Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các cách trị mụn trên môi bằng các liệu pháp tự nhiên nhanh nhất


Nổi mụn trên môi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng nên tốt nhất người bệnh không nên chủ quan. Dưới bài viết sẽ chia sẻ đầy đủ, chi tiết các thông tin cần biết về tình trạng mụn trên môi. Mời bạn đọc cùng theo dõi để có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích!

Nổi mụn trên môi không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ, không chỉ vậy mà còn khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, làm cho môi và xung quanh môi bị sưng lên.

1. Nguyên nhân gây nổi mụn trên môi

Tình trạng nổi mụn trên môi có thể do liên quan đến các bệnh lý dưới đây:

Mụn rộp trên môi

Bệnh do virus herpes simplex gây ra với triệu chứng phổ biến là nổi mụn thành từng trùm trên môi. Mụn sẽ gây đau rát, đặc biệt đau khi chúng vỡ ra.

Thời gian kéo dài mụn trên môi khoảng từ 1 – 3 tuần. Bệnh có thể tái phát nhiều lần và làm cho sức đề kháng của cơ thể ngày càng yếu đi. Không chỉ vậy bệnh do virus gây ra nên dễ dàng gây lây nhiễm cho người khác khi hôn môi hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân.

mun-tren-moi
Nổi mụn trên môi có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về da cần sớm điều trị

Bệnh chốc lở

Bệnh ngoài da do vi khuẩn gây ra, dễ lây lan và thường xảy ra ở trẻ em nhưng người lớn cũng có khả năng mắc bệnh.

Ban đầu khi mắc bệnh sẽ xuất hiện các vết loét đỏ trên bề mặt da ở bất cứ vị trí nào. Vết loét đỏ với các kích thước khách nhau xuất hiện trên môi hoặc quanh miệng kèm các triệu chứng ngứa ngáy hoặc đau rát.

Dị ứng son môi

Dị ứng mỹ phẩm, đặc biệt là dị ứng son môi sẽ là nguyên nhân dẫn đến môi bị kích ứng, mọc mụn trên môi.

Các dấu hiệu cảnh báo dị ứng son môi như: sắc môi thâm sậm, sưng viêm, đỏ tấy, mọc mụn trên môi, môi khô nứt nẻ, dễ chảy máu…Dù đây là vấn đề không quá nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu không được can thiệp sớm dễ bị biến dạng, sưng phù, phát sinh bội nhiễm…

Bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm tạo ra các vết lở loét ở niêm mạc miệng, bệnh xảy ra ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới. Nhiệt miệng có thể do nhiễm vi khuẩn, virus, các bệnh lý về răng miệng, thường xuyên căng thẳng, ăn nhiều đồ cay nóng, thiếu vitamin B gây ra…

Bệnh sẽ gây ra các mụn ở trên môi trước khi tạo thành những vết loét. Vết loét có thể khiến cho người bệnh thấy khó chịu, đau rát, tuy nhiên vết thương sẽ tự khỏi trong khoảng nửa tháng.

Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra mụn trên môi thì người bệnh cần đi khám sức khỏe tại các cơ sở y tế và được tư vấn cách điều trị phù hợp.

2. Các cách trị mụn trên môi nhanh nhất và hiệu quả

Dùng sữa chua trị mụn trên môi

Như mọi người đã biết sữa chua ngoài công dụng tốt cho đường tiêu hóa thì còn là một nguyên liệu làm đẹp được nhiều chị em tin dùng. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, sữa chua còn giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây ra bệnh trên môi nhờ vào những hoạt chất có trong sữa chua.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần thực hiện thoa sữa chua nhẹ nhàng lên vùng môi bị mụn. Để tại đó trong khoảng 10 phút, tiếp đến rửa lại bằng nước sạch. Người bệnh nên kiên trì áp dụng 3 lần/ tuần để mang lại hiệu quả cao nhất.

Dùng nha đam để trị mụn ở môi

Nha đam là nguyên liệu thiên nhiên phù hợp dùng cho mọi đối tượng với nhiều công dụng như: thanh nhiệt, giải độc gan, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm…Cùng với đó nhờ vào đặc tính kháng khuẩn cao mà nha đam được sử dụng trong điều trị mụn ở môi, làm dịu làn da ở môi.

Cách thực hiện: rửa sạch lá nha đam, đem sơ chế (cắt bỏ vỏ chỉ lấy phần thịt). Dùng phần thịt nha đam thoa nhẹ nhàng lên môi và giữ nguyên trong khoảng 10 phút. Sau đó rửa lại với nước sạch.

Xem thêm các bài viết liên quan

mun-tren-moi
Có thể dùng một số nguyên liệu tự nhiên để khắc phục triệu chứng nổi mụn nước trên môi

Cách dùng dưa leo trị mụn ở môi

Dưa leo – loại rau củ tự nhiên thường được dùng trong bữa ăn hàng ngày có thể làm đẹp da, trị mụn. Căn cứ vào các tác dụng đó mà rất nhiều người sử dụng dưa leo trong trị mụn ở môi.

Cách thực hiện: rửa sạch dưa leo, sau đó thái lát mỏng và đắp lên vị trí môi có mụn. Giữ trên môi trong khoảng 10 phút, sau đó rửa lại với nước lạnh.

Các liệu pháp tự nhiên sẽ giúp làm dịu da và thúc đẩy tốt hơn quá trình tái tạo tế bào da mới. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng khi mụn nước ở môi không kèm theo các triệu chứng như viêm nhiễm hoặc có dịch mủ.

3. Những lưu ý khi dùng cách trị mụn trên môi

Để hạn chế tới mức tối đa các triệu chứng phát triển nghiêm trọng hơn thì bạn cần chú ý đến một số điều dưới đây:

  • Không gãi hoặc chà xát mạnh vào vị trí môi bị mụn, hạn chế chạm tay hoặc dùng lưỡi liếm khi môi đang bị nổi mụn nước. 
  • Tránh sử dụng các sản phẩm để tẩy tế bào chết hay chăm sóc da trong quá trình mụn ở môi. Cùng với đó hãy vệ sinh da đúng cách để không gây lây lan sang các vị trí xung quanh.
  • Hạn chế sử dụng son môi ít nhất là đang trong thời gian điều trị mụn trên môi.
  • Uống nước thường xuyên để cơ thể có đầy đủ lượng nước, hạn chế trường hợp môi bị khô nứt.
  • Súc miệng sạch sẽ bằng nước muối mỗi ngày để ngăn ngừa vi khuẩn, vi nấm từ khoang miệng tấn công vùng da môi đang tổn thương.
  • Thường xuyên sử dụng các thực phẩm có chứa hàm lượng omega-3, vitamin C, E cao để kích thích quá trình tái tạo tế bào da. Điều này sẽ giúp tổn thương ngay tại môi và các vùng da khác nhanh lành hơn.

Trên đây là một số thông tin cũng như chia sẻ các cách trị mụn trên môi nhanh nhất bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên. Mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ chọn lựa được phương pháp thích hợp cho bản thân.