Trong những tháng đầu thai kỳ, nếu như các bà bầu không cẩn thận có thể gây ra tổn thương đối với thai nhi. Hãy cùng ban tư vấn Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng TPHCM tìm hiểu về những biểu hiện thai lưu trong 3 tháng đầu để phòng ngừa và hạn chế được những rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra.
Thai lưu là tình trạng thai chết trước hoặc trong khi sinh. Phần lớn các phụ nữ trong quá trình mang thai đều diễn ra suôn sẻ. Mặc dù vậy có không ít các trường hợp thai nghén bất thường hoặc thai lưu. Đặc biệt trong 3 tháng đầu tỉ lệ mắc thai lưu chiếm tỉ lệ rất cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các hiện tượng thai lưu trong 3 tháng đầu và từ đó có cách xử lý kịp thời.
1. Lý do dẫn đến thai lưu trong 3 tháng đầu
Các nguyên nhân khiến xảy ra hiện tượng thai lưu bao gồm:
Bong nhau non
Nhau thai có tác dụng vận chuyển các dưỡng chất và oxy cho thai nhi. Do đó nếu nhau thai xảy ra vấn đề thì kéo theo đó sẽ là sự ảnh hưởng đến thai nhi. Theo ước tính có đến 15 – 25% các ca thai lưu đều là do gặp những vấn đề về nhau thai. Thường nguyên nhân là do nhau thai hình thành không đúng cách, sự phát triển không được hoàn thiện, hoạt động không tốt dẫn đến bị bong ra khỏi thành tử cung.
Biến chứng từ dây rốn
Trong suốt thai kỳ dây rốn là sự liên kết giữa người mẹ và bé với tác dụng vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng nhau thai và bào thai. Cũng giống như nhau thai, nếu dây rốn có ảnh hưởng gì thì thai nhi cũng bị hệ lụy.
Có rất nhiều bệnh lý về dây rốn khác nhau nhưng tất cả cần phải thông qua siêu âm mới có thể phát hiện. Thường thấy nguyên nhân điển hình nhất bao gồm dây rốn quấn quanh cổm chân hoặc tay của thai nhi…. Đây là các vấn đề khó có thể xử lý hoặc dùng biện pháp can thiệp.
Do bị nhiễm trùng
Thông qua nhau thai có rất nhiều bệnh lý có thể lây nhiễm từ mẹ sang bào thai và dây nhiễm trùng. Một số bệnh như ban đỏ nhiễm trùng, listeriosir, rubella, toxoplasmosis, herpes, giang mai, HIV…
Có những bệnh nhiễm trùng còn khó để nhận biết vì không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng.
Do cơ thể mẹ
Khi người mẹ có các vấn đề về sức khỏe trước và trong quá trình mang thai đều sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi, nghiêm trọng hơn sẽ có tỉ lệ mắc tình trạng thai lưu cao hơn những bà mẹ khỏe mạnh thông thường.
Một số những căn bệnh làm gia tăng nguy cơ thai lưu bao gồm: tiểu đường, động kinh, huyết áp cao, mắc các vấn đề về thận, gan, phổi, mắc các vấn đề bệnh tim, chứng tiền sản, rối loạn đông máu, mắc bệnh lupus…
Mẹ dùng các loại thuốc: việc sử dụng các loại thuốc khi mới mang thai sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng cho thai nhi, đặc biệt khi chưa biết bản thân mang thai dùng các loại thuốc không an toàn cho thai nhi.
Ngoài những nguyên nhân chính ở trên còn có các nguyên nhân khác dẫn đến thai lưu như: người mẹ phải chịu những áp lực về mặt tài chính, thường xuyên thay đổi cảm xúc, trong quá trình mang thai sử dụng thuốc lá hoặc cần sa, ma túy hoặc dùng thuốc giảm đau không theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
- Đối tượng thai phụ có nguy cơ cao gặp các dấu hiệu thai lưu bao gồm:
- Người đã từng bị thai lưu hoặc thai mắc hội chứng phát triển trong thai kỳ trước đó, có tiền sử sinh non, tăng huyết áp do mang thai hoặc tiền sản giật cũng là yếu tố là gia tăng nguy cơ thai chết lưu.
