Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách sử dụng thuốc Cimetidine điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa


Thuốc Cimetidine thường được các bác sĩ chuyên khó chỉ định trong điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa. Cụ thể công dụng của thuốc trong điều trị bệnh gì? Liều dùng sử dụng ra sao? Có những lưu ý gì khi dùng không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây!

Thuốc Cimetidine thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa.

Dạng thuốc: Viên nén, viên nén bao phim, dung dịch tiêm,

Thành phần: Cimetidine.

1. Công dụng của thuốc Cimetidine

Thuốc Cimetidine hoạt động bằng cách tranh chấp với histamine tại thành dạ dày, từ đó làm giảm quá trình tiết dịch vị, do đó thuốc thường được dùng trong điều trị loét dạ dày và ruột.

Bên cạnh đó thuốc còn giúp ngăn ngừa bệnh tái phát sau khi đã được chữa lành.

Cimetidine được chỉ định điều trị với các trường hợp

  • Bệnh nhân  cần điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Hội chứng Zollinger Ellison.
  • Mắc loét dạ dày – tá tràng tái phát.
  • Người bị viêm thực quản bảo mòn.
  • Trường hợp trào ngược axit dạ dày – thực quản.

Ngoài ra, thuốc sẽ được các bác sĩ, dược sĩ  chỉ định dùng trong điều trị các trường hợp mắc bệnh khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy hỏi trực tiếp thầy thuốc để có được những thông tin chính xác, rõ ràng hơn.

thuoc-Cimetidine
Thuốc Cimetidine có tác dụng trong điều trị cho các bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày tá tràng.

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Cimetidine

Hướng dẫn sử dụng

Đọc kỹ hướng dẫn về thuốc trước khi dùng để có cách dùng đúng với khuyến cáo của nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm.

Mọi chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe do đó người bệnh cần tuân thủ đúng theo những chỉ dẫn đó về liều lượng cũng như thời gian điều trị để có hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho suốt quá trình điều trị.

Uống thuốc kèm với thức ăn hoặc không kèm với thức ăn đều được. Hãy hỏi bác sĩ, dược sĩ vì tùy thuộc vào từng bệnh cần phải uống trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Ngay cả khi các triệu chứng của bệnh được cải thiện, người bệnh cũng cần kiên trì điều trị để tránh tình trạng tái phát.

Thuốc có những dạng bào chế khác nhau nên người bệnh hãy dùng đúng loại thuốc mà bác sĩ chỉ định dùng và đã hướng dẫn cụ thể.

Nếu trong quá trình điều trị nhận thấy cơ thể có những biểu hiện lạ hoặc diễn biến bệnh ngày càng xấu đi thì nên thông báo với bác sĩ để có những biện pháp thay đổi cho phù hợp hơn.

Liều dùng dành cho người lớn

Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị loét tá tràng

* Dạng thuốc tiêm

  • Sử dụng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều lượng  300 mg, khoảng cách giữa những lần uống từ 6 – 8 giờ.
  • Bên cạnh đó thuốc truyền tĩnh mạch với tốc độ 37,5 – 50 mg/ giờ. Tốc độ tối đa không vượt quá 100 mg/ giờ.

* Dạng đường uống

  • Sử dụng uống 800 – 1600mg/ ngày, nên uống trước khi đi ngủ.
  • Có thể dùng liều với 300 mg/ ngày, chia đều thành 4 lần sử dụng trong bữa ăn hoặc trước  khi đi ngủ.

Dùng trong trường hợp dự phòng loét tá tràng

* Dạng đường tiêm

  • Sử dụng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều lượng  300 mg, chia đều thành 2 lần dùng/ ngày.

* Dạng đường uống:

  • Sử dụng uống 400mg/ ngày, nên uống trước khi đi ngủ.

Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị viêm thực quản bảo mòn

* Dạng thuốc tiêm

  • Sử dụng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều lượng  300 mg, khoảng cách giữa những lần uống từ 6 giờ.
  • Bên cạnh có thể dùng thuốc để truyền tĩnh mạch với tốc độ 50 mg/ giờ. Tốc độ tối đa không vượt quá 100 mg/ giờ.

* Dạng đường uống:

  • Sử dụng uống 400mg/ ngày, nên uống trước khi đi ngủ.

Dùng trong trường hợp điều trị cho người dự phòng loét do căng thẳng

* Dạng thuốc tiêm

  • Sử dụng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều lượng  300 mg, khoảng cách giữa những lần uống từ 6 giờ.
  • Bên cạnh có thể dùng thuốc để truyền tĩnh mạch với tốc độ 50 mg/ giờ.

Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị xuất huyết tiêu hóa trên

  • Sử dụng thuốc để truyền tĩnh mạch với tốc độ 50 mg/ giờ trước khi dùng tiêm tĩnh mạch.
  • Liều lượng tối đa không vượt quá 2,4 g.

Dùng trong trường hợp điều trị cho người mắc hội chứng Zollinger-Ellison

* Dạng thuốc tiêm

  • Sử dụng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều lượng  300 mg, khoảng cách giữa những lần uống từ 6 giờ.
  • Bên cạnh có thể dùng thuốc để truyền tĩnh mạch với tốc độ 50 mg/ giờ. Tốc độ tối đa không vượt quá 2,4g/ ngày.

* Dạng đường uống:

  • Sử dụng uống 300mg/ ngày, nên uống trước khi đi ngủ.

Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị viêm loét dạ dày

* Dạng thuốc tiêm

  • Sử dụng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều lượng  300 mg, khoảng cách giữa những lần uống từ 6 giờ.
  • Bên cạnh có thể dùng thuốc để truyền tĩnh mạch với tốc độ 50 mg/ giờ. Tốc độ tối đa không vượt quá 2,4g/ ngày.

