Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân gây ra rối loạn lipid máu là gì? Bệnh có nguy hiểm không?


Rối loạn lipid máu là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh ra sao? Có dấu hiệu nào để nhận biết bệnh hay không? Hiện nay dùng những phương pháp nào để điều trị bệnh?... Thắc mắc của bạn đọc sẽ được chúng tôi giải đáp đầy đủ, chi tiết ở dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nhé!

Rối loạn lipid máu là tình trạng nồng độ cholesterol toàn phần, triglyceride, lipoprotein trọng lượng phân tử lượng thấp (LDL-C) cao hơn và/hay nồng độ lipoprotein trọng lượng phân tử lượng cao (HDL-C) thấp hơn các giá trị bình thường trong huyết tương.

Đây là một căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tình trạng xơ vữa động mạch hoặc các tình trạng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

1. Nguyên nhân gây ra rối loạn lipid máu

Một số các nguyên nhân điển hình gây nên rối loạn chuyển hóa lipid máu như:

  • Rối loạn lipid máu do lắng đọng trong cơ thể:  Do giảm các chất tiêu mỡ, quá trình chuyển hóa bị rối loạn gây lắng đọng mỡ trong cơ thể.
  • Những người tâm lý căng thẳng, stress, mắc bệnh đái tháo đường làm tăng cường sử dụng lipid dự trữ trong cơ thể dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa lipid.
  • Do chế độ ăn uống thiếu khoa học: Bạn thường xuyên ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo trans trong suốt một thời gian dài… làm tăng nguy cơ gây rối loạn lipid máu.
  • Trong đó yếu tố di truyền cũng có thể góp phần làm tăng lượng cholesterol. Gia đình đã từng có người mắc rối loạn lipid máu thì khả năng cao bạn cũng có thể mắc phải.
roi-loan-lipid-mau
Béo phì cũng có thể là yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây ra bệnh rối loạn lipid máu
  • Ngoài ra những bệnh lý khác có thể khiến cho mức cholesterol cao như: bệnh gan, bệnh thận, hội chứng buồng trứng đa năng, tuyến giáp hoạt động kém…
  • Bệnh tiểu đường: Đường huyết cao góp phần làm tăng LDL-cholesterol và giảm HDL-cholesterol. Lượng đường trong máu cao cũng làm tổn thương niêm mạc động mạch của bạn.
  • Lười vận động cùng với thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu bia…

2. Triệu chứng bệnh rối loạn lipid máu

Các triệu chứng phổ biến của tình trạng rối loạn lipid máu thường gặp như:

  • Cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, thường xuyê mệt mỏi, nhịp thở gặp khó khăn, thở khó, thở dốc.
  • Gặp phải các vấn đề về tim mạch: đau thăt ngực, nặng ngực, cảm giác đau tức, lâu dần sẽ lan các vị trí 2 cánh tay và sau lưng. Có những trường hợp thấy đầu ngón tay, ngón chân bị tê bì, đau buốt đó là biểu hiện của bệnh mạch máu ngoại vi.
  • Rối loạn đường tiêu hóa: Ăn không ngon miệng, đầy bụng khó tiêu do gan và tụy bị ảnh hưởng vì rối loạn lipid tăng cao.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh của mỗi người sẽ khác nhau do còn tùy thuộc vào mức độ rối loạn lipid  máu. Do đó để tìm hiểu thêm nhiều thông tin chi tiết hơn thì ngay khi có các dấu hiệu của bệnh thì nên đến cơ sở chuyên khoa thăm khám và tư vấn.

3. Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?

Nếu quá trình mắc bệnh được phát hiện sớm sẽ có thể điều trị mà chưa hề gây ra các ảnh hưởng về sức khỏe.

Tuy nhiên hàm lượng Cholesterol tăng cao sẽ gây ra sự tích tụ cholesterol và các chất lắng đọng khác trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch. Điều này kéo dài sẽ làm hạn chế lưu lượng máu chảy qua động mạch và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh như:

  • Đau thắt ngực: người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau thắt vùng ngực và các triệu chứng của bệnh động mạch vành khi các động mạch cung cấp máu cho tim bị ảnh hưởng.
  • Đau tim: khi các mảng bám bị vỡ, cục máu đông sẽ hình thành tại vị trí mảng bám và chặn dòng máu đến những cơ quan như tim. Điều này dẫn đến máu chảy đến một phần trái tim bị ngừng lại gây ra đau tim.
  • Đột quỵ: bệnh xảy ra khi các cục máu đông làm ảnh hưởng đến dòng máu chảy đến não. Tình trạng này rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Bệnh động mạch ngoại biên: thông thường động mạch ngoại biên sẽ cung cấp máu cho chân. Khi phần động mạch này bị xơ vữa thì sẽ gây đau, tê bì chân.
  • Bên cạnh đó việc rối loạn mỡ máu có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như thận, gan, gây viêm tụy…
roi-loan-lipid-mau
Chế độ ăn hàng ngày sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn máu

4. Phương pháp điều trị rối loạn lipid máu

Hầu hết việc điều trị rối loạn lipid máu sẽ thực hiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập. Còn việc dùng thuốc chỉ sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa có tính chất gia đình hoặc do gen. Việc dùng thuốc sẽ cần tuân thủ tuyệt đối theo những chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả cao, hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Dưới đây là một số phương pháp giúp điều chỉnh chế độ ăn nhằm giúp ích cho sức khỏe người mắc rối loạn lipid máu như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: bổ sung protein lành mạnh cho bữa sáng và những loại chất béo như chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa trong một số loại thực phẩm hàng ngày như: cá hồi, bơ, các loại hạt, dầu oliu… giảm mỡ máu hiệu quả.
  • Bổ sung thêm nhiều rau xanh, các loại ngũ cốc, trái cây  giàu Vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn hàng ngày để cơ thể chống lại sự hấp thụ cholesterol xấu.
  • Tránh tiêu thụ đường: chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh nên giảm đi lượng đường tiêu thụ. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa.
  • Tránh ăn thịt chế biến: hãy thay thế các loại thịt đã chế biến sẵn bằng các loại cá giàu omega 3 như cá trích, cá thu, cá mòi… để bảo vệ một cách tốt nhất sức khỏe tim mạch. Vì trong cá có chứa hàm lượng lớn chất béo omega 3 tác dụng giảm viêm, giúp cơ thể hạn chế được các tác nhân gây ra những bệnh lý như tim và viêm khớp.
  • Kiểm soát tốt cân nặng của bản thân. Nếu bạn đang nằm trong đối tường bị thừa cân thì nên giảm cân để tránh các nguy cơ mắc bệnh tim. Đồng thời việc giảm cân sẽ hạ được cholesterol. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2, các triệu chứng gây huyết áp cao, đau tim,  đột quỵ và ung thư…
  • Hạn chế tới mức tối đa các căng thẳng, vì đây chính là yếu tố gián tiếp làm cho cholesterol xấu tăng cao. Nên hãy dành thời gian nghỉ ngơi, cân bằng lại giữa tình trạng căng thẳng và thư giãn, không làm việc quá sức để ngăn ngừa bệnh tim.
  • Xây dựng và duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày với các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng sức khỏe như chạy bộ, đi bộ. bơi lội.
  • Hút thuốc lá sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu nên hãy bỏ thuốc lá hoặc tránh xa những người đang hút thuốc để bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn.
  • Ngoài ra, người bệnh nên thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt các chỉ số rối loạn lipid máu và có những phương pháp điều trị phù hợp hơn, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Những thông tin mà Cao Đẳng Y Tế TPHCM đã chia sẻ trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc nắm được những thông tin về tình trạng rối loạn lipid máu cho người bệnh. Nhà trường sẽ tiếp tục chia sẻ kiến thức hữu ích về sức khỏe ở các bài viết tiếp theo cùng chuyên mục, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!