau đầu khi mang thai kéo dài trong suốt một thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Trên thực tế thì nhiều mẹ bầu không biết rằng mẹ bầu bị đau đầu trong thai kỳ sẽ cảnh báo dấu hiệu nguy cơ tiền sản giật, biến chứng hoặc xảy ra đa số ở 3 tháng đầu mang thai.

Bệnh có thể đi kèm với các triệu chứng như cao huyết áp, sưng phù cơ thể, thừa protein trong nước tiểu. Nếu không điều trị và cải thiện kịp thời, tình hình sẽ trở nên nguy hiểm khi mẹ bầu tiến về 3 tháng cuối.

3. Cách chữa đau đầu cho mẹ bầu

Khi mang thai không nên sử dụng thuốc bừa bãi vì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu do đó các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Y Điều Dưỡng Hà Nội  hướng dẫn mẹo chữa đau đầu cho mẹ bầu mà không cần dùng thuốc như:

Chườm ấm/ lạnh

Cách chườm ấm hoặc lạnh đều có thể giúp chữa đau đầu cho bà bầu. Khi chườm nóng các mạch máu sẽ được giãn nở đồng thời làm tăng lượng máu ở những vị trí bị đau sẽ được lưu thông và loại bỏ được các cục máu đông gây ra cơn  đau đầu.

Chườm lạnh sẽ là phương pháp tốt nhất và được nhiều bà mẹ mang thai lựa  chọn để thoát khỏi các cơn đau đầu. Bạn có thể thực hiện bằng cách dùng chiếc khăn nhúng vào nước lạnh, đắp lên vùng trán để thắt chặt lại các mạch máu, dẫn đến thu nhỏ phần mô cơ và da ở khu vực này. Từ đó sẽ giúp giảm đau nhanh  chóng.

Uống đủ nước hàng ngày

Uống đủ nước, tuy là một  hành động bình thường nhưng lại mang đến tác dụng rất lớn đó là đẩy lùi nhanh chóng các cơn đau đầu gây khó chịu cho người bệnh. Vì nước rất tốt cho quá trình lưu thông máu và các khoáng chất quan  trọng khác trong cơ thể.

Chính vì vậy việc uống nhiều nước ngoài tác dụng cung cấp đầy đủ nước cho các hoạt động khác của cơ thể thì còn hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các cơn đau đầu làm phiền mẹ bầu. Tốt nhất nên  uống nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây. Nên hạn chế các loại đồ uống có gas, nước ép trái cây đóng chai sẵn.

Massage

Viêc xoa bóp ở các vị  trí như lưng, vai gáy, cổ và đầu sẽ là một cách tuyệt vời để hỗ trợ tốt những cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu. Do  đó nên thực hiện thường xuyên các động tác masage. Nếu mẹ bầu thấy khó  khăn để massage đến các vị trí đó thì hãy nhờ chồng để giúp giảm đau hiệu quả và nhanh chóng.

meo-chua-dau-dau-cho-me-bau
Chế độ ăn uống sẽ giúp hỗ trợ mẹ bầu điều trị tốt các triệu chứng đau đầu

Xây dựng chế độ ăn uống cho phù hợp

Sở thích ăn uống của mẹ bầu khi mang thai cũng sẽ có những thay đổi, tuy nhiên mẹ bầu cần xây dựng thực đơn phù hợp để đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi đồng thời khắc phục được chứng đau đầu có thể xảy ra.

Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như rau chân vịt, mía, bông cải xanh, mía, sữa tươi, anh đào, đậu trắng, khoai tây… sẽ giúp cho máu lưu thông tốt lên não làm giảm đau đầu.

Kết hợp nghỉ ngơi và vận động

Khi mới bắt đầu mang thai  có nhiều chị em chưa kịp thích nghi với thay đổi này, đặc biệt là làm quen với các triệu chứng như choáng váng, nôn, nghén… hãy dành thật nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi trong khoảng thời gian đó.

Bà bầu tập thể dục không những cải thiện sức khỏe, giảm stress, hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn mà còn hạn chế sự xuất hiện của các cơn đau đầu không cần thiết. Việc  lựa chọn hình thức vận động cũng vô cùng quan trọng với thể trạng  từng mẹ bầu như: yoga, đi bộ, bơi lội. đạp xe, đi bộ nhẹ nhàng…

Hi vọng với những thông tin đã được  chia sẻ ở trên, bạn đọc đã có các cách chữa đau đầu cho mẹ bầu đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn đọc có thắc mắc gì hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo cùng chuyên mục để được giải đáp nhé!