* Dạng đường uống:

  • Sử dụng uống 300mg/ ngày, chia đều thành 4 lần uống.

Dùng trong trường hợp điều trị cho người trào ngược dạ dày thực quản

* Dạng thuốc tiêm

  • Sử dụng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều lượng  300 mg, khoảng cách giữa những lần uống từ 6 giờ.
  • Bên cạnh có thể dùng thuốc để truyền tĩnh mạch với tốc độ 50 mg/ giờ. Tốc độ tối đa không vượt quá 2,4g/ ngày.

* Dạng đường uống:

  • Sử dụng uống 400mg/ ngày, chia đều thành 4 lần dùng.

Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị khó tiêu

  • Sử dụng 200 mg trước khi ăn 30 phút.
  • Liều lượng tối đa không vượt quá 2 liều/ 24 giờ.
thuoc-Cimetidine
Thuốc Cimetidine

Liều lượng dành cho trẻ em

Dùng trong trường hợp điều trị cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

  • Đối với trẻ sơ sinh: Sử dụng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều 5 – 10 mg/ kg trọng lượng cơ thể/ ngày, khoảng cách giữa những lần tiêm là 8 – 12 giờ.
  • Đối với trẻ nhỏ: Sử dụng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều 10 – 20 mg/ kg trọng lượng cơ thể/ ngày, khoảng cách giữa những lần tiêm là 6 – 12 giờ.
  • Đối với trẻ em: Sử dụng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều 20 – 40 mg/ kg trọng lượng cơ thể/ ngày, khoảng cách giữa những lần tiêm là 6 – 12 giờ.

Dùng trong trường hợp trẻ em bị khó tiêu

  • Đối với trẻ lớn hơn hoặc bằng 12 tuổi: Sử dụng 200 mg/  ngày, chia làm 2 lần uống.  Nên uống trước khi ăn 30 phút.

Xem thêm các bài viết liên quan

3. Tác dụng phụ của thuốc Cimetidine

Cũng giống với nhiều loại thuốc khác, Cimetidine có  thể gây ra một vài những tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng, cụ thể như:

  • Đối với trường hợp dùng dạng thuốc tiêm có thể sẽ bị kích ứng da nhẹ, sưng, đau ở ngay vị trí tiêm, truyền.
  • Tần suất đi tiểu giảm đi rõ rệt.
  • Trên bề mặt da xuất hiện phát ban/
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Rất dễ bị bầm tím hoặc có những chảy máu bất thường.
  • Cơ thể người bệnh mệt mỏi, suy nhược.
  • Suy giảm chức năng gan dẫn đến bị vàng da hoặc vàng mắt.
  • Tức ngực, khó thở kèm theo sốt.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Đau các khớp chân, tay.

Ở trên chưa phải thông tin đầy đủ về tác dụng phụ của thuốc Cimetidine. Tuyệt đối người bệnh không được chủ quan lơ là trước những biểu hiện lạ của cơ thể trong thời gian điều trị. Cần theo dõi cơ thể thường xuyên hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết để tìm ra phương án xử lý thích hợp khi có các dấu hiệu bất thường xuất hiện.

4. Tương tác thuốc

 Sử dụng những loại thuốc đồng thời với nhau có thể gây ra các tác dụng không mong muốn hoặc cũng có thể vô tình làm ảnh hưởng đến hoạt động của các loại thuốc. Một số loại thuốc sẽ xảy ra tương tác với Cimetidine như:

  • Cisapride.
  • Artemether.
  • Ticlopidine.
  • Metformin.
  • Moclobemide.
  • Thuốc chống trầm cảm (Amitriptylin).
  • Dofetilide.
  • Lumefantine.
  • Moricizine.
  • Tacrine.
  • Warfarin.
  • Thuốc chẹn kênh canxi (Diltiazem).
  • Theophylline.
  • Propranolol.
  • Metoprolol.

Thông tin trên chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có khả năng tương tác với Cimetidine. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn cụ thể.

- Tình trạng sức khỏe của người bệnh hoặc những thực phẩm người bệnh sử dụng cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc hay cũng có thể làm gia tăng những tác dụng phụ khác, đặc biệt như:

  • Bệnh nhân bị tiểu đường.
  • Có tiền sử hen suyễn hoặc có các rối loạn về phổi mãn tính.
  • Hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.
  • Có các bệnh lý về gan, thận.
  • Trường hợp bị ức chế tủy xương.
thuoc-Cimetidine
Uống thuốc Cimetidine đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ

5. Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Cimetidine

Một vài điều người bệnh cần thận trọng như:

  • Thuốc có khả năng gây buồn ngủ nên những trường hợp bệnh nhân thường xuyên phải lái xe hoặc vận hành máy móc cần hết sức lưu ý về thời gian sử dụng thuốc để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.
  • Khi cho trẻ dùng thuốc cần có sự giám sát của người lớn để tránh trường hợp dùng quá liều.

Thuốc chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp

  • Người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Phụ nữ mang thai, đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

Theo giảng viên khoa Điều Dưỡng, Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì những bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa nói chung cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn gì và kiêng ăn gì để đồng hành cùng với quá trình điều trị, giúp các triệu chứng của bệnh được cải thiện nhanh và hạn chế tái phát. Tạo thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh và có cách điều trị bệnh sớm ngay khi phát hiện ra bệnh.

Toàn bộ những tin về thuốc Cimetidine được chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người dùng tuyệt đối không được tự ý sử dụng vì rất nguy hiểm với sức khỏe, luôn luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn