Bệnh Viêm Phổi là gì? Nguyên nhân và các triệu chứng như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi dưới bài viết của Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch để có thêm nhiều thông tin về căn bệnh này!
1. Tìm hiểu về bệnh Viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi (nhiễm trùng đường hô hấp dưới). Các túi khí trong phổi (được gọi là phế nang) chứa đầy mủ và chất dịch khác, khiến cho ôxy khó tiếp cận với dòng máu. Người bị viêm phổi có thể bị sốt, ho hoặc khó thở.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, vì ở những độ tuổi này sẽ có hệ miễn dịch kém và hay mắc các bệnh về đường hô hấp - bệnh viêm phổi.
Phổi nhiễm bệnh làm tiết dịch và để lại các tế bào chết. Điều này làm tắc nghẽn các túi nhỏ li ti trong phổi và làm giảm trao đổi oxy. Nếu không có đủ oxy, cơ thể bạn không thể hoạt động bình thường.
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi
Viêm phổi do nhiều loại vi trùng, virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây ra. Nên từ đó các nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi có thể kể đến như:
- Người lớn tuổi và trẻ sơ sinh cũng chính là nguyên nhân để cho bệnh viêm phổi ngày càng gia tăng về số lượng, do ở độ tuổi này hệ thống miễn dịch suy giảm và khó có sức đề kháng chống lại các virut gây viêm phổi.
- Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng không đủ dẫn đến suy dinh dưỡng, sức khỏe giảm sút, ít sức khỏe để chống chọi lại với bệnh tật
- Thuốc lá vẫn nằm trong các nguyên nhân gây ra bệnh đường hô hấp. Kể cả đối với những người đã từng sử dụng cũng không ngoại lệ.
- Do có sẵn mầm bệnh và các virut trong cơ thể, bệnh ung thư hoặc do các loại thuốc ức chế chức năng miễn dịch. Mắc một số bệnh mãn tính như bệnh phổi (bao gồm xơ nang và bệnh phổi tắc nghẽn), hen suyễn, bệnh tim hoặc tiểu đường.
2. Các triệu chứng khi mắc viêm phổi
Thường thì sẽ thấy rõ hơn các dấu hiệu của bệnh bắt đầu sau 2 – 3 ngày cảm lạnh hoặc đau họng. Sau dần phổi sẽ hoạt động kém hơn do các virut di chuyển đến phổi khi này tế bào bạch cầu và các mảnh vụn bắt đầu tập hợp trong nhu mô phổi và ngăn không khí trong suốt.
Đối với trẻ mắc bệnh thì bệnh sẽ lây lan cực nhanh vàn trẻ sẽ bị sốt cao đột ngột và nhịp thở không đều, nhanh và bất thường hơn so với bình thường.
Trẻ bị viêm phổi do virus có thể sẽ có các triệu chứng xuất hiện dần dần và ít nghiêm trọng hơn, mặc dù thở khò khè có thể phổ biến hơn.
- Ho, cảm giác khó chịu ở ngực khi ho, đặc biệt là khi thở sâu, thở khó khăn.
- Đau ngực khi thở hoặc ho.
- Người bệnh lúc đầu ho khan, sau ho có đờm có thể có chất nhầy có màu vàng, xanh, nâu đỏ hoặc hồng và chất nhầy có máu.
- Ớn lạnh, sốt cao từ 39 – 40 độ C, toát mồ hôi lạnh.
- Buồn nôn, nôn và tiêu chảy là những triệu chứng có thể khác có thể đi kèm với các triệu chứng hô hấp.
- Mệt mỏi, đau đầu, không cảm thấy đói.
- Ngón tay chuyển màu trắng, mặt đỏ, nhịp tim đập không đều, tăng nhanh hơn bình thường.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể không xuất hiện các triệu chứng cụ thể của bệnh viêm phổi. Trẻ bị viêm phổi cũng có thể bị sốt, ho hoặc nôn. Người lớn tuổi hoặc những người có hệ thống miễn dịch yếu cũng có thể có ít triệu chứng hơn.
3. Biến chứng nặng của bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi ở giai đoạn đầu tưởng chừng như đơn giản dễ dàng chữa trị. Tuy nhiên nếu không phát hiện kịp thời và điều trị sớm thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Biến chứng của bệnh viêm phổi có thể xảy ra nếu như người bệnh bị viêm phổi nặng như:
- Tràn mủ màng phổi: Xuất hiện tình trạng kháng thuốc do bạch cầu tăng cao. Người bệnh sẽ xuất hiện việc khó khăn trong khi thở, hô hấp.
- Nhiễm khuẩn huyết: Biến chứng này rất khó điều trị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và có thể gây tử vong. Bệnh nhân bị nhiễm trùng máu và sốc biến chứng nhiễm trùng do các virut gây viêm phổi xâm nhập vào hệ tuần hoàn dẫn đến tình trạng đó.
- Viêm màng não: gặp các vấn đề về thần kinh hay nặng hơn nữa là gây tổn thương não vĩnh viễn khiến cho người bệnh có thể sống thực vật hoặc tử vong.
- Tràn dịch màng tim, trụy tim: Bệnh viêm phổi rất dễ gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn gây tràn dịch màng tim, bóng tim to, trụy tim,…
- Hội chứng suy hô hấp cấp: gây áp xe phổi, viêm phổi mạn tính, suy giảm hệ miễn dịch.
- Các biến chứng khác: viêm nội tâm mạc, viêm phúc mạc, viêm khớp,…
Thông tin về bệnh viêm phổi đã được chia sẻ đầy đủ trên bài viết. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ hiểu được rõ hơn về bệnh và có những cách phòng và ngăn ngừa bệnh cho riêng mình nhé! Tuy nhiên, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế những lời khuyên khác của các bác sĩ/ dược sĩ.