Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các phương pháp điều trị và phòng ngừa vi trùng uốn ván


Vi trùng uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao. Tuy nhiên trên thực tế người mắc bệnh thường rất chủ quan nên dễ gây những hậu quả đáng tiếc. Để có thêm nhiều kiến thức về bệnh này, mời bạn đọc hãy cùng theo dõi dưới bài viết.

Uốn ván là tình trạng nhiễm trùng cấp tính nặng nề, do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván có tên Clostridium tetani gây ra.Ngoại độc tố này có thể gây ảnh hưởng đến rất nhiều các bộ phận trên có thể, đặc biệt có thể ảnh hưởngđến não và hệ thần kinh trung ương, điều này sẽ vô tình làm cứng cơ, nghiêm trọng hơn đe dọa đến tính mạng.

Ở Việt Nam, bệnh vi trùng uốn ván phân bố rải  rác ở nhiều tỉnh thành trên cả nước và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh không có tính chất mùa vụ mà sẽ xảy đến ở bất cứ thời điểm nào trong năm.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh vi trùng uốn ván

- Nguyên nhân chính để gây ra bệnh thường là các vết thương hở cộng với việc các bào tử vi khuẩn sinh sôi, phát triển sẽ gây ra bệnh uốn ván. Các vi trùng này khi đã xâm nhập vào da và gây ra các vết thương trên da làm sinh sôi và nảy nở bám vào đuôi các sợi thần kinh. Khi này các chất độc sẽ lan dần vào tủy sống và não. Khiến cho cơ bị co giật, người bệnh có thể ngừng thở và tử vong.

- Ngoài nguyên nhân ở trên còn có các yếu tố làm gia  tăng nguy cơ mắc bệnh uốn ván như:

  • Hệ miễn dịch chưa nhận được thuốc tiêm  phòng kịp thời để chống lại các vi trùng uốn ván.
  • Những vết thương đau buốt do bào tử uốn ván.
  • Có sự xuất hiện của các vi khuẩn hoặc gây nhiễm bệnh khác.
  • Các mô bị tổn thương.
  • Xung quanh vết thương có sưng tấy.
  • Một số vết thương có thể gây ra uốn ván như: vết thương hở, gãy xương hở, bỏng, vết thương do phẫu thuật, vết thương do đạn bắn, vết loét bị nhiễm trùng ở chân….

Xem thêm các bài viết liên quan

vi-trung-uon-van

Vi khuẩn uốn ván xâm nhập qua những vết thương dù là rất nhỏ, không ngờ tới

- Các đối tượng dễ bị uốn ván:

  • Người lớn: đối tượng là người lớn có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng uốn ván bao gồm: người làm vườn, người làm việc ở các trang tại, những người thường xuyên chăn nuôi gia súc, gia cầm, công nhân xây dựng ở các công trình, dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại….
  • Trẻ em: thông thường trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh là do các vi trùng uốn ván xâm nhập qua đường dây rốn vì cắt bằng dụng cụ không hợp vệ sinh, sau khi cắt không được chăm sóc đúng cách, băng rốn đầu bị cắt không vô khuẩn nên dễ bị nhiễm vi trùng…

2. Triệu chứng của vi trùng uốn ván

Khi bị mắc bệnh có những trường hợp sẽ bị khởi phát bệnh trong vòng 3 ngày và cũng có những trường hợp sẽ khởi phát bệnh sau 14 ngày. Bệnh vi trùng uốn ván sẽ gây ra các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Các cơ cổ, vai, lưng sẽ bị cứng hoặc đaukèm theo triệu chứng khó nuốt.
  • Tiếp đến cơ khác cũng bị cứng như cứng bụng hoặc các cơ ở gốc chi.
  • Khi bị cơ cứng nhiều nên cơ mặt sẽ tạo ra vẻ nhăn nhó, còn đối với bị co cứng cơ lưng thì sẽ tạo ra tư thế lưng con, ưỡn mạnh.
  • Ra mồ hôi và mất nước: Ra nhiều mồ hôi và mất nước cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng uốn ván.
  • Lượng nước tiểu ít và phân cứng: Sốt thường gây ra tình trạng mất nước, do vậy bài tiết nước tiểu giảm và bệnh nhân cũng có thể đại tiện phân cứng.
  • Đau khắp cơ thể: Cứng cơ thường dẫn tới đau khắp cơ thể và nhiều bệnh nhân cũng bị đau đầu.
  • Gãy xương: Nhiễm trùng uốn ván gây yếu cơ và xương khiến cho bệnh nhân dễ bị gãy xương.
  • Có nhiều trường hợp người bệnh còn bị các cơn đau cứng cơ làm cho mặt mũi xanh tím, đe dọa hoặc nghiêm trọng hơn là ngừng thở.
  • Còn đối với trẻ sơ sinh bị vi trùng uốn ván ở rốn thì thường khởi phát trong 2 tuần đầu ngay sau khi sinh, các dấu hiệu cụ thể như: trẻ bỏ bú, cứng cơ và các cơn co cứng; thường là uốn ván toàn thân và dễ dẫn đến tử vong nếu không điều trị.

