Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bị đau họng uống thuốc gì để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu?


Các triệu chứng viêm họng sẽ gây không ít phiền toái cho người bệnh trong giao tiếp cũng như trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vậy nên ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh thì nên điều trị ngay để tránh các biến chứng xảy ra. Bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kiến thức bị đau họng nên uống thuốc gì?

1. Tìm hiểu chung bệnh viêm họng

Nguyên nhân gây đau họng

Trước khi tìm loại thuốc thích hợp giảm nhanh chóng các triệu chứng đau họng thì bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh và điều trị triệt để được tận gốc. Một  số nguyên nhân gây ra viêm họng như:

  • Nhiễm virus: đây  là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm họng, thường thấy sau khi mắc các bệnh như cảm  cúm, một số bệnh truyền nhiễm… đều gây ra đau rát cổ họng.
  • Nhiễm vi khuẩn: nguyên nhân  này sẽ ít gặp hơn và do liên cầu khuẩn gây ra. Chính liên cầu khuẩn này gây ra các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm thanh quản, viêm amidan…
  • Bên cạnh đó việc gây ra viêm  họng cũng là do ảnh hưởng của các bệnh lý như viêm họng, ung thư mũi họng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư hạ họng…
  • Ngoài ra còn do một số nguyên nhân chủ quan: do thời tiết thay đổi, bệnh nhân ăn uống nhiều thực phẩm lạnh, nói chuyện hay hò hét nhiều,…
bi-viem-hong-uong-thuoc-gi
Khi bị viêm họng có những dấu hiệu nào để nhận biết?

Biểu hiện của tình trạng đau rát cổ họng

Bệnh  nhân có thể dễ dàng nhận biết các triệu chứng của bệnh viêm họng như:

  • Ho khan: biểu hiện dễ nhận biết, đặc biệt mỗi khi thời tiết thay đổi. Kèm theo đó là triệu chứng đau rát, khó chịu trong lúc ăn uống và ngay cả khi giao tiếp, nói chuyện với những người xung quanh.
  • Nổi hạch ở cổ: ngay khi có các dấu hiệu mọc hạch ở cổ thì bạn nên nghĩ ngay đến đó là dấu hiệu viêm họng hoặc viêm amidan.
  • Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy cổ họng, lúc nào người bệnh cũng muốn khạc nhổ ra ngoài.
  • Khi nuốt muốn ho hoặc buồn nôn: gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống,  người bệnh luôn muốn nôn và đôi khi còn có đau tắc vùng ngực.

Để tình trạng viêm họng không diễn biến quá nặng thì nên tìm các phương pháp điều trị sớm ngay khi có một trong những dấu hiệu ở trên.

2. Bị viêm họng nên uống thuốc gì?

Cùng tìm hiểu một số loại thuốc chủ yếu được áp dụng cho người viêm họng bao gồm:

Paracetamol

Paracetamol đó là một loại thuốc có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng đau họng, sốt… Nếu bạn đang thắc mắc bé bị đau họng uống thuốc gì? Cha mẹ có thể yên tâm mà sử dụng loại thuốc này cho con, tuy nhiên cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

Loại thuốc này có rất nhiều dạng bào chế như viên uống, thuốc lỏng, viên nén sủi…

Thuốc sẽ có thể phát huy hiệu  quả ngay sau khi uống trong khoảng 20 – 30 phút, tùy vào tình trạng cơ thể thì hiệu quả sẽ kéo dài.

Amoxicillin, đây là một trong những loại kháng sinh phổ biến có tác dụng trong điều trị viêm họng do nhiễm khuẩn bằng cách ngăn chặn sư tăng trưởng vi khuẩn.

Liều dùng dành cho người lớn: Sử dụng 250 – 500 mg/lần/ mỗi 8 giờ.

Liều dùng dành cho trẻ em: sử dụng 125 – 250mg/lần, khoảng cách giữ các lần uống là 8 giờ.

Sau thời gian uống từ 2 – 3 ngày thì các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Đối với những trường hợp người bị suy thận nên giảm liều hoặc tham khảo các bác sĩ chuyên gia để có liều dùng thích hợp hơn. Dùng Amoxicillin trong suốt một thời gian dài hãy nên kiểm tra chức năng gan.

Xem  thêm các bài viết liên quan

bi-viem-hong-uong-thuoc-gi
Thuốc Ibuprofen có tác dụng trong điều trị viêm họng

Ibuprofen

Đây là một trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid. Tác dụng của thuốc nhằm điều trị viêm họng giảm các triệu chứng sưng, đau, sốt, ngăn chặn sản xuất các chất tự nhiên gây viêm.

Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ gây kích ứng dạ dày, xuất huyết dạ dày... nếu dùng trong một thời gian dài.

Liều dùng dành cho người lớn: Uống 200 – 400 mg, với 3 – 4 lần/ ngày. Liều lượng tối đa không vượt quá 3,2g/ ngày.

Liều dùng dành cho trẻ em: trẻ em trên 3 tháng tuổi dùng 5 – 10mg/ kg trọng lượng cơ thể/ lần. Sử dụng 3 – 4 lần/ ngày.

Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp: người đang mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, phụ nữ có thai 3 tháng cuối thai kỳ, người có các triệu chứng tăng huyết áp, suy tim, rối loạn chức năng thận.

Thuốc Prednisolon

Prednisolon thuộc nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid, dùng trong điều trị bệnh viêm họng ở mức độ nặng. Bên cạnh đó  thuốc còn chống viêm mạnh và ức chế miễn dịch, tránh dị ứng hiệu quả.

Trong trường hợp cần sử dụng dài ngày thì bạn nên uống 1 ngày và nghỉ 1 ngày, Khi dừng thì nên dừng từ từ.

Liều dùng dành cho người lớn: dùng 2 – 4 lần/ ngày, mỗi lần 5 – 60 mg/ ngày.

Liều dùng dành cho trẻ em: dùng 2 – 4 lần/ ngày, mỗi lần 0,14 – 2 mg/ ngày.

Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp” Người bị nhiễm Herpes simplex, bị thủy đậu, bệnh giác mạc, kết mạc, viêm chảy mủ cấp tính ở mắt, nhiễm khuẩn nặng, lao màng não, quá mẫn với Prednisolon…

Thuốc ngậm Dorithricin

Ngoài các thuốc dạng uống thì bạn có thể tham khảo thêm dạng ngậm để giảm thiểu rát họng, viêm niêm mạc miệng, viêm thanh quản…

Đối với người lớn có thể dùng ngậm 1 – 2 viên/ lần, khoảng cách giữa mỗi lần uống là 3 – 4 tiếng.

Đối với trẻ em thì nên hết sức thận trọng và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ. Đặc biệt không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Với một số loại thuốc tây kể trên bạn chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ và dược sĩ, tránh tự ý uống. Trong quá trình sử dụng hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn của những người có năng lực chuyên môn nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ xảy ra.

bi-viem-hong-uong-thuoc-gi
Bà bầu hãy nhờ các bác sĩ chuyên khoa tư vấn để được dùng đúng loại thuốc chuyên dụng 

Bà bầu bị đau họng uống thuốc gì?

Đây là thắc mắc của nhiều người khi mang bầu mà bị đau họng. Tuy nhiên theo các giảng viên  Cao Đẳng Y Dược Chính Quy   thì bà bầu nên hạn chế sử dụng các loại thuốc tây như kháng sinh vì có thể sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thai nhi và mẹ. Tốt nhất để giảm các triệu chứng khó chịu do viêm họng gây ra thì bà bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt như:

  • Uống nhiều nước: Nước ấm có tác dụng rất tốt để đào thải vi khuẩn trong cổ họng ra ngoài môi trường. Ngoài ra uống nhiều nước giúp cổ họng ẩm, bớt khô, giảm tình trạng khô rát và ngăn ngừa tình trạng đau rát cổ họng.
  • Súc miệng nước muối: Nước muối có vai trò kháng khuẩn rất hiệu quả. Các chuyên gia khuyến cáo, súc miệng nước muối vào buổi tối và sáng mỗi ngày không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm họng mà còn giúp răng miệng chắc khỏe hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng: Nên ăn những thức ăn lỏng, dễ nuốt như cháo, súp để giảm bớt tình trạng đau rát họng. Ngoài ra, nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh để tăng cường chất dinh dưỡng, sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng và thức uống kích thích như rượu, bia, cafe...gây kích ứng cổ họng khiến người bệnh bị ho nhiều hơn, tình trạng đau rát cổ họng càng tăng lên.

3. Một  số lưu ý trong khi điều trị viêm họng

Bên cạnh việc điều trị viêm họng người bệnh nên chú ý đến một số điều để bệnh không diễn biến nặng hơn mà sẽ được cải thiện trọng thời gian nhanh chóng:

  • Không nên sử dụng nước đá hoặc uống quá nhiều thực phẩm lạnh
  • Khi thời tiết trở lạnh, các bệnh nhân nên giữ ấm cho cơ thể và bảo vệ vòm họng tránh không khí lạnh
  • Không sử dụng các chất kích thích: bia, rượu, cà phê, thuốc lá,…
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng hạn chế bệnh tật
  • Hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng ít nhất là trong thời gian trị liệu để tránh tình trạng bệnh ngày càng nặng mà không có cơ hội phục hồi
  • Uống nhiều nước để làm dịu họng, ngăn ngừa đau rát, khản tiếng

Sau khi tìm hiểu bài viết ở trên bạn đã có câu trả lời cho việc Bị đau họng uống thuốc gì? Hy vọng thông tin trên  sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin cũng như kiến thức hữu ích cho việc lựa chọn phương pháp chữa bệnh một cách hiệu quả!