Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh động kinh có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị bệnh ra sao?


Bệnh động kinh có gì nguy hiểm hay không? những nguyên nhân nào gây ra bệnh? Phương pháp chẩn đoán và điều trị cho người bệnh ra sao?... Dưới bài viết chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin đầy đủ và chi tiết về bệnh động kinh. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu và theo dõi nhé!!

Bệnh động kinh là một rối loạn của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của não bị thay đổi gây ra co giật hoặc thời gian hành vi và cảm giác bất thường và đôi khi là mất ý thức trong thời gian ngắn.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh có thể kể đến như:

  • Di truyền: Đây sẽ là nguyên nhân  hàng đầu, nếu trong gia đình bạn có tiền sử thành viên trong gia đình đã từng mắc bệnh thì rất có thể bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Cần hết sức chú ý  đến nguyên nhân này để kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.

  • Gặp phải các chấn thương về đầu đặc biệt là chấn thương sọ não: do một nguyên nhân nào đó đã tác động lớn đến não đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh động kinh.

  • Hậu quả của những cơn tai biến mạch máu não:  Sau khi người bệnh trải qua những cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não) thì có thể sẽ xuất hiện những cục máu đông trong não khiến cho não bị tổn thương và dẫn đến chèn lên dây thần kinh làm gây ra các triệu chứng của bệnh động kinh.

  • Các bệnh truyền nhiễm: viêm màng não, AIDS và viêm não virus, có thể gây ra bệnh động kinh.

  • Thai nhi bị ảnh hưởng từ khi còn trong bụng mẹ: Do nguyên nhân người mẹ bị nhiễm trùng hoặc thiếu oxy khiến não trẻ bị tổn thương ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Điều này sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu trẻ nhỏ bị mắc chứng bại não ngay cả khi chưa sinh ra và đó là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh động kinh bẩm  sinh ở trẻ.

Ngoài những nguyên nhân gây ra bệnh như đã nói ở trên thì các chuyên gia là bác sĩ đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội chia sẻ thêm một vài yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh. Cụ thể như:

  • Đã từng có các chấn thương hoặc bị tổn thương vùng đầu, não.
  • Tai biến mạch máu não và các bệnh lý khác liên quan đến não bộ.

  • Tiền sử gia đình: Đây là yếu tố khá phổ biến dẫn đến nguy cơ gây ra bệnh động kinh. 

  • Trí nhớ của bạn gặp vấn đề cũng là nguyên  nhân gây ra bệnh.

  • Lứa tuổi: Bệnh động kinh sẽ xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng thường xảy ra nhiều hơn ở độ tuổi trên 35 sẽ thường xuyên mắc nhiều hơn.

  • Trẻ em khi sốt quá cao dẫn đến co giật cũng là một yếu tố gây ra bệnh động kinh do não bị ảnh hưởng bởi những cơn co giật.

Benh-dong-kinh
Co giật sẽ là một trong những triệu chứng dễ nhận biết của bệnh động kinh

2. Dấu hiệu nhận biết của bệnh động kinh

Bệnh động kinh sẽ được nhận biết thông qua các dấu hiệu nhận  biết trên cơ thể người bệnh như:

  • Người mắc bệnh động kinh sẽ có những cơn co giật mà không thể kiểm soát được.

  • Trước những cơn co giật đó trước vài ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Đau nửa đầu, cơn đau dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp tim, tính tình thay đổi, trầm cảm, run... 

  • Mất ý thức, không kiểm soát được các chuyển động co giật của cánh tay và chân.

Khi gặp phải các triệu chứng nguy hiểm hơn người bệnh cần đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cấp cứu và xử lý tránh những tình huống xấu hơn có thể xảy ra:

  • Thời gian của cơn co giật kéo dài trong khoảng 5 phút.

  • Khi kết thúc cơn co giật mà việc hô hấp của cơ thể vẫn chưa thể hồi phục lại được.

  • Xuất hiện những cơn co giật liên tiếp và diễn ra trong thời  gian dài jemf theo triệu chứng sốt cao.

  • Bệnh động kinh xảy đến khi người bệnh đang mang  thai, mắc bệnh tiểu đường hoặc  bản thân đã từng bị thương trong quá trình co giật thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên khi bạn là một trong những trường hợp đã kể trên.

benh-dong-kinh
Cần làm gì khi gặp phải người có các triệu chứng bị động kinh?

Cách sơ cứu bệnh nhân khi bị động kinh

Khi gặp người bệnh đang lên cơn co giật dấu hiệu xuất hiện của bệnh động kinh bạn nên làm những việc sau:

  • Cố gắng tìm mọi cách để bệnh nhân dễ thở hơn, thực hiện các thao tác như nới lỏng cổ áo, cà vạt.. 

