Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh Kawasaki có nguy hiểm không? Cách nhận biết bệnh ở trẻ em


Bệnh  Kawasaki là bệnh sốt có mọc ban cấp tính kèm viêm lan tỏa hệ mạch máu vừa và nhỏ chưa rõ căn nguyên, thường gặp ở nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi. Ở Việt Nam những năm gần đây cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh. Vậy bệnh Kawasaki là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh Kawasaki là tình trạng sốt cấp kèm theo triệu chứng phát ban toàn thân ở trẻ nhỏ và với đặc điểm bệnh có viêm lan tỏa của hệ mạch máu nhỏ và vừa trên toàn cơ thể, không ngoại trừ động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và tỉ lệ các bé trai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các bé gái.

Ban đầu khi mắc bệnh thì hậu quả do bệnh gây ra chưa nghiêm trọng nhưng các biểu hiện tim mạch như viêm tim, phình giãn động mạch vành gây đột tử, nhồi máu cơ tim ở trẻ nhỏ hoặc hẹp tắc và suy vành thì sẽ dần về sau mới có nguy cơ xảy ra.

1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh Kawasaki ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra bệnh Kawasaki

Vào năm 1967, một bác sĩ người Nhật Bản đã mô tả mẫu dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của bệnh này và căn bệnh được đặt theo tên của bác sĩ y khoa đó. Kể từ thời điểm đấy, bệnh Kawasaki được phát hiện thường xuyên đối với trẻ em Nhật.

Hiện nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh, mặc dù vậy theo các chuyên gia về lĩnh vực y tế đều cho rằng nguyên nhân chính gây lây nhiễm bệnh là virus hoặc vi khuẩn. Nhưng cũng có thể do xu hướng về di truyền vì hầu hết những người mắc bệnh này đều có tổ tông là người Nhật Bản.

Cho đến hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cho rằng bệnh này có khả năng lây truyền.

benh-kawasaki
Phát ban, lưỡi nổi gai, da tay bong tróc... đều là các dấu hiệu của bệnh Kawasaki

Triệu chứng của bệnh Kawasaki

Khi mắc căn bệnh này thì sốt là dấu hiệu phổ biến và xuất hiện đầu tiên. Triệu chứng này có thể kéo dài trong khoảng 5 ngày nhưng lại ít đáp ứng với kháng sinh hoặc thuốc hạ sốt thông thường.

Ngoài ra bệnh còn có một số các dấu hiệu nhận biết mà các bậc phụ huynh cần biết như:

  • Môi của trẻ đỏ và nếu chú ý thì có thể nứt kẽ rỉ máu.
  • Trong tuần đầu tiên bị bệnh kết mạc mắt bị sung huyết, đỏ nhưng không có hiện tượng chảy dịch.
  • Lưỡi của trẻ bị đỏ hoặc nổi gai.
  • Khi mắc bệnh thường xuất hiện kèm theo tình trạng phát ban, dạng phổ biến là ban đỏ và có thể ở toàn thân.
  • Vị trí lòng bàn tay, lòng bàn chân chuyển màu sang đỏ sáng. Còn ở mu bàn tay và bàn chân thì sưng lên.
  • Khi các triệu chứng sốt, phát ban, mắt đỏ, hạch bạch huyest bị sưng dần được cải thiện giảm xuống thì cũng là lúc da quanh móng chân, móng tay bong tróc ra. Biểu hiện này thường bắt đầu khi người bệnh bước vào tuần thứ 3.
  • Đau khớp và viêm xảy ra dai dẳng khi các triệu chứng khác đã biến mất hết.

Bệnh Kawasaki có nguy hiểm không? Theo các giảng viên Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì biểu hiện lâm sàng của bệnh có thể tự thoái lui, tuy nhiên các biến chứng của bệnh ở các cơ quan, đặc biệt là biến chứng phình giãn động mạch vành tim gây hậu quả nhồi máu cơ tim hay hẹp tắc động mạch vành và thiếu máu cơ tim, suy vành mãn tính.

Để không gây ra các biến chứng về sức khỏe trẻ thì ngay thì thấy các dấu hiệu trẻ nhỏ sốt cao liên tục trong 4 – 5 ngày kèm theo triệu chứng phát ban, môi đỏ, lưỡi nổi gai, hai bên mắt đỏ, nổi hạch góc hàm… thì cần ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-kawasaki
Nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời

2. Các phương pháp điều trị bệnh Kawasaki

Trong trường hợp đã có kết quả chẩn đoán trẻ bị mắc bệnh Kawasaki thì nên để trẻ nằm viện để được điều trị đúng cách. Bao gồm:

  • Gamma globulin (IVIG): đây là phương pháp dùng liều cao tiêm vào tĩnh mạch người mắc bệnh Kawasaki. nếu được điều trị sớm trong 10 ngày kể từ khi xuất hiện sốt thì sẽ giúp điều trị hiệu quả và cải thiện nhanh các triệu chứng, và quan trọng hơn là có thể ngăn ngừa hoặc giảm thương tổn động mạch vành .
  • Aspirin (ASA) liều cao cũng được cho sử dụng cùng với IVIG trong giai đoạn cấp tính của bệnh cho đến khi giảm sốt.

Để trẻ có thể được chẩn đoán và điều trị một cách chính xác và hiệu quả, tránh những biến chứng có thể xảy ra, cha mẹ nên lựa chọn những cơ sở uy tín hàng đầu.

Hi vọng rằng sau bài viết, bạn đã có thêm những hiểu biết cần thiết về Bệnh Kawasaki. Đây là một căn bệnh hiện tại chưa có các biện pháp phòng ngừa nên các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ những thông tin về bệnh để có cách xử lý kịp thời khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tinh chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa!