Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lưu ý gì trong khi sử dụng thuốc Glucophage điều trị tiểu đường?


Glucophage được biết đến với công dụng điều trị bệnh tiểu đường type 2 khá an toàn và được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên cách sử dụng để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị thuốc là gì? Có lưu ý gì cho người dùng hay không?... Những thắc mắc sẽ được giải đáp dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!!

Thuốc Glucophage thuộc nhóm thuốc Hormone, nội tiết tố.

Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

Đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên.

Thành phần: Metformin chlorhydrate.

1. Tác dụng của thuốc Glucophage

Trong thành phần của thuốc có chứa Metformin có tác dụng trong điều trị đái tháo đường type 2 hay còn gọi cách khác là đái tháo đường không phụ  thuộc insulin.

Metformin sẽ có tác dụng kích thích lên quá trình phân hủy glucose và ức chế quá trình hình thành đường ở gan dẫn tới làm giảm nồng độ glucose trong máu.

Ngoài ra thuốc còn được chỉ định sử dụng trong điều  trị với khả năng làm  giảm nồng độ lipid ở trong máu.

Xem thêm các tin liên quan

thuoc-Glucophage
Thuốc Glucophage

2. Cách dùng và liều lượng của thuốc Glucophage

Hướng dẫn sử dụng

Thuốc Glucophage dạng viên nén bao phim do vậy sẽ được sử dụng theo đường uống.

Uống trọn vẹn viên thuốc với nước lọc mà không được bẻ vỡ hay nghiền nát viên thuốc vì như vậy sẽ vô tình làm phá vỡ cấu trúc của thuốc gây ảnh hưởng đến chức năng của khi vào trong cơ thể người bệnh.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà chỉ định liều lượng cũng như tần suất sử dụng cho từng người. Việc cần làm của người bệnh là luôn luôn nghe theo những chỉ định đó.

Không được tự ý tăng giảm liều lượng sử dụng khi chưa có hướng dẫn hay  chỉ định của thầy thuốc.

Kiên trì điều trị bệnh không được bỏ ngang giữa chừng. Nếu thấy tình trạng bệnh chuyển biến xấu trong quá trình dùng thuốc thì hãy thông báo cho những người có năng lực chuyên môn để họ có phương án xử lý kịp thời.

Liều lượng dành cho người lớn

Dùng trong điều trị thông thường

- Dạng thuốc phóng thích tức thời

  • Liều điều trị ban đầu: Sử dụng 500mg thuốc/ ngày, chia làm 2 lần uống.
  • Tùy thuộc vào khả năng dung nạp thuốc của người bệnh mà có thể tăng liều lượng sử dụng, tuy nhiên vẫn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
  • Liều lượng duy trì: Sử dụng 200mg thuốc/ ngày.
  • Liều lượng tối đa không vượt quá 2550 mg/ ngày.

- Dạng thuốc phóng  thích kéo dài

  • Liều điều trị ban đầu: Sử dụng 500 – 1000 mg thuốc/ ngày, chia làm 2 lần uống.
  • Tùy thuộc vào khả năng dung nạp thuốc của người bệnh mà có thể tăng liều lượng sử dụng, tuy nhiên vẫn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
  • Liều lượng duy trì: Sử dụng 2000mg thuốc/ ngày.
  • Liều lượng tối đa không vượt quá 2500 mg/ ngày.
thuoc-Glucophage
Khám sức khỏe định kỳ ngay cả trong khi dùng thuốc Glucophage giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh

Liều lượng dành cho trẻ em

Dùng trong điều trị cho các trường hợp thông thường

- Dạng thuốc phóng thích tức thời cho trẻ trên 10 tuổi

  • Liều điều trị ban đầu: Sử dụng 500mg thuốc/ ngày, chia làm 2 lần uống.
  • Tùy thuộc vào khả năng dung nạp thuốc của người bệnh mà có thể tăng liều lượng sử dụng, tuy nhiên vẫn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
  • Liều lượng duy trì: Sử dụng 2000mg thuốc/ ngày.
  • Liều lượng tối đa không vượt quá 2000 mg/ ngày.

Với trẻ dưới 10 tuổi hiện nhà sản xuất chưa có nghiên cứu về liều lượng sử dụng an toàn cho trẻ. Do đó các  bậc phụ huynh không được tự ý sử dụng cho trẻ mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về thuốc hãy liên hệ và hỏi những người có năng lực chuyên môn để được giải đáp.

3. Tác dụng phụ của thuốc Glucophage

Các tác dụng phụ mà người dùng có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Glucophage bao gồm:

  • Xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu.
  • Rối loạn nhịp tim đập nhanh hoặc chậm.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức.
  • Gặp các vấn đề về tiêu hóa như: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, chán ăn.
  • Khó thở, đau ngực.
  • Trọng lượng cơ thể tăng nhanh.
  • Có các triệu chứng như cảm cúm

Đa số những tác dụng phụ ít nguy hiểm thì sẽ đều thuyên giảm dần nếu kết thúc quá trình điều trị. Còn với những tác dụng phụ với diễn biến nghiêm trọng và xảy ra trong thời gian dài cần tuyệt đối lưu ý và theo dõi hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để có phương án xử lý kịp thời.

4. Tương tác thuốc

Quá trình tương tác thuốc sẽ làm cho gia tăng các tác dụng phụ của thuốc đồng thời cũng có thể làm giảm tác dụng và các hoạt động của những loại thuốc đang sử dụng. 

- Glucophage có thể xảy ra tương tác với những loại thuốc điều trị khác như:

  • Alcool: làm tăng nguy cơ gây nhiễm toan acid lactic khi bệnh nhân bị ngộ độc rượu cấp, nhất là khi bụng đói hay bị suy dinh dưỡng, bị suy tế bào gan.
  • Danazol: do danazol có tác dụng gây tiểu đường.
  • Thuốc lợi tiểu: đồng thời sử dụng Glucophage có thể gây nhiễm toan acid lactic.
  • Thuốc giống giao cảm bêta-2: ritodrine, salbutamol, terbutaline (đường tiêm): làm tăng đường huyết do kích thích bêta-2.
  • Và cả một số loại thuốc như: nisoldipine (Sular) và verapamil (Calan, Isoptin, Verelan); cimetidine (Tagamet); digoxin (Lanoxin); diuretics (Water Pills); furosemide (Lasix); liệu pháp thay thế hormone; insulin hoặc thuốc chữa trị tiểu đường; isoniazid; thuốc điều trị dị ứng và cảm lạnh; thuốc điều trị bệnh thần kinh và nôn; thuốc trị bệnh giáp trạng; morphine (Ms Contin, Others); niacin; thuốc ngừa thai; các thuốc steroid uống như dexamethasone (Decadron, Dexone).
thuoc-Glucophage
Hỏi bác sĩ, dược sĩ về những loại thuốc có thể xảy ra tương tác với Glucophage

- Tình trạng sức khỏe của bạn cũng có thể xảy ra tương tác với thuốc như:

  • Người có tuyến thượng thận, tuyến yên hoạt động kém.
  • Thường xuyên bị hạ đường huyết.
  • Mắc các bệnh lý về tim như suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim cấp tính.
  • Có tiền sử các bệnh lý về gan, thận.
  • Người mắc tiểu đường type 1.
  • Vừa trải qua ca phẫu thuật hoặc chấn thương chưa được phục hồi.
  • Bệnh nhân thiếu máu, thiếu vitamin B12.
  • Trường hợp giảm oxy máu, nhiễm khuẩn huyết.

Để hạn chế nhất trường hợp xảy ra tương tác với Glucophage người bệnh nên cho bác sĩ biết những loại thuốc đang sử dụng bao gồm kê đơn, không được kê  đơn hay kể cả những thực phẩm chức năng.. căn cứ vào đó sẽ đưa ra những hướng dẫn sử dụng cho phù hợp.

5. Thận trọng trong quá trình dùng thuốc Glucophage

  • Không nên sử dụng rượu hay những đồ uống có cồn khi sử dụng thuốc vì nó có thể ảnh hưởng tới việc kiểm soát đường huyết, làm tăng khả năng gặp tác dụng không mong muốn là nhiễm toan lactic.
  • Uống thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày để tránh quên liều. Nên uống ngay trong bữa ăn hoặc sau khi ăn xong nhằm làm giảm tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.
  • Trong trường hợp bệnh nhân cần phải chụp X quang bằng chất cản quang đường tĩnh mạch (chụp hệ niệu qua đường tĩnh mạch, chụp X-quang mạch máu...), cần phải ngưng sử dụng Glucophage trước 48 giờ và sử dụng lại sau khi làm xét nghiệm 48 giờ để hạn chế nguy cơ xuất hiện bất ngờ nhiễm toan acid lactic.
  • Nếu sử dụng Glucophage trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng thiếu vitamin B12: thiếu máu, mệt mỏi, lo âu, hồi hộp…  Khi đó người bệnh cần xem xét và bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin B12 vào trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Song song với quá trình điều trị bằng thuốc Glucophage người dùng cần thực hiện chế độ ăn uống phù hợp đầy đủ dinh dưỡng nhưng vẫn kiểm soát tốt lượng đường và thường xuyên vận động thể dục thể thao xây dựng lối sống lành mạnh.
  • Nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 độ C và để xa tầm tay trẻ em. Không sử dụng thuốc đã hết hạn, biến chất, đổi màu.

Thuốc chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp

  • Người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Trẻ em dưới 10  tuổi.

Tất cả những thông tin hữu ích về thuốc GlucophageTrường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội đã chia sẻ cụ thể ở trên. Tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo vàn không có tác dụng thay thế những chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc.