Bệnh Phù bạch huyết là gì? Các triệu chứng nhận biết bệnh Phù Bạch Huyết ra sao? Có những biện pháp nào được dùng chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa bệnh là gì?... Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp đầy đủ và chi tiết ở trong bài viết. Mời các bạn theo dõi thông tin dưới bài viết để được giải đáp những thông tin đó.
Phù bạch huyết hay có tên gọi khác là phù bạch mạch hay phù mạch bạch huyết. Bệnh chính là hậu quả của việc bạch huyết kém lưu thông do bị tắc nghẽn, tổn thương hoặc do các mạch bạch huyết phát triển không bình thường. Đây được xem như là tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư như là điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung, âm hộ, đầu cổ, ung thư tuyến tiền liệt…
Theo các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn thì bệnh Phù Bạch Huyết phát triển theo 4 giai đoạn, cụ thể như:
Giai đoạn 0: Bắt đầu xuất hiện tình trạng tổn thương hệ bạch huyết. Giai đoạn này chưa xuất hiện dấu hiệu nào của bệnh, ngay cả dấu hiệu dễ nhận biết nhất như sưng phù cũng chưa xuất hiện.
Giai đoạn I: Ở giai đoạn này cũng chưa có sự hình thành xơ, sẹo mặc dù vậy nhưng khi bị đè nén sẽ thấy vùng da đó bị lõm vào. Người bệnh có thể cảm nhận được đau và thấy dấu hiệu sưng phù trên vị trí bị tổn thương.
Giai đoạn II: Tình trạng bệnh đã tiến triển rất nặng khi có dấu hiệu của những vết sẹo với nhiều loại kích thước nhỏ, to. Lúc này dấu hiệu da bị lõm vào khi bị đè nén đã biến mất mà không cần điều trị.
Giai đoạn III.: Thay đổi bề mặt da, phần bị sưng da cứng hơn và kích thước của vùng tổn thương cũng gia tăng. Phù bạch huyết sẽ phát triển trong thời gian dài cùng với người bệnh.
1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh phù bạch huyết
Nguyên nhân gây ra bệnh
Do dịch bạch huyết không thể lưu thông bình thường khi bị tắc nghẽn gây ra, chính điều này là nguyê nhân gây ra bệnh Phù Bạch Huyết.
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh khác nhau do đó bệnh được phân chia thành 2 loại:
Phù bạch huyết thứ phát: bệnh này xảy ra là do những rối loạn phát triển. Thường xuyên diễn ra ở người dưới 20 tuổi và xảy ra ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới.
Phù bạch huyết không thứ phát: Những người mắc bệnh này thường do một bệnh lý truyền nhiễm khác làm cầu nối gây ra. Hoặc do nguyên nhân từ những chấn thương hay xạ trị, ung thư gây ra tổn thương. Những loại ung thư điển hình gây ra tình trạng phù bạch huyết là: ung thư tuyến tiền liệt, ,u hạch bạch huyết, ung thư vú.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Chi tiết về liều lượng điều trị bệnh của thuốc Flagyl Oral
- Có chú ý gì trong quá trình dùng thuốc Flagentyl không?
- Thuốc FML Neo dùng trong điều trị bệnh gì?
Dấu hiệu giúp phát hiện ra bệnh sớm
Các chuyên gia là giảng viên Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội chia sẻ về những dấu hiệu thường gặp của bệnh hạch bạch huyết như sau:
-
Bệnh phù bạch huyết thường sẽ xuất hiện ở vị trí cánh tay, chân.
-
Sưng to ở một phần cánh tay, chân không ngoại lệ ngón tay hoặc ngón chân có thể bị nhiễm bệnh. Một vài trường hợp bị sưng toàn bộ cánh tay hoặc chân.
-
Còn với những bệnh nhân là nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt thì có thể bị tắc nghẽn mạch bạch huyết dẫn đến phù ở chân.
-
Đối với những người bệnh làm phụ nữ đã từng sử dụng xạ trị để điều trị ung thư vú thì thường bị phù ở tay.
-
Khi ngón chân của người bệnh bị phù thì bàn chân có hình dạng giống hình vuông.
-
Ngoài ra, mặt hoặc cơ quan sinh dục cũng có thể bị phù.
Có thể có những dấu hiệu không được đề cập đến trong bài viết. Nếu bạn có thắc mắc thì có thể hỏi những người có năng lực chuyên môn để được tư vấn và giải đáp.
Biến chứng nguy hiểm của phù bạch huyết
Phù bạch huyết ở cánh tay hoặc chân của bạn nếu không điều trị kịp thời để giảm các triệu chứng thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
-
Nhiễm trùng: Nhiễm trùng da và nhiễm trùng mạch bạch huyết có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể bạn. Các khu vực thường xuất hiện nhiều nhất ở những vùng bị sưng của ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân.
-
Hạch bạch huyết: Đây chính là dạng ung thư hiếm gặp của mô mềm. khi bị sưng hạch bạch huyết, bạn có thể bị sốt, đổ mồ hôi vào ban đêm, sụt cân hay có một số dấu hiệu viêm nhiễm như đau răng, đau họng,…
Mức độ của bệnh có thể khác nhau do mỗi người sẽ có cơ địa không giống nhau nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần tư vấn.
2. Chẩn đoán và điều trị bệnh phù bạch huyết
Các kỹ thuật được sử dụng trong chẩn đoán bệnh
Hình ảnh chụp mạch bạch huyết của bạn sẽ giúp bác sĩ đưa ra được kết luận xem bạn có thực sự mắc bệnh hay không hoặc đang mắc bệnh ở giai đoạn nào để từ đó đưa ra những phương pháp điều trị hữu hiệu hơn.
Khi sử dụng phương pháp chụp mạch bạch huyết bác sĩ sẽ sử dụng chất cản quang vào mạch bạch huyết để cố gắng phát hiện ra vị trí tắc nghẽn.
Sau đó sẽ làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp CT để có kết quả chính xác nhất về bệnh cũng như mức độ tắc nghẽn để có phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Phương pháp điều trị bệnh phù bạch huyết
Những phương pháp điều trị bệnh phù bạch huyết hiện nay thường được sử dụng bao gồm:
Liệu pháp giảm phù toàn diện
Đây là sự kết hợp của nhiều phương pháp trong một phương pháp, vì đây là sự kết hợp của nhiều biện pháp như: chăm sóc da, massage lưu dẫn hệ bạch huyết bằng tay, tập thể dục và ép nén. Yêu cầu của phương pháp điều trị này là người thực hiện cần phải giàu kinh nghiệm, có khả năng chuyên môn trong lĩnh vực này như các bác sĩ trị liệu. Ngoài ra thì bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn người bệnh các kỹ thuật đơn giản để có thể thực hiện tại nhà.
Massage lưu dẫn hệ bạch huyết bằng tay
Hiệu quả của liệu pháp này khi kết hợp với các serum trị liệu sẽ mang lại là kích thích khả năng dẫn dòng của hệ mạch bạch huyết nhằm lưu thông dịch và giảm bớt sự tích tụ dịch. Ngoài ra, còn góp phần phần không nhỏ vào cải thiện tình trạng sức khỏe. Phương pháp trị liệu tiến tiến này được sử dụng bằng các kỹ thuật đặc biệt và kỹ thuật rung ấn nhẹ theo nhịp giúp da chuyển động theo hướng đúng của hệ bạch huyết.
Thuốc
Bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng hoặc các loại thuốc giảm đau để ngăn ngừa biến chứng của bệnh trở nặng.
Có thể nói những thông tin về bệnh Phù bạch huyết được cung cấp ở bên trên là tương đối đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay những chỉ định của các dược sĩ, bác sĩ.
Cảm ơn các bạn đã đón đọc, chúc các bạn luôn khỏe mạnh!!