Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách xử trí ngộ độc rượu kịp thời để không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe


Thường vào các dịp lễ, tết nhiều người dân Việt Nam sẽ có thói quen uống nhiều rượu dẫn đến quá liều, gây ra hiện tượng ngộ độc rượu. Sử dụng quá nhiều rượu sẽ gây ảnh hưởng đến nhịp thở, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, có khả năng dẫn đến hôn mê và tử vong, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử trí ngộ độc rượu ngay khi xuất  hiện  các dấu hiệu. Mời bạn đọc hãy cùng tham khảo dưới bài viết để có nhiều kiến thức y khoa hữu ích.

Ngộ độc rượu là tình  trạng nghiêm  trọng khi bạn uống quá nhiều rượu trong một khoảng thời gian ngắn. Đối với việc uống  quá nhanh và nhiều  trong thời gianm ngắn thì sẽ làm ảnh hưởng đến nhịp tim, hơi thở nhiệt độ cơ thể, phản xạ hầu họng và nghiêm trọng hơn  có thể dẫn đến tình trạng hôn mê bất tỉnh hoặc tử vong.

Các triệu chứng ngộ độc rượu có thể xảy ra ở cả với người lớn hoặc có đôi khi ở trẻ em nếu vô tình uống phải các sản phẩm có chứa cồn.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc rượu

Rượu là chất sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể bạn. việc ngộ độc rượu xảy ra nếu bạn uống quá  hàm lượng mà cơ thể bạn có  thể chuyển hóa một cách an toàn. Nhất là trong khi dạ dày và ruột non hấp thu tốt cồn và đưa vào dòng máu với một tốc độ nhanh chóng mặt. Do đó khi uống nhiều rượu thì càng nhiều cồn đi vào máu.

Bên  cạnh đó gan cũng là cơ quan đóng vai  trò trong việc chuyển hóa cồn, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn  nó chỉ có tác dụng phá vỡ một số chất. Đối với những hợp chất gan không  thể chuyển hóa được tốt sẽ di chuyển đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Thông thường trong mỗi giờ cơ thể của bạn có thể chuyển hóa một 100ml rượu an toàn. Trong trường hợp bạn uống nhiều hơn liều lượng như ở trên thì cơ thể ngừng làm việc hợp lý vì gan của vạn không thể phá vỡ cồn.

Xem thêm các bài viết liên quan

ngo-doc-ruou
Các dấu hiệu ngộ độc rượu là gì?

- Ngoài những nguyên nhân  đã đề cập ở trên còn có một số nguy cơ khác gây ra tình trạng ngộ độc rượu như:

  • Người bệnh đang trong độ tuổi thanh thiếu niên thường uống quá mức dẫn đến ngộ độc rượu.
  • Nam giới sẽ chiếm tỉ lệ ngộ  độc rượu cao hơn so với phụ nữ.
  • Chiều cao và cân nặng của bạn sẽ cho bạn biết tốc độ cơ thể hấp thụ cồn. Những người nhanh chóng chịu phải ảnh hưởng của rượu thường có thân hình nhỏ, bé. Cùng với đó người có thân hình to lớn sẽ tiêu thụ cách an toàn hơn người có vóc dáng thấp, còi.
  • Sau khi bạn chơi các trò chơi thì độ dung nạp rượu  sẽ cao hơn mức bình thường.
  • Người có thể trạng sức khỏe yếu hoặc mắc các bệnh lý như tiểu đường sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc rượu.
  • Người dùng ma túy kết hợp với rượu, ngay lúc đó sẽ không nhận ra được các ảnh hưởng của rượu. Điều này khiến bạn uống nhiều hơn tuy nhiên nếu uống quá mức cho phép vẫn dẫn đến ngộ độc rượu.

2. Dấu hiệu ngộ độc rượu

- Ít nhất là sau khoảng 24 giờ sau khi uống rượu, khi này các dấu hiệu ngộ độc rượu bắt đầu xuất hiện như:

  • Chóng mặt, hoa mắt.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Ăn bất cứ thứ gì cũng nôn ra.
  • Đau bụng, bụng chướng, khó ăn.
  • Yếu cơ, tê yếu chân tay, thở khò khè, nhịp thở không đều đặn.
  • Thị lực bị suy giảm, mắt  nhìn  mờ, nghiêm trọng hơn có thể gây rối loạn về màu sắc.
  • Người bị ngộ  độc rượu thường không thể kiểm soát được hành vi của bản thân như nói níu lưỡi, gọi nhầm tên, không thể nhận ra người thân, mất cân bằng cơ thể.

- Hãy chú ý đến các dấu hiệu nhận biết của tình trạng ngộ độc rượu để có cách xử trí kịp thời để tránh các biến chứng xảy ra. Một vài biến chứng nghiêm trọng khi bị ngộ độc rượu bao gồm:

  • Khó thở: Nôn là một biểu hiện có thể xảy ra khi bạn dùng quá nhiều rượu và không ngờ rằng chính hành động này sẽ gây cản trở miệng làm gia tăng nguy cơ khó thở, nghẹt thở, đặc biệt khi bạn ngất đi.
  • Ngừng thở: Trong khi nôn mà vô tình hít vào phổi của bạn các chất nôn thì sẽ làm rối loạn hô hấp, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.
  • Động kinh: các triệu chứng co giật được hình thành nếu lượng đường trong máu của bạn giảm xuống mức độ thấp.
  • Tim ngừng đập: Khi nhiệt độ cơ thể của bạn bị hạ xuống mức thấp sẽ có nguy cơ cao làm cho tim ngừng đập.
  • Tổn thương não: Uống nhiều rượu có thể gây tổn thương não không hồi phục gây ra các triệu chứng khó kiểm soát về hành động khác.
ngo-doc-ruou

Hãy nói không với rượu và các đồ uống có cồn để đảm bảo sức khỏe

3. Cách xử trí ngộ độc rượu

Để không xảy ra các hậu quả đáng tiếc thì ngay khi gặp người có các biể hiện ngộ độc rượu chúng ta cần nhanh chóng thực hiện các cách xử trí ngộ độc rượu như: 

  • Ngay lập tực kê cao đầu cho người bị  ngộ độc rượu, có thể dùng gối mềm sao cho đầu và vai cao hơn.
  • Trong trường hợp người đó bị bất tỉnh kèm  theo đó có các triệu chứng như ứ đọng  đờm rãi, khó thở thì hãy đặt nằm nghiêng sang một bên để bệnh nhân dễ nôn ra hơn.
  • Hãy làm cho người bệnh ấm nếu đang ở trong môi trường thời tiết lạnh.
  • Cách vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy. Không để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc đêm. Khi bệnh nhân đã tỉnh có thể cho uống nước đường ấm hoặc ăn cháo loãng để phòng ngừa trường hợp tụt đường huyết.
  • Thường xuyên cho người bệnh uống nước ấm  để cung cấp đủ nước cho cơ thể và  cũng dùng được các loại nước có tác dụng giải rượu nhẹ như nước gừng tươi, nước cà chua... Tuyệt đối không cho nạn nhân uống thuốc giải độc rượu, các loại thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, hạ sốt... 
  • Hãy nhờ đến sự can thiệp  của các nhân viên  y tế, đến các cơ sở gần nhất để được điều trị kịp thời nếu thấy  người bệnh không tỉnh  trong một thời gian dài hoặc có tỉnh dậy nhưng đau đầu, chóng mặt, sợ ánh sáng, vã mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái, mờ hoặc mất hẳn thị lực... 

Những lưu ý không nên làm khi bị ngộ độc rượu

Mức độ ngộ  độc rượu sẽ càng trở nên nặng và nguy hiểm đến sức khỏe nhiều hơn nếu bạn thực hiện một vài hành động  sai. Hãy lưu ý những việc không nên làm khi gặp tình huống ngộ độc rượu như sau:

- Cứ để cho người bệnh ngủ: Trong quá trình ngộ độc rượu người bệnh  ngủ hoặc bất tỉnh sẽ càng làm cho  tình trạng ngộ độc thêm nặng do lúc này rượu vẫn tiếp tục được thải ra từ dạ dày và ruột vào trong máu nên  sẽ rất nguy hiểm.

- Dùng cà phê uống cùng với rượu: Việc này có thể gây tổn thương não lâu dài do rượu và cà phê khi được sử dụng  cùng lúc làm  cho cơ thể mất nước trầm trọng và không đủ để cung  cấp cho các hoạt động của cơ thể.

- Để người bệnh tự di chuyển:  Nếu sau khi uống rượu mà người bệnh tự di chuyển có thể gây ra tai nạn. Do rượu làm chậm chức năng của não và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giữ thăng bằng.

- Dùng nước lạnh  tắm cho người bệnh:  Việc tắm nước lạnh sẽ làm cho người bệnh bị lạnh sâu hơn.Vì bản chất việc dùng rượu cũng sẽ làm cho thân nhiệt cơ thể bị hạ xuống.

Qua bài viết của Cao Đẳng Dược Hà Nội chia sẻ ở trên, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích và từ đó có các biện pháp hoặc liều lượng uống rượu hợp lý hơn để tránh rơi vào tình trạng say rượu, ngộ độc rượu để đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính bản thân mình và những người xung quanh.