Hầu hết các bậc phụ huynh sẽ thấy rất lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ. Nhưng lại chưa hiểu rõ rằng triệu chứng đó có liên quan đến bệnh lý nào hay chỉ là dấu hiệu thông thường. Hãy cùng lý giải triệu chứng này và tìm cách khác phục phù hợp hơn ở bên dưới bài viết!
Trẻ lắc đầu khi ngủ đây là một hiện tượng trẻ xuất hiện các cử động lặp đi lặp lại và thường gặp trước khi và trong lúc bé đang ngủ.
Thực tế đây là một triệu chứng không gây hại gì nếu như bé vẫn phát triển bình thường và khỏe mạnh.
Hiện tượng trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ là một hiện tượng khá phổ biến ở các bé từ 6 đến 9 tháng tuổi và sẽ tự biến mất khi trẻ càng lớn dần.
1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ
Có thể lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:
Trẻ bị mắc viêm tai giữa
Tình trạng viêm tai giữa hoặc viêm nướu sẽ khiến trẻ hay lắc đầu khi ngủ nhằm giúp cơ thể thoải mái hơn. Sở dĩ do khi trẻ nằm ngủ chất dịch trong tai dồn về phía màng nhĩ khiến trẻ cảm thấy khó chịu vô cùng nên phải lắc đầu để dễ chịu hơn. Còn nữa do trẻ sơ sinh chưa thể nói nên sẽ biểu hiện bằng cách lắc đầu.
Cách để bám vào mẹ khi trẻ bú mẹ
Đó chỉ là một cách thể hiện rằng trẻ muốn bám vào mẹ khi đang bú. Khi đã thực hiện hành động quen rồi thì trẻ sẽ càng thích thúc và phần khích hơn nữa.
Việc này thường xảy ra khi trẻ ở 3 tháng đầu điều này sẽ giúp bé kiểm soát phản xạ cơ bắp và học cách bám dễ dàng hơn.

Trẻ tự ru bản thân ngủ
Sự rung lắc liên tục sẽ khiến trẻ dễ ngủ hơn khi rơi vào tình trạng chóng mặt. Do đó các bà mẹ không nên quá lo lắng khi thấy trẻ lắc đầu trước khi ngủ vì đó là mẹo của con tự làm để đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Thiếu canxi
Nếu mẹ nhận thấy con trẻ có hiện tượng lắc đầu liên tục kèm, theo các triệu chứng như rụng tóc vành khăn, quấy khóc, ra mồ hôi trộm thì rất có thể do trẻ đang bị thiếu hụt canxi.
Nên cho con đi kiểm tra tại các cơ sở chuyên khoa và có biện pháp bổ sung canxi cho phù hợp hơn.
Trẻ lắc đầu để kiểm soát cơ thể
Khi cơ thể trẻ đang dần phát triển nên chúng muốn khám phá bản thân mình bằng những việc bắt chước hành động của mọi người. Vì thế đừng quá băn khoăn nếu nhìn thấy con yêu của mình đang cố gắng lắc đầu, chỉ là bé đang học và kiểm tra xem cơ thể mình hoạt động thế nào thôi.
Gặp các vấn đề về thần kinh
Rất khó khăn trong việc kết luận trẻ lắc đầu liên tục là gặp phải các vấn đề về thần kinh. Tuy nhiên nếu thấy hiện tượng này kéo dài trong suốt một thời gian và kèm theo các hiện tượng khác thì là một điều rất đáng lo ngại.
>> Xem thêm các bài viết liên quan
- Công dụng thuốc Cefazolin và liều dùng cho tiết trong điều trị
- Ăn dứa nóng hay mát? Tác dụng của dứa đối với sức khỏe người dùng là gì?
- Những nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh phù bạch huyết
2. Trẻ sơ sinh lắc đầu có nguy hiểm không?
Trong trường hợp trẻ sơ sinh có hiện tượng lắc đầu nhưng bé vẫn phát triển bình thường thì các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng vì đó là một trong những hoạt động để bé tự kiểm soát các hành động của mình cũng như giải phóng n ăng lượng hoặc ru mình vào giấc ngủ sâu hơn, theo các chuyên gia y tế thì đây chính là hiện tượng rối loạn vận động nhịp nhàng.
Còn nếu trẻ sơ sinh lắc đầu kèm theo một số hiện tượng như mắt lờ đờ, không thích chơi đùa như mọi khi, quấy khóc, rụng tóc, ra mồ hôi trộm… thì các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám vì rất có thể trẻ đã bị mắc một trong số những căn bệnh đã đề cập đến ở trên.

3. Cha mẹ nên làm gì khi bé có hiện tượng lắc đầu
Chắc chắn một điều rằng bất cứ một bậc cha mẹ nào khi thấy con mình khi xuất hiện hiện tượng lắc đầu cũng cảm thấy lo lắng. Các mẹ có thể làm theo một số mẹo dưới đây để giúp trẻ hạn chế lắc đầu thường xuyên:
- Sự quan tâm quá mức, hay tìm cách ngăn cản của người lớn sẽ càng làm cho trẻ kéo dài thêm thời gian lắc đầu mà thôi. Điều cần làm là ngừng chú ý đến và không phản ứng lại khi bé đang lắc đầu.
- Theo dõi tần suất và khoảng thời gian trong mỗi lần trẻ lắc đầu. Từ đó có thể xác định được nguyên nhân cho việc con lắc đầu.
- Dành nhiều thời gian chơi cùng, quan tâm để trẻ cảm thấy được thoải máu và giảm tải các căng thẳng mà bé phải chịu đựng vào ban ngày. Việc massage nhẹ nhàng khiến bé dễ chịu cũng là cách để làm dịu phản xạ của bé.
- Để trẻ vui đùa và vận động nhằm mục đích giải tỏa những năng lượng dư thừa. Ngoài ra khi vận động nhiều trẻ sẽ mệt và dễ ngủ, ngủ ngon hơn.
- Giúp trẻ giảm nhu cầu thực hiện các động tác nhịp nhàng lúc ngủ thì bạn có thể cho trẻ chơi các trò nhịp nhàng như xích đu, bập bênh, vỗ tay…
- Có đôi khi môi trường xung quan h sẽ khiến trẻ muốn lắc đầu. Việc mẹ cần làm là xem trẻ lắc đầu nhiều nhất ở môi trường nào. Sau đó nên mang sự thay đổi môi trường đó và xem trẻ còn lắc đầu hay không.
- Giai điệu nhạc nhẹ nhàng vui vẻ không chỉ giúp tâm lý trẻ thư thái mà còn giúp bé giải tỏa năng lượng nhờ vào những điệu nhảy theo nhạc.
Khi nào trẻ cần đi khám bác sĩ?
Thay vì suy đoán mò, dẫn đến hoang mang, lo sợ, nếu thấy con lắc đầu bất thường, cha mẹ nên tìm đến bác sĩ, người có chuyên môn để được tư vấn và xử trí kịp thời.
- Giữa trẻ và các thành viên trong gia đình không có sự tương tác với nhau.
- Mỗi khi có chuyện gì giận giữ trẻ thường biểu hiện bứt tóc, đập tay chân vào đầu hoặc tường.
- Nhạy cảm với một số loại âm thanh.
- Không muốn chơi đồ chơi hoặc cha mẹ ẵm.
- Không ngoảnh lại khi có người gọi tên mình.
Cao Đẳng Điều Dưỡng Chính Quy đã chia sẻ đến bạn đọc thông tin đầy đủ và chi tiết của hiện tượng trẻ lắc đầu khi ngủ. Nếu bạn có gì còn thắc mắc hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.