Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các cách chăm sóc vết thương khi bị nhiễm trùng


Khi bạn quá chủ quan không xử lý những vết thương ngoài da thì có thể dẫn đến tình trạng vết thương bị nhiễm trùng. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết vết thương của bạn đang bị nhiễm trùng để có cách xử lý kịp thời, trước khi mọi chuyện thực sự diễn biến xấu hơn.

Đa phần mỗi khi bạn bị một vết thương nào đó cơ thể sẽ có cơ chế tự làm lành. Do sự tăng trưởng của collagen thúc đẩy các mép vết thương làm cho vết thương nhanh lành trở lại. Tuy nhiên với những vết thương có mức độ tổn thương nặng thì có khả năng sẽ bị nhiễm trùng.

Nhiễm trùng vết thương  xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong vị trí bị tổn thương. Nếu nhiễm phải vi khuẩn gây bệnh uốn ván có thể dẫn đến tử vong, do đó người bệnh không nên chủ quan ngay cả với những vết thương nhỏ.

1. Dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng

Các dấu hiệu  vết thương bị nhiễm trùng người bệnh cần nắm rõ để phát hiện bệnh sớm và có phương án điều trị kịp thời, cụ thể như:

  • Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy đó là vết thương hở bị sưng. Triệu chứng này sẽ xuất hiện ở ngay trong thời gian đầu ngay khi mới bị thương và nế hiện tượng nhiễm trùng xảy ra thì sẽ sưng lên sau khoảng 4 – 6 ngày bị thương.
  • Ở vết thương có chảy ra dịch màu vàng hoặc xanh lá cây, kèm theo đó là có mùi hôi từ vị trí bị tổn thương.
  • Xung quanh phần vết thương sẽ có hiện tượng đau nhiều hoặc sưng, đỏ tấy.
  • Kích thước vết thương ngày càng được lan rộng ra và có các vệt đỏ trên da.
  • Kèm theo đó là hiện tượng thân nhiệt người bệnh tăng cao, sốt. Phụ thuộc vào mức độ của nhiễm trùng mà người  bệnh sốt nặng hay nhẹ. Trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, bệnh nhân  có thể sẽ bị sốt cao toàn thân và cơ thể mệt mỏi, kiệt sức.
vet-thuong-bi-nhiem-trung

Vết thương chảy dịch đỏ là dấu hiệu bị nhiễm trùng

2. Vết thương bị nhiễm trùng phải làm sao?

Các cách xử lý vết thương bị nhiễm trùng sẽ khác nhau do còn tùy thuộc vào mức độ khác nhau của vết thương. Việc điều trị cũng có thể phụ thuộc vào sức khỏe và thời gian bạn có vết thương. Những bước cơ bản nhất để xử lý vết thương khi bị nhiễm trùng bao gồm:

Rửa sạch vị trí vết thương

Sử dụng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn như Betadine, Povidone…để rửa sạch vết thương. Nên rửa nhẹ nhàng không trà mạnh vào vùng vết thương vì có thể làm cho tình  trạng tổn thương thêm nghiêm trọng hơn. Sau khi rửa nên lau khô, thấm nhẹ vết thương.

Nên rửa 3 lần/ ngày. Tuy nhiên đối với các vết thương lớn đã được khâu lại thì không nên ngâm nước do sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Loại bỏ vi khuẩn hoặc các mô hoại tử

Hãy loại bỏ những dịch mủ, vi khuẩn, mô hoại tử để tránh tình trạng nhiễm trùng lan rộng.

Việc này sẽ thực hiện bắng các thuật thủ cắt bỏ phần hoại tử, có thể phải phẫu thuật nếu vùng hoại tử quá sâu hoặc lớn.

Dùng thuốc kháng sinh trong điều trị

Đối với trường hợp bị nhiễm trùng nặng có thể dùng thuốc kháng sinh toàn thân. Hoặc trường hợp không quá nghiêm trọng có thể dùng kháng sinh dạng Gel bôi trực tiếp lên vết thương. Mặc dù vậy, sử dụng kháng sinh loại nào, cách dùng và với tần suất ra sao, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ, dược sĩ.

Băng bó vết thương

Chỉ sử dụng băng bó với những vết thương quá nghiêm trọng hoặc khi bạn cần tránh để các bụi bẩn xâm nhập vào vết thương.

Sử dụng băng vết thương dạng xịt Nacurgo tạo màng sinh học Polyesteramide bao phủ vết thương đối với những vết thương nặng sẽ giúp vết thương nhanh lành, hoặc dùng băng keo cá nhân Urgo hay gạc mỏng để bao phủ để tránh cọ xát.

Xem thêm các bài viết liên quan

vet-thuong-bi-nhiem-trung

Đối với những vết thương nghiêm trọng người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa để được băng bó đúng cách

4. Vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì?

Trong suốt quá trình điều trị vết thương bị nhiễm trùng, người bệnh cần có chế độ chăm sóc và ăn uống để tránh những vết thương hoặc vị trí bị nhiễm trùng ngay càng lan rộng  hơn. Ngoải việc xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng  thì điều người bệnh cần quan tâm đó là vết thương bị nhiễm trùng nên kiêng ăn một số thực phẩm như:

  • Tránh xa đồ nếp và thịt gà: Các thực phẩm này có tính nóng nên sẽ làm cho các vết thương hở ngày càng sưng và mưng mủ. Làm cho thời gian lành vết thương bị kéo dài và tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng hơn.
  • Rau muống: rau muống sẽ kích thích sinh da non và vô tình ăn rau trong thời gian điều trị vết thương bị nhiễm trùng sẽ gây cho vết thương bị sẹo lồi, ảnh hưởng tới thẩm mỹ sau khi hoàn toàn hồi  phục.
  • Hải sản và đồ tanh: Ăn hải sản và các món đồ tanh có thể gây dị ứng, ngứa ngáy rất khó chịu cho vết thương.
  • Thịt bò, thịt chó: Khi ăn thịt bò có thể khiến cho vết thương có  màu sậm hơn da bình thường. Do vậy nên kiêng các thịt bò và các chế phẩm từ thịt bò.  Thịt chó có tính nóng nên hoàn toàn không tốt cho vết thương hở, nên dễ gây ra sẹo lồi cứng khi người bệnh ăn thịt chó trong quá trình vết thương đang dần lành.

Theo Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội đảm bảo có cách xử lý vết thương bị nhiễm trùng đúng cách, người bệnh nên đến các  cơ sở y  tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.