Bệnh  vi trùng uốn ván có lây không? Đây sẽ là thắc mắc của nhiều người bị bệnh,họ lo lắng sẽ lây sang những người xung quanh. Tuy nhiên theo thực tế thì bệnh nhiễm khuẩn không lây truyền trực tiếp từ người sang người. Do nguyên nhân xảy ra bệnh là do nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể và thường gặp ở những người  chưa được miễn dịch đầy đủ.

3. Phương pháp điều trị bệnh vi trùng uốn ván

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của người bệnh và đưa ra các phương pháp điều trị cho phù hợp hơn. Cụ thể phương pháp thường được dùng trong điều trị bệnh vi trùng uốn ván như:

  • Dùng kháng sinh: Nhằm tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật là nguồn sản sinh ra độc tố đồng thời nhằm điều trị hiệu  quả nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác gây ra. Một số loại thuốc được dùng trong điều trị như: penicillin, metronidazol, clindamycin, erythromycin…
  • Dùng kháng độc tố uốn ván: Dùng các loại thuốc để nhằm tác dụng vô hiệu hóa độc tố lưu hành trong máu nhằm giảm thiểu tới mức tối đa người bệnh bị tử vong. Theo các giảng viên trường Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội thì người bệnh nên tiêm loại thuốc kháng độc tố trước khi điều trị vết thương.
  • Kiểm soát các cơn co cứng: chính cơn co cứng có thể làm ảnh hưởng đến việc thở của người bệnh nên cần kết hợp điều trị những cơn co cứng cùng với việc dùng máy thở. Dùng một hay phối hợp các thuốc sau đây: diazepam được sử dụng phổ biến: lorazepam, barbiturat, chlorpromazin. 
  • Điều trị hỗ trợ: bác sĩ có thể chỉ định người bệnh các điều trị hỗ trợ khác như vật lý trị liệu để đề phòng cứng cơ; dùng heparin và các chất kháng đông khác để đề phòng tắc mạch phổi; theo dõi chức năng của thận, bàng quang và ruột; phòng chống chảy máu và loét đường tiêu hóa.
vi-trung-uon-van
Tiêm phòng vắc-xin uốn ván giúp phòng bệnh uốn ván ở người lớn và trẻ em

Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ, cùng với đó không được tự ý tăng giảm liều dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngay sau khi bệnh đã được phục hồi mọi người nên chủ động tiêm vacxin phòng bệnh.

Để việc điều trị nhanh chóng có hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra thì tốt nhất là người bệnh nên đi khám nếu thấy vết thương có các dấu hiệu đau cứng cơ đột ngột  thì cần đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và có những liệu trình điều trị phù hợp.

4. Cách phòng ngừa bệnh vi trùng uốn ván

Bản thân mỗi người nên tự có các biện pháp phòng ngừa bệnh như"

  • Tiêm miễn dịch uốn ván (TIG) càng sớm càng tốt. Đặc biệt, tiêm vắc xin phòng uốn ván để chủ động phòng bệnh uốn ván cho mẹ và UVSS cho con.

  • Trẻ dưới 1 tuổi cần được tiêm vắc xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/màng não.

  • Phụ nữ có thai cần tiêm 2 liều vắc xin uốn ván cách nhau tối thiểu 1 tháng để nâng cao miễn dịch cơ bản. Tiêm liều thứ 2 trước khi sinh 1 tháng. 

  • Xử lý sạch vết thương ngay sau khi bị trầy xước, đâm vào đinh, sắt, cát, bụi bẩn… sau đó đến bệnh viện để khám và điều trị đề phòng uốn ván.

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương tránh nhiễm trùng đề phòng hoại tử…

  • Với vết thương sâu, dù đã điều trị khỏi trong thời gian dài, người bệnh vẫn nên đến bác sĩ để tiêm đầy đủ nhằm miễn dịch uốn ván, ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.

  • Những người đã mắc uốn ván không có miễn dịch tự nhiên cần phải tiêm chủng…

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những kiến thức về bệnh Vi trùng uốn ván. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ nếu còn đang thắc mắc về bệnh. Mong rằng bạn đọc sẽ thường xuyên theo dõi các bài viết về sức khỏe khác cùng chuyên mục này.

Chúc các bạn sức khỏe!