- Người mẹ mắc các bệnh lý mãn tính như cao huyết áp, lupus, bệnh thận, tăng huyết khối hoặc bệnh tuyến giáp…
- Trong thai kỳ, mẹ bầu mắc các biến chứng như thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung, tăng huyết áp do các nguyên nhân như thai nghén, ứ mật trong thai kỳ.
- Hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc thường xuyên sử dụng chất gây nghiện trong thời kỳ mang thai.
- Mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai.
- Người lớn tuổi hoặc béo phì khi mang thai cũng dễ làm thai lưu. Đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc phải những vấn đề về di truyền rất cao, thai phụ sẽ có thể mắc phải tình trạng bội nhiễm thai kỳ như: huyết áp, tiểu đường và nguy cơ bị lưu thai rất cao.
Để tìm hiểu kỹ hơn các nguyên nhân gây ra hiện tượng thai lưu thì bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được cung cấp những thông tin chính xác và đầy đủ.
2. Biểu hiện nhận biết hiện tượng thai lưu trong 3 tháng đầu
Khi thai bị lưu, các mẹ sẽ có thể cảm nhận được những dấu hiệu rất phổ biến sau đây:
Thai nhi không có chuyển động hoặc chuyển động yếu ớt
Bình thường với một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu sẽ cảm nhận được những chuyển động của thai nhi. Nếu trong trường hợp không hề thấy thai má hoặc không thấy xuất hiện bất cứ chuyển động nào thì sản phụ cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa ngay lập tức để có những xử lý kịp thời. Vì rất có thể thai nhi đã gặp phải vấn đề gì đó.
Tử cung không nở rộng phát triển như thai kỳ bình thường
Tử cung sẽ phát triển tỉ lệ thuận với sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp tử cung của sản phụ không phát triển cùng với sự phát triển của thai nhi thì sẽ gây ra nhiều vấn đề trong quá trình mang thai. Nếu nhận thấy điều này người mẹ cần phải được điều trị kịp thời. Khi bào thai đã ngừng phát triển sự sống thì cũng là lúc tử cung mẹ ngừng phát triển.
Tim thai không còn hoạt động
Trong các mốc đi khám thai định kỳ của mẹ bầu thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi và đặc biệt là việc nghe nhịp tim thai. Tuy nhiên, nếu như không nghe được tim thai, cần phải kiểm tra xem thai nhi có đang phát triển bình thường hay không, có gặp phải tình trạng lưu thai hay không?
Vỡ ối sớm
Chưa đến thời gian dự kiến sinh mà đã thấy nước ối chảy ra từ âm đạo thì rất có thể ngườ mẹ đã bị thai lưu. Mặc dù vậy mà việc này không chỉ gây ngừng sự sống cho thai nhi mà còn đe dọa đến tính mạng sản phụ vì các vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong dạ con và buồng ối.
Hết triệu chứng nghén thai kỳ
Mẹ bầu đang bị các cơn ốm nghén và khó chịu là phiền trong thời kỳ đầu của thai kỳ và bỗng nhiên các triệu chứng này biến mất thì cần hết sức lưu ý vì rất có thể là dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu mà các phụ nữ mang thai chưa kịp nhận biết.
Bụng không phát triển
Bụng của mẹ không phát triển hoặc bụng đã to rồi nhưng lại ngày càng bé lại thì khả năng thai đã bị chết lưu rất cao do bụng của người mẹ sẽ ngày càng lớn lên theo sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế cần đặc biệt chú ý nếu như xuất hiện kèm theo dấu hiệu như ngực không còn bị căng tức, mềm lại, có sữa non tiết ra và cảm thấy đau tức, nặng ở vùng bụng...
Ra máu âm đạo
Ra máu âm đạo là do hormone sụt giảm dẫn đến sảy thai. Bên cạnh đó, một trong những dấu hiệu nhận biết thai lưu trong 3 tháng đầu dễ nhận thấy nhất chính là xuất hiện những đốm máu nâu hoặc máu bị chảy thành vệt đỏ.
Đau nhức kèm chảy máu
Có dấu hiệu thấy nặng bụng kèm theo chảy máu âm đạo, chuột rút, lưng bị đau tức thì đây chính là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc sảy thai 3 tháng đầu.
Thay đổi về tâm trạng
Tâm trạng của mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai sẽ thay đổi do nội tiết tố thay đổi. Nhưng nếu tâm trạng có sự thay đổi bất thường, khó kiểm soát, cảm thấy bồn chồn trong người, khi đó hãy kiểm tra thật kỹ các vấn đề khác về thể trạng cơ thể và đi khám ngay để giải tỏa những nghi ngờ của mình. Do sự thay đổi của hormone, linh cảm của người mẹ cũng là một trong những điều chỉ dẫn tới các dấu hiệu thai lưu.
Cảm thấy đau bụng dữ dội
Phụ nữ thường gặp phải trình trạng đau mỏi trong suốt quá trình mang thai nhưng nếu trước tuần thứ 12 mà cảm thấy những cơn đau dữ dội cần phải nhanh chóng đi khám bác sĩ. Nếu thấy những cơn đau bụng bất thường xuất hiện kèm theo tình trạng bị đau lưng có thể là dấu hiệu sảy thai.
Xem thêm các bài viết liên quan
- Nguyên nhân gây ra nổi mày đay là gì? Có cách nào để điều trị bệnh?
- Cách trị hạch ở nách và những điều cần biết
- Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em và cách chăm sóc
3. Nên làm gì khi thấy dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu?
Mẹ bầu hãy lưu ý ngay khi có các dấu hiệu mà nghi ngờ rằng đó là triệu chứng của thai lưu thì ngay lập tức cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị hoặc có phương án xử lý kịp thời. Nếu trường hợp thai lưu diễn ra trong những tuần đầu tiên thì cơ thể sẽ đào thải ra bên ngoài một cách tự nhiên và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Nhưng cũng có những trường hợp bào thai vẫn còn trong tử cung và không thể tự đào thải thì các bác sĩ chuyên khoa cần sử dụng những phưng pháp hỗ trợ giúp loại bỏ bào thai ra bên ngoài. Dù thuộc bất kỳ một trường hợp nào cũng cần phải đến bệnh viện để kiểm tra và có phương hướng điều trị phù hợp nhất.
Dù là phương pháp nào cũng cần đến sự kiểm tra và theo dõi trực tiếp của các bác sĩ chuyên khoa. Điều cần nhất mà các mẹ là ổn định tinh thần, trán quá đau buồn và chăm sóc tốt cho bản thân sau quá trình loại bỏ thai lưu.
Mẹ bầu hãy luôn thường xuyên nghỉ ngơi để lấy lại tinh thần và sức khỏe sau hi bỏ thai. Bên cạnh đó chế độ ăn uống cần bổ sung dinh dưỡng cần thiết, để chuẩn bị sức khỏe cho những lần mang thai tiếp theo.
Thai bị chết lưu là một điều không ai mong muốn. Vì thế hãy chủ động phòng tránh và nhận biết các dấu hiệu bất thường để giúp cho thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh.
4. Cách hạn chế trường hợp bị thai lưu
Một số cách để đề phòng rủi ro với bào thai như:
- Mẹ bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, trong suốt quá trình trước và trong khi mang thai cần thực hiện bổ sung đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là canxi và axit folic.
- Hãy duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng để để thai phụ tránh các biến chứng có thể xảy ra khi bị béo phì.
- Tránh những đồ uống có cồn, các chất kích thích hoặc những loại thực phẩm hay những đồ ăn đã được chế biến sẵn.
- Tập thể dục hàng ngày với những động tác nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng sức khỏe của mẹ vầu và tốt nhất hãy nên tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi tập luyện.
- Mẹ bầu đang là người nghiện thuốc lá thì cần bỏ ngay lập tức, cùng với đó là tránh xa những nơi có khói thuốc lá.
- Trước và trong quá trình mang thai muốn sử dụng loại thuốc nào cần tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa hoặc trong quá trình uống thuốc thấy bản thân có các triệu chứng khó chịu, mệt mỏi thì cần ngay lập tức đến những cơ sở gần nhất để được xử lý.
- Hạn chế tới mức tối đa các trấn thương hoặc va chạm vào vùng bụng, đặc biệt là ở những tháng đầu của thai kỳ.
- Hãy nhớ các mốc khám thai để kiểm soát tốt sức khỏe cả mẹ bầu và thai nhi. Tiêm phòng đầy đủ nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ, sự phát triển của thai nhi.
Hy vọng với những thông tin hữu ích về tình trạng thai lưu trong 3 tháng đầu thai kỳ mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên đây mẹ sẽ có một sức khỏe thai sản tốt nhất và tránh được những rủi ro không đáng có nhé! Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo mà không có tác dụng thay thế các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.