Ho ở trẻ em là tình trạng phổ biến xảy ra ở trong độ tuổi từ 0 – 6 tuổi. Những cơn ho là dấu hiệu của cơ thể trẻ đang phản ứng với các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Việc trẻ ho làm cho các cha mẹ lo lắng, do đó hãy theo dõi bài viết để có cách trị ho ở trẻ em.
Ho có nhiều dạng ho khác nhau:
Ho khan: do nguyên nhân thanh quản bị viêm và phản ứng của khí quản khi nhiệt độ thay đổi trong đêm khiến cho trẻ thở khò khè. Trẻ sẽ thường xảy ra chuyện này vào ban đêm.
Ho gà: Bệnh ho gà ở trẻ em tương tự như cảm lạnh. Cơn ho có âm thanh phát ra giống như tiếng rít và gây ra hiện tượng khó thở và mặt bé có thể bị tím tái vì thiếu oxy.
Cách trị ho ở trẻ em
Khi trẻ ho cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp chữa ho an toàn có nguồn gốc từ thảo dược như một số cách dưới đây:
Trị ho bằng quất
- Do quất có vị chua ngọt, tính mát. Thành phần của quất có chứa nhiều Pectin, tinh dầu, đường và các Vitamin do đó thường có tác dụng giúp long đờm, giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn tốt.
- Cách làm:
- Chuẩn bị quất xanh, mật ong.
- Quất xanh đem rửa sạch sau đó để ráo và cho vào chén.
- Đổ mật ong ngập mặt quả quất ở trong chén.
- Chưng cách thủy trong khoảng 20 – 30 phút, tắt bếp để nguội.
- Sau đó người dùng có thể nhai trực tiếp quất hoặc dùng dần nước mật ong.
- Tuy nhiên ở phương pháp nên cân nhắc thật kỹ cho trẻ dưới 12 tháng vì có thể gây ngộ độc.
Trị ho bằng húng chanh
- Húng chanh thường được dùng phổ biến trong trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi và giải độc. Đặc biệt húng chanh có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng nhất là ở vùng họng.
- Cách làm:
- Chuẩn bị lá húng chanh đem rửa sạch và thái nhỏ rồi giã dập.
- Sau đó cho thêm đường phèn và nước sôi.
- Chắt nước uống cho trẻ 2 lần/ ngày tới khi hết ho.
Sử dụng gừng tươi
- Chất Gingerol có tring gừng giúp chống viêm, sưng làm giảm triệu chứng ho do thay đổi thời tiết, ho khan, ho lâu ngày không khỏi.
- Cách làm:
- Gừng rửa sạch sau đó mang nướng nguyên vỏ.
- Lột sạch vỏ giã nhuyễn, ép lấy nước.
- Cho thêm vào một chút mật ong để uống.
- Bã gừng có thể dùng đun với nước để ngâm chân cho bé.
Rau diếp cá và nước vo gạo
- Tác dụng của rau diếp cá là long đờm, tiêu viêm và giảm ho. Khi được kết hợp với nước vo gạo sẽ trở thành một phương pháp điều trị ho hiệu quả.
- Cách làm:
- Chuẩn bị rau diếp cá và rửa sạch và xay nhuyễn. Cho vào nồi đun cùng với nước gạo.
- Đun nhỏ lửa trong khoảng 20 phút.
- Cho trẻ uống khi nước đun đã nguội và uống 3 lần/ ngày.
- Nếu trẻ khó uống thì có thể cho thêm chút đường.
Trị ho bằng phương pháp xông hơi
- Phương pháp này sẽ cho bé tắm xông hơi vào ban đêm để có hiệu quả cao nhất.
- Trong khi xông hơi hãy đóng cửa phòng nhà tắm để hơi nước lan tỏa và bé hít được sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Có thể thêm vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm để làm dịu ho nhanh chóng.
- Tuy nhiên không nên áp dụng phương pháp này đối với những đứa trẻ bị đờm khò khè.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì để phòng tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm?
- Sốt thương hàn: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh
- Thuốc chữa đi ngoài nhiều lần trong ngày an toàn và đạt hiệu quả cao
Cách chăm sóc trẻ khi bị ho
- Giữ ấm cho trẻ: Khi trẻ đang bị ho cần mặc quần áo đủ ấm, không nên để điều hòa với nhiệt độ quá thấp. Nếu là mùa đông thì nên giữ ấm đường hô hấp cho trẻ bằng cách quàng khăn, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Tự ý cho trẻ uống thuốc ngay khi thấy có các dấu hiệu ho là một sai lầm lớn của hầu hết các bậc cha mẹ. Thuốc ho thực chất chỉ có tác dụng giảm ho, chữa các triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra ho. Nếu dùng thuốc ức chế ho khi trẻ ho có đờm, sẽ khiến đờm ứ đọng tại đường hô hấp gây khó thở, suy hô hấp thậm chí ngừng thở ở trẻ sơ sinh.
- Các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý và thường xuyên theo dõi đến các biểu hiện của trẻ sơ sinh, đặc biệt nếu thấy ho kèm theo sốt, đờm xanh hay vàng, mệt nhiều, khó thở, lờ đờ, bỏ bú, bỏ ăn... thì cần đưa bé tới bệnh viện để được khám và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
- Khi trẻ có một trong những dấu hiệu dưới đây thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ:
- Xuất hiện những biểu hiện tím tái quanh môi hoặc môi.
- Khi thở sâu trẻ có hiện tượng đau ngực.
- Ho và thở thành tiếng khò khè.
- Ho kèm theo triệu chứng nôn mửa.
- Chảy nước dãi và khó nuốt.
Hy vọng với những thông tin do Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội chia sẻ cách trị ho ở trẻ em ở trên các cha mẹ sẽ nhanh chóng cải thiện được các triệu chứng ho của trẻ kịp thời. Tuy nhiên chỉ nên thực hiện các cách chữa ho mà cha mẹ đã tìm hiểu thật kỹ và biết cách thực hiện để tránh gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.