Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các con đường lây nhiễm HIV và cách phòng tránh


HIV là một loại Virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến người bệnh mà nó còn có khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh rất cao. Vậy hãy cùng tìm hiểu các con đường lây nhiễm HIV để có cách phòng tránh bệnh hiệu quả.

1. Tìm hiểu chung về bệnh HIV

HIV là tình trạng do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

AIDS chính là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Bệnh này sẽ gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trong suốt một thời gian dài cơ thể sẽ không có còn sức đề kháng để chống lại các virus gây bệnh. Nguy hiểm hơn là căn bệnh này có nguy cơ cao đe dọa đến tính mạng con người.

Thời gian để chuyển từ HIV sang AIDS của mỗi người sẽ không giống nhau vì nó còn tùy thuộc v ào hành vi và khả năng miễn dịch của từng người. Đa phần theo thống kê thì thời gian đó là khoảng 5 năm.

Những người mắc bệnh HIV nếu phát hiện ra bệnh sớm, điều trị đúng cách và luôn giữ được tinh thần thoải mái thì có thể sống khoảng 15 – 20 năm.

Trường hợp bệnh nhân mắc giai đoạn cuối của HIV thì chỉ có khả năng sống được khoảng 5 năm. Do vào thời điểm này các virus đã phát triển nhanh và mạnh làm cho hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm  nghiêm trọng nên họ sẽ có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác làm cho thời gian sống của họ khó để kéo dài.

Xem thêm các bài viết liên quan

cac-con-duong-lay-nhiem-hiv
Các con đường lây nhiễm HIV như thế nào?

2. Những con đường lây nhiễm HIV

Lây nhiễm HIV qua đường máu

Trường hợp những người mắc bệnh HIV thì các thành phần trong máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đông máu có chứa nhiều HIV. Chính vì vậy có thể gây lây nhiễm cho những người xung quanh qua đường máu.

Phương thức truyền virus có thể thông qua một số trường hợp như:

  • Các dụng cụ y tế không được vô trùng cũng có thể gây ra lây nhiễm HIV cho những người xung quanh.
  • Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh HIV thì bạn tiếp xúc với máu hoặc dịch sinh học của người bệnh.
  • Sử dụng truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu mà chưa thực hiện sàng lọc HIV.
  • Dùng chung các dụng cụ xuyên qua da mà chưa được vô khuẩn như bơm kim tiêm, kim xăm hình hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác.
  • Lây truyền qua các vật dụng có thể dính máu của người khác trong các trường hợp như dùng chung bàn chải đánh răng.
  • Ngoài ra virus gây bệnh AIDS cũng có thể lây trong một số trường hợp: bị máu nhiễm virus bắn vào mắt, dùng chung các dụng cụ có dính máu như dao cạo râu.

Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc HIV

Tất cả các kiểu quan hệ cùng với bạn tình mắc HIV thì sẽ khiến cho bạn lây nhiễm HIV.

Trên thực tế các ca mắc HIV đều do lây nhiễm tình dục không an toàn gây ra nhưng khả năng sử dụng bao cao su  khi quan hệ chỉ hạn chế mắc HIV trong khoảng 85%.

Khi nam giới và nữ giới trực tiếp quan hệ không sử dụng bao cao su, trong quá trình giao hợp nếu người nam nhiễm bệnh thì tỷ lệ người nữ mắc phải là 0,08%. Ngược lại nếu nữ truyền cho nam khi giao hợp chiếm khoảng 0,04%.

HIV có thể lây qua đường tình dục ngay cả khi bạn quan hệ bằng miệng. Do Virus có thể dễ dàng xâm nhập qua đường dương vật, âm đạo khi trong miệng có những vết xước nhỏ mà ta không nhìn thấy.

HIV lây qua đường từ mẹ sang con

Mẹ bầu bị nhiễm HIV khi mang thai thì sau khi đứa trẻ được sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh HIV tới 30%. Lây nhiễm sang thai nhi qua nhau thai, máu, chất dịch của mẹ hoặc cũng có trường hợp  trẻ mắc phải khi bú sữa mẹ nhất là khi trẻ đang có tổn thương ở niêm mạc miệng.

HIV có lây qua đường ăn uống không?

Trong nước mắt và dịch tiết nước bọt của người  mắc bệnh HIV có chứa nhiều virus lây bệnh. Nhiều người lo sợ rằng khi tiếp xúc qua đường ăn uống có thể gây lây nhiễm HIV. Trên thực tế thì khả năng lây nhiễm qua con đường này sẽ rất thấp.

Trừ khi trong trường hợp bạn sử dụng chung dao, thìa, đũa có dính máu với người mắc HIV hoặc người bệnh bị lở loét trong miệng. Nếu ngay  khi nhiễm các trường hợp ở trên thì hãy đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm và được chỉ định điều trị kịp thời. 

Do loại virus này không thể tồn tại ở ngoài môi trường không khí sau vài giờ. Cho nên nguy cơ lây nhiễm qua môi trường bên ngoài là ít và đến hiện tại vẫn chưa có ghi nhận trường hợp nào lây nhiễm HIV qua đường ăn uống.

cac-con-duong-lay-nhiem-hiv
Có cách nào để phòng tránh lây nhiễm HIV?

3. Cách phòng tránh lây nhiễm HIV

Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV hữu hiệu là:

  • Tốt nhất bản thân mỗi người nên thực hiện các thói qunen  sinh hoạt lành mạnh, chung thủy một vợ một chông. Nếu có quan hệ với nhiều người  thì nên  có các biện  pháp quan hệ  tình dục an toàn, đúng cách.
  • Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi có nguồn gốc rõ ràng và đã được kiểm tra không có nhiễm HIV để  an  toàn cho người nhận máu.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung bơm kim tiêm, chỉ sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm mình, châm cứu,...
  • Phụ nữ khi đã biết bản thân hoặc đang có nghi ngờ nhiễm HIV thì không nên để có thai. Trong trường hợp muốn sinh con, người mẹ nên đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn về cách tránh lây nhiễm cho con.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu,... với người bệnh.

Những thông tin về các con đường lây nhiễm HIV và cách phòng tránh trên đây do Cao Đẳng Y Hà Nội  chia sẻ. Hi vọng bạn biết rõ hơn kiến thức về căn bệnh nguy hiểm này và có cách phòng tránh. Bạn đọc thường xuyên  ghé trang để có thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe.