Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các dấu hiệu để nhận biết bệnh trĩ và những phương pháp điều trị hữu hiệu, an toàn


Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ? Triệu chứng ra sao? Có phương pháp nào dùng điều trị hiệu quả?... Cao Đẳng Phục Hồi Chức Năng TPHCM sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về bệnh trĩ nhằm giải đáp hết các thắc mắc của bạn đọc qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là căn bệnh thuộc vùng hậu môn – trực tràng. Bệnh là tình trạng các cụm tính mạch nằm ở trực tràng và hậu môn bị sưng phồng lên.

Bệnh trĩ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng chảy máu trực tràng. Nếu việc điều trị chậm trễ sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay có 2 loại bệnh trĩ xuất hiện phổ biến như:

  • Bệnh trĩ nội: Búi trĩ hình thành và dần phát triển bên trong hậu môn. Chỉ đến khi phát triển quá to mới sa ra bên ngoài.
  • Bệnh trị ngoại: Búi trĩ hình thành và phát triển ở phía bên ngoài của hậu môn.

Dựa vào sự phát triển của búi trĩ thì các phân loại của bệnh sẽ được phân chia theo các mức độ như:

  • Trĩ cấp độ 1: Lúc này búi trĩ vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Trĩ cấp độ 2: Bình thường trĩ vẫn nằm gọn trong ống hậu môn nhưng khi người bệnh đi đại tiện thì búi trĩ sẽ lòi ra bên ngoài một chút. Sau đấy khi giải quyết xong nhu cầu đi đại tiện thig búi trĩ tự thụt vào bên trong.
  • Trĩ cấp độ 3: Mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm  hoặc làm việc nặng sẽ gây ra việc búi trĩ sa ra ngoài. Khi này người bệnh cần nghỉ một lúc để búi trĩ tụt vào hoặc cần dùng tay để đẩy nhẹ búi trĩ vào.
  • Trĩ cấp độ 4: Bước giai đoạn này búi trĩ sẽ thường xuyên nằm bên ngoài ống hậu môn.
benh-tri
Có những nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ?

2. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sung huyết. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh trĩ, cụ thể như:

Tình trạng táo bón kéo dài: Có đến 80% những người gặp tình trạng táo bón sẽ phát triển thành trĩ. Do bị táo bón tạo nên áp lực cho các đám tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng lâu ngày sẽ hình thành các búi trĩ.

Chế độ ăn uống: việc ăn uống hàng ngày không đủ để cung cấp chất xơ vào cơ thể. Thiếu chất xơ sẽ làm cho phân khô cứng và khó di chuyển. Dẫn đến hệ tiêu hóa khó khăn hoạt động hơn cùng với đó người bệnh cần phải rặn mạnh khi đi đại tiện vô tình tạo áp lực cho đám tĩnh mạch ở hậu môn.

  • Thói quen uống ít nước: Nước có tác dụng giúp cho hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn hoạt động ổn định tốt hơn. Khi bạn uống ít nước sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh táo bón – nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ.
  • Thường xuyên căng thẳng và stress: Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do khi bạn căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến cho cơ thể tạo áp lực lên toàn bộ cơ thể và trong đó có cả hệ tiêu hóa. Cũng vì đó mà hoạt động co bóp của vùng hậu môn bị hạn chế, tạo điều kiện cho các búi trĩ hình thành và phát triển.
  • Do phụ nữ mang thai: trong quá trình mang thai, đặc biệt ở 3 tháng cuối của thai kỳ thì lúc này trọng lượng thai nhi và túi nước ối đè nén lên vùng xương chậu và trực tràng của các mẹ bầu trong thời gian dài hoặc quá trình rặn sinh nở cũng chính là nguyên nhân gây trĩ nội ở phụ nữ.
  • Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác là gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ như: tuổi tác, béo phì, mang thai hoặc những người có tiền sử viêm đại tràng mãn tính…
  • Bệnh trĩ thường xuất hiện ở những người có độ tuổi từ 45 – 60. Nhưng gần đây độ tuổi có dấu hiệu trẻ hóa, người độ tuổi từ 25 – 35 tuổi mắc bệnh ngày càng nhiều.

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-tri
Có những triệu chứng nào để nhận biết bệnh trĩ?

2. Triệu chứng của bệnh trĩ

Một số các biểu hiệu của trĩ nội và trĩ ngoại thường gặp nhất để phát hiện bệnh sớm và có phương án xử lý sớm bao gồm:

  • Chảy máu: triệu chứng có sớm và thường gặp nhất ở những người mắc bệnh trĩ. Thông thường người bệnh có thể nhìn thấy máu ở giấy sau khi đi vệ sinh hoặc tia máu nhỏ dính ở phân. Lượng máu sẽ chảy nhiều hơn mỗi khi ngồi xổm.
  • Sa búi trĩ: khi các đám tĩnh mạch thường xuyên phải chịu áp lực và sưng giãn trong một thời gian dài khi hình thành nên búi trĩ thì sau đó búi trĩ này sẽ phát triển với kích thước lớn hơn và có khi sa hẳn ra bên ngoài hậu môn. Khi bị như vậy, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi di chuyển, nằm hoặc ngồi và luôn có cảm giác vướng víu, đau đớn vì  sẽ cọ xát vào.
  • Ngoài triệu chứng chính và thường gặp ở trên thì khi bị trĩ còn gây ra các triệu chứng khác như đau khi đi đại tiện, lỗ hậu môn bị ngứa xung quanh, đau rát khi bệnh bước vào giai đoạn nặng hơn.

Để các biến chứng không thể xảy ra, người bệnh ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị trĩ nội cấp 1 cần nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

3. Điều trị bệnh trĩ

Căn cứ vào mức độ mắc trĩ của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay có hai phương pháp điều trị chính đó là phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Cụ thể như:

Điều trị bằng phương pháp nội khoa

Là phương pháp dùng thuốc để điều trị các triệu chứng của bệnh. Nhưng phương pháp này chỉ áp dụng với những người bệnh mắc trĩ ở giai đoạn đầu, khi búi trĩ chưa phát triển mà vẫn nắm trong ống hậu môn hoặc cũng có thể đã sa ra ngoài nhưng vẫn có thể co lại được (trĩ ở cấp độ 1 và 2).

Có rất nhiều dạng thuốc được chỉ định điều trị bệnh trĩ như thuốc dạng uống, dạng đặt và dang bôi. Tùy vào thể trạng từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cho phù hợp hơn. Thuốc sẽ giúp giảm đau, giảm ngứa, tiêu viêm, tăng cường sức đề bền cho tĩnh mạch và hỗ trợ co búi trĩ.

Mặc dù vậy người bệnh cần nhớ tuân thủ theo những chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dừng việc dùng thuốc vì có khả năng gây ra nhờn thuốc hoặc bị ảnh hưởng sức khỏe do các tác dụng phụ của thuốc. Việc dùng thuốc chỉ có tác dụng điều trị các triệu chứng và hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh.

benh-tri
Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị bệnh chính xác

Điều trị bằng can thiệp ngoại khoa

Ngoại khoa là phương pháp điều trị dứt điểm, nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Một số các phương pháp can thiệp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ được áp dụng phổ biến tại các cơ sở chuyên khoa như:

  • Dùng phương pháp cắt trĩ sử dụng sóng cao tần

Đây là một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Cách thực hiện phương pháp này là sử dụng sóng điện cao tần theo nguyên lý sản sinh nhiệt của điện trường tác động lên các mạch máu. Khi bị các sóng cao tần tác động sẽ làm cho các mạch máu nuôi búi trĩ bị đông lại và thắt nút. Điều này sẽ tạo điều kiện để các bác sĩ dễ dàng cắt bỏ búi trĩ và kết thúc quá trình điều trị.

Phương pháp sử dụng sóng cao tần sẽ được thực hiện trong thời gian nhanh chóng, người bệnh không bị đau đớn và độ an toàn cao, để lại di chứng thấp. Mặc dù vậy chi phí để thực hiện phương pháp này rất cao và không thể sử dụng cho người mắc bệnh trĩ ngoại.

  • Cắt búi trĩ bằng tia laser

Phương pháp điều trị búi trĩ được cho là hiệu quả nhất hiện nay. Ở phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng chiếu chùm tia laser vào búi trĩ và loại bỏ.

Sử dụng tia laser được áp dụng cho nhiều dạng bệnh trĩ và hạn chế tới mức tối đa việc tái phát. Phương pháp đem lại tính thẩm mỹ cao nhưng sẽ gây chảy máu và đau đớn cho người bệnh.

  • Cắt trĩ bằng phương pháp PPH

Đây là phương pháp dùng loại thiết bị y tế được gọi là máy kẹp để thực hiện đồng thời hai kỹ thuật bao gồm cắt bỏ niêm mach kéo lên, tạo lại hình hậu môn.

Phương pháp này có chi phí thực hiện thấp, tuy nhiên lại cho hiệu quả cao và không gây đau đớn cho người thực hiện. Người thực hiện phương pháp này sẽ cần được gây mê và có thể để lại biến chứng sau khi phẫu thuật như táo bón, hẹp hậu môn…

Hi vọng các thông tin về bệnh trĩ ở trên sẽ giúp bạn có thể chọn lọc ra những loại thảo dược phù hợp cho bản thân để điều trị tốt bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh trĩ thì nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm  khám và điều trị đúng cách.