24/10/2019 Người đăng : Trần Thị Mai
Dứa là một loại quả có chứa nhiều Vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nhưng nhiều người dùng thắc mắc ăn dứa nóng hay mát? Có lợi ích gì nếu ăn thường xuyên hay không? Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin bổ ích nhé các bạn!
Dứa là trái cây của miền Nhiệt đới cà có nguồn gốc từ các quốc gia Brazil, Paraguay ở Trung và Nam Mỹ.
Bên cạnh việc dùng là một loại quả để ăn, ở một số nước trên thế giới, Dứa còn là biểu tượng của sự hân hoan đón tiếp và lòng hiếu khách và được trang trí trên các cánh cửa ra vào chính, trên tường và ngay cả trong nhà, trên các kỷ vật bằng kim loại, gốm, sứ hoặc bàn ghế gỗ…
Trong 100g dứa có các thành phần như: 90,5g nước, 0,8g protid, 1g axit hữu cơ, 6,5 glucid, 15mg canxi, 17mg photpho, 0,5mg sắt, 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten, v.v...
Dứa tươi có hương vị nồng ngọt, mát, nhiều nước rất thích hợp để làm món tráng miệng, đặc biệt có thể chế biến thành nhiều món khác nhau.
Đa phần người sử dụng sẽ ăn dứa theo cách: Sau khi gọt vỏ, khía xéo để bỏ mắt, dứa được bổ dọc làm tám hoặc cắt khoanh tròn mỏng vừa phải, rắc thêm một nhúm đường, bỏ tủ lạnh độ 15 phút rồi mang ra ăn.
Không thể không nhắc đến món nước dứa hòa với một chút đường bỏ trong tủ lạnh và uống giữa thời tiết mùa hè oi bức.
Dứa có thể dùng trong xào nấu với thịt hoặc cá. Hay cũng có thể dùng để nấu canh chua, khi nấu, hơi nóng làm mềm dứa vì chất cellulose tan rã, dứa hút gia vị và chất ngọt của thịt cá.
Dứa sấy hoặc mứt dứa cũng là một trong những món ăn vặt từ dứa khá thơm ngon và bổ dưỡng.
Trước khi tìm hiểu ăn dứa nóng hay mát, chúng ta hãy cùng xem những lợi ích bất ngờ mà dứa mang lại cho người dùng:
Xem thêm các bài viết liên quan
Không ăn dứa khi thấy bị dập nát: Do dứa là một loại cây mọc rất gần so với mặt đất, vỏ ngoài lại có nhiều mắt nên sẽ là nơi cư trú lý tưởng của nhiều loại nấm. Đặc biệt khi dứa bị dập, sẽ là lúc nấm hoặc các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào trong phần thịt của quả. Người dùng ăn phải sẽ có các triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, khó chịu, nổi mề đay… đó chính là dấu hiệu bị ngộ độc.
Không ăn trực tiếp khi dứa còn xanh: Dứa sẽ trở lên rất độc hại nếu được ăn trực tiếp hoặc ép nước uống khi còn xanh, có thể gây ra tình trạng tiêu chảy ở mức độ nặng hoặc nôn mửa.
Không ăn dứa khi đói bụng: Dứa là trái cây rất thích hợp ăn vào mùa hè, nhiều nước, mát. Mặc dù vậy nếu khi đói bụng ăn sẽ thấy cơ thể nôn nao, cồn cào ruột. Nguyên nhân chủ yếu do các chất hữu cơ và bromelin có trong thành phần dứa tác động trực tiếp và mạnh nên niêm mạc dạ dày và ruột.
Không ăn dứa khi đang mang thai: Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Ngoài phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai không nên ăn dứa thì những người mắc các vấn đề về sức khỏe: có tiền sử tiểu đường, thừa cân, bệnh nhân bị huyết áp cao, người mắc bệnh viêm mũi họng, bệnh dạ dày…
Bên cạnh việc ăn dứa nóng hay mát thì người dùng cũng nên lưu ý vì có trường hợp dứa có thể gây dị ứng nhẹ ở da. Mọi loại thực phẩm đều có mặt tốt nếu ta sử dụng đúng cách và mặt xấu nếu ta sử dụng sai cách hoặc quá lạm dụng.
Theo Cao Đẳng Dược Hà Nội thì chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định dùng luôn. Trong trường hợp chưa dùng đến thì cần bảo quản ở những nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp và không nên để trong thời gian dài. Ăn dứa nóng hay mát thì chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời rồi đúng không nào? Nên nhớ tuy nhiên dù dứa có tốt và bổ dưỡng đến bao nhiêu thì chúng ta cần ăn một lượng vừa phải, không nên ăn dứa nhiều sẽ gây ra nóng và một số ảnh hưởng khác đến sức khỏe. Và bạn nên nhớ rằng, mụn xuất hiện còn phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác, không chỉ riêng ăn dứa, cho nên đừng nghĩ vậy mà loại bỏ thực phẩm này ra khỏi thực đơn mình nhé.