  • Đặt bệnh nhân nằm tư thế nghiêng sang một bên. Đặt gối hoặc dùng vật gì đó để có khả năng nâng cao đầu người bệnh.

  • Để tránh khi bệnh nhân có giật đập vào những đồ vật sắc nhọn có thể gây ra thương tích bạn nên đặt họ nằm ở xa những nơi có thể gây nguy hiểm như vùng bếp, lòng đường hay gần hồ nước... Tuy nhiên bạn không được trói bệnh nhân để  làm giảm cơn co giật.

  • Tuyệt đối không cho người bệnh ăn, uống  gì trong các cơn co giật vì khi này bệnh nhân không thể kiểm soát được và có thể gây sặc, hay gây thêm các chấn thương khác cho người bệnh.

  • Theo dõi và ghi nhận những gì đang xảy ra (co giật một bên hay hai bên, tay hay chân hay cả hai, có trợn mắt, gồng người hay không, có bị tiểu ướt quần hay không...) để bạn có thể kể lại với bác sĩ hoặc với người co giật sau này.

  • Thường xuyên theo dõi đồng hồ, tính thời gian cơn co giật (điều này rất quan trọng), gọi cấp cứu hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của những chuyên viên y tế nếu thời gian có giật diễn ra nhanh chóng trong vòng 5 phút.

  • Giữ tâm trạng bình tĩnh để giải quyết tình hình, không cuống quýt, la lối om sòm. Việc này sẽ chỉ làm rối tình hình hơn.

Xem thêm các bài viết liên quan

3. Điều trị bệnh động kinh

Động kinh có thể coi là căn bệnh nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Hiện nay có các biện pháp giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa những triệu chứng gây ảnh hưởng đến súc khỏe của bệnh như:

Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh

Người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng động kinh, nhằm giảm tần suất và cường độ các cơn co giật và kiểm soát tốt các triệu chứng khác khi phát bệnh.

Tần suất và liều lượng sử dụng của người bệnh sẽ được bác sĩ căn cứ  vào tình trạng sức khỏe và mức độ của bệnh nhân do đó hãy luôn luôn nghe theo chỉ định, hướng dẫn của họ để đạt hiệu quả sau quá trình điều trị. Liều lượng ban đầu có thể sẽ ở mức độ nhẹ rồi dần tăng liều lượng nên khi bệnh nhân đã dung nạp thuốc tốt hơn.

Thuốc nào thì cũng có thể xảy ra các tác dụng phụ nên người bệnh có thắc mắc gì nên hỏi trực tiếp các bác sĩ để được tư vấn.

benh-dong-kinh
Hãy có thói quen khám bệnh định kỳ để kiểm soát tốt những bệnh tiềm tàng trong cơ thể

Điều trị bằng phẫu thuật

Thuốc chưa thể ngăn ngừa nếu mức độ bệnh quá nặng thì người bệnh sẽ cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật để cắt bỏ vùng não bị tổn thương nhằm ngăn ngừa cơn tái phát. Tuy nhiên phương pháp này gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và có thể sẽ bị đe dọa đến tính mạng vì vùng phẫu thuật là não bộ phận quan trọng trong cơ thể con người, do đó phương pháp này đang bị tạm dừng dùng trong điều trị tại Việt Nam.

Nếu như người bệnh không thể đáp ứng phương pháp điều trị bằng phẫu thuật thì có thể sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một trong những phương pháp dưới đây:

Kích thích dây thần kinh phế vị: Phương pháp này sẽ giúp ức chế và giảm các cơn co giật của cơn động kinh. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này người bệnh vẫn cần điều trị song song cùng với thuốc nhưng liều lượng có thể sẽ giảm hơn phương pháp đặc trị bằng thuốc.

Kích thích não sâu: Ở phương pháp này người bệnh sẽ được bác sĩ phẫu thuật cấy điện cực vào một phần cụ thể của não, thường là đồi thị. Các điện cực được kết nối với một máy phát điện được cấy vào ngực hoặc hộp sọ gửi các xung điện đến não và có thể làm giảm các cơn động kinh.

Tóm lại, Bệnh Động kinh là bệnh mạn tính do đó người bệnh cần kiên trì trong quá trình điều trị. Với loại động kinh có nguyên nhân cụ thể có thể chữa khỏi nếu điều trị hết nguyên nhân gây động kinh. Còn với động kinh vô căn thì phải điều trị suốt đời. Những thông tin ở trên chỉ mang tính chất   tham khảo và không có tác dụng thay thế những chỉ định của những chuyên gia y tế.