Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách điều trị và phòng ngừa viêm khớp hiệu quả


Bệnh viêm khớp tuy không gây ra các bệnh lý nguy hiểm nhưng xương khớp bị đau sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Người bệnh cần có kiến thức về căn bệnh này để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Nhà trường sẽ cung cấp những thông tin chi tiết và đầy đủ về bệnh ở dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi và tham khảo.

1. Tìm hiểu chung về bệnh viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng phổ biến không chỉ ở Việt Nam, thể hiện tình trạng rối loạn gây đau tại các khớp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến xương khớp và các mô bao quanh khớp.

Căn bệnh này thường xảy ra khi sụn bảo vệ đầu xương mòn đi theo thời gian.

Những người có độ tuổi trên 65 tuổi, người thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn những người bình thường. Tuy nhiên bệnh có thể xảy đến với mọi lứa tuổi như trẻ em, thanh thiếu niên, người trẻ tuổi.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp

Có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh viêm khớp. Cụ thể như:

  • Tuổi tác cao:  những người lớn tuổi chức năng tạo sụn và chất nhờn của các khớp sẽ bị suy yếu dần. Khi lớp sụn đệm tại các khớp bị bào mòn, các đầu xương sẽ ma sát va chạm trực tiếp với nhau, gây đau nhức khi vận động. 

  • Giới tính:Viêm khớp có liên quan rõ rệt đến giới tính, cụ thể 70 - 80% người bệnh viêm khớp đều là phụ nữ.

  • Thừa cân béo phì: Các khớp hông, khớp háng sẽ bị sức ép của trọng lượng cơ thể dồn lên khi bạn bị thừa cân, béo phì gây tổn thương và gây viêm khớp. Ngoài ra các mô mỡ tạo ra protein gây viêm và tác động tiêu cực trong và quanh khớp.

  • Nhiễm trùng, chấn thương khớp:Xương khớp bình thường đã phải chịu đựng rất nhiều áp lực từ bên ngoài tác động có thể bị tổn thương bất cứ lúc nào. Một số chấn thương nghiêm trọng sẽ gây ra các cơn đau khớp khiến bệnh nhân hoạt động rất khó khăn. Những chấn thương ảnh hưởng đến vùng khớp gây ra viêm nhiễm, thoái hóa tại khớp.

  • Đặc thù nghề nghiệp: Khả năng khớp bị viêm và đau rất nhiều nếu như công việc của bạn phải chịu áp lực nhiều lên một khớp nào đó trong thời gian dài. 

  • Di truyền: Nguy cơ mắc bệnh viêm khớp của người trong gia đình đã có người bị bệnh viêm khớp sẽ cao hơn những người bình thường khoảng 5 lần.

  • Rối loạn tự miễn dịch: Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến synovium, mô mềm trong khớp tạo ra chất lỏng nuôi dưỡng sụn, bôi trơn các khớp. Từ đó nguy cơ có khả năng bị phá hủy cả xương, sụn bên trong khớp.

  • Chế độ ăn uống đóng một vai trò trong việc kiểm soát nguy cơ viêm khớp. Không nên ăn nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, đường tinh luyện. (Gout là một loại viêm khớp có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, vì nó gây ra bởi nồng độ axit uric tăng cao là kết quả của chế độ ăn nhiều purin.)

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-viem-khop
Bệnh viêm khớp có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng của bệnh sẽ thường xuất hiện theo thời gian mắc bệnh. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau khớp: Đây là triệu chứng xuất hiện nhiều và dễ cảm nhận nhất. Tuy nhiên các cơn đau nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. 

  • Cứng khớp: Buổi sáng là lúc cảm nhận rõ nhất những dấu hiệu của cứng khớp, khó cử động khớp.

  • Sưng tấy, đỏ khớp: Người bệnh sẽ thấy sưng tấy và đỏ da ở vị trí xung quanh phần khớp bị viêm.

  • Những cử động của bệnh nhân sẽ thực hiện khó khăn hơn và kém linh hoạt.Nhất là khi tham gia các hoạt động thể thao hay cần di chuyển nhanh sẽ rất khó để thực hiện.

Biến chứng của bệnh

Tình trạng bệnh sẽ diễn biến chậm nếu có các biện pháp ngăn ngừa kịp thời từ khi mới phát hiện bệnh. Một số biến chứng có thể kể đến như:

  • Đau khớp và cứng khớp nghiêm trọng gây khó khăn trong thực hiện các công việc hàng ngày. Ở một số trường hợp còn bị liệt tại vị trí mắc viêm khớp.

  • Nếu không được điều trị sớm và đúng phương pháp người bệnh có thể bị tàn phế.

2. Cách điều trị và phòng ngừa viêm khớp hiệu quả

Bệnh viêm khớp sẽ được điều trị hiệu quả nếu người bệnh tuân thủ theo đúng những chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra trong quá trình sử dụng các phương pháp làm giảm các triệu chứng của bệnh bạn cũng cần xây dựng các cách phòng ngừa bệnh tái phát cho riêng mình dưới sự tư vấn của người có năng lực chuyên môn nhờ vào việc sắp xếp lại chế độ ăn uống nghỉ ngơi sao cho phù hợp. Dưới đây là những cách trị viêm khớp hiệu quả:

Thuốc tân dược

Một số loại thuốc điều trị viêm khớp khác nhau có thể được sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau: Cho dù cơn đau là nhẹ hay nặng thì thuốc giảm đau đều mang lại hiệu quả nhanh chóng. Thuốc viên thường phát huy tác dụng sau 30 đến 60 phút. Tiêm thuốc thường mang lại hiệu quả nhanh hơn rất nhiều.

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)vừa giúp kiểm soát cơn đau vừa kháng viêm. Một số loại thuốc như: Diclofenac, indomethacin, celecoxib,…Tuy nhiên nếu bạn sử dụng những loại thuốc này phải có chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng quá liều không thể gây ra viêm loét dạ dày.

  • Kem bôi chứa tinh dầu bạc hà: Sử dụng kem bôi, bôi trực tiếp lên vùng khớp bị đau để giảm đau.

benh-viem-khop
Cách điều trị và phòng ngừa viêm khớp hiệu quả

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm khớp

Việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cũng khá quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm khớp. Một vài cách có thể áp dụng bao gồm:

Giảm cân: Béo phì khiến trọng lượng cơ thể tăng hơn mức cho phép, gây áp lực lớn lên khung xương. Giảm cân sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh viêm xương khớp.

Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Trong thực đơn hàng ngày cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất bao gồm các loại rau xanh, hoa quả nhiều vitamin C, những hải sản như cá biển, cua, ốc, tôm,... Phần lớn các thực phẩm này đều giàu vitamin, axit béo omega-3 và nhiều khoáng chất cần thiết. Người bệnh viêm đa khớp cần hạn chế hoặc tránh những thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm từ sữa và ăn quá nhiều thịt.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, điều độ: Các chuyên gia về xương khớp cho rằng tập luyện giảm đau khớp quan trọng hơn cả phẫu thuật khớp, đồng thời tránh được tác dụng không mong muốn của thuốc giảm đau chống viêm. Khi bắt đầu tập luyện sẽ có cảm giác tình trạng đau tăng lên. Tuy nhiên, tình trạng đau sẽ giảm dần sau khi tập và không tăng theo thời gian.

Những thông tin nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị viêm khớp trên đây của  Cao Đẳng Y Điều Dưỡng Hà Nội hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn có bất  cứ thắc mắc gì hãy hỏi trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính  xác hơn.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!