Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh Beriberi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh như thế nào?


Bệnh Beriberi là gì? Nguyên nhân, các dấu hiệu nào để nhận biết bệnh? Có những phương pháp điều trị bệnh ra sao? ... Tất cả các thắc mắc về bệnh sẽ được giải đáp cụ thể và chi tiết ở bên dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Bệnh Beriberi là tình trạng bệnh thiếu Vitamin B1 bao gồm tê phù ướt và tê phù khô. Có những trường hợp bị mắc tê phù ướt gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch và tuần hoàn, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến suy tim. Bên cạnh đó các  triệu chứng tê phù khô sẽ gây ra mất trương lực cơ hoặc thậ chí gây liệt cơ. Bệnh có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

1. Nguyên nhân gây bệnh Beriberi

Nguyên nhân phổ biến mắc bệnh Beriberi là do chế độ dinh dưỡng thiếu hụt thiamin:

  • Người thường xuyên nghiện rượu và khả năng khó hấp thu cũng như không thể tự dự trữ thamin.
  • Do thuộc loại gen hiếm nên làm cho cơ thể không hấp thu được thiamin từ các loại thức ăn.
  • Người bệnh đang mắc tiêu chảy trong suốt một thời gian dài hoặc quá trình dùng thuốc lợi tiểu làm hao hụt đi một hàm lượng lớn thiamin có trong cơ thể.
  • Sữa mẹ có thể cung cấp thiamin nhưng trẻ sơ sinh không được uống sữa mẹ cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh Beriberi.
  • Do quá trình chạy thận làm thiếu đi nguồn dự trữ thiamin.

Ngoài các nguyên nhân ở trên, nếu người bệnh có thắc mắc thì hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ hơn những thông tin.

benh-beriberi
Hình ảnh người mắc bệnh Beriberi

2. Các triệu chứng thường gặp của bệnh beri beri

Tùy vào từng thể beri beri khác nhau sẽ có các triệu chứng thông thường khác nhau. Cụ thể về các triệu chứng thường gặp như sau:

Bệnh beri beri tê phù thể ướt

  • Nhịp đập tim bị rối loạn, đập nhanh hơn mức bình thường.
  • Việc thở gặp khó khăn, đặc biệt là lúc buổi sáng trước khi thức dậy.
  • Khi tập thể dục, thể thao cũng gây ra các triệu chứng khó thở.

Bệnh beri beri tê phù thể khô

  • Xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, tê liệt.
  • Giao tiếp cũng gặp khó khăn.
  • Bàn tay, bàn chân thường xuyên ngứa ngáy hoặc mất cảm giác.
  • Biểu hiện suy giảm trương lực cơ.

Đối với trường hợp người bệnh mắc cả 2 thể của bệnh có thể xảy ra các triệu chứng như mất trí nhớ, thị giác bị suy giảm, khả năng vận động bị ảnh hưởng... Nghiêm trọng hơn có thể làm cho não bộ của người bệnh mất khả năng hình thành các  ký ức mở gây ra chứng hoang tưởng.

3. Các phương pháp điều trị bệnh beri beri phổ biến hiện nay

Hiện có nhiều phương pháp để điều trị bệnh Beriberi, tuy nhiên bác sĩ còn tùy thuộc vào mức độ bệnh. Cụ thể một số phương pháp thường được sử dụng trong điều trị như: 

Đối với những trường hợp nhẹ

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng Vitamin B1 dạng viên. Với liều dùng được chỉ định là 3 - 5/ lần, mỗi ngày uống 2 lần. Kiên trì sử dụng trong khoảng 7 - 10 ngày.

Bên cạnh việc dùng các loại Vitamin nhóm B người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như: thịt, cá, đậu, rau và trái cây tươi… Đồng thời người bệnh cũng nên ăn nhạt hơn và có một chế độ nghỉ ngơi phù hợp.

Xem thêm các bài viết liên quan

benh-beriberi
Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm nhóm B cũng là một các để hỗ trợ điều trị bệnh Beriberi

Đối với trường hợp bệnh nặng

Diễn biến bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng kết hợp cả phương pháp tiêm và uống Vitamin B1. Liều lượng sử dụng: Đối với phương pháp tiêm vitamin B1 sẽ được chỉ định dùng ống 25mg, 1 ngày sẽ sử dụng từ 2 – 4 ống, chia 2 lần, tiêm liên tục trong khoảng từ 5 – 7 ngày và cuối cùng là uống vitamin B1 viên.

Những bệnh nhân đang có các dấu hiệu bị rối loạn tim mạch thì sẽ cần dùng đến các loại thuốc hỗ trợ tim. Cùng với đó chế độ dinh dưỡng cần được xây dựng hợp lý hơn, ăn nhạt và kết hợp với thời gian nghỉ ngơi hàng ngày.

Khi bệnh đã có các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, liệt thì lúc này sẽ cần phải sử dụng điều trị kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: bổ sung vitamin B1 vào cơ thể bằng dạng viên uống, châm cứu, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và chăm chỉ luyện tập. Tuy nhiên tất cả người bệnh đều cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, kiên trì điều trị trong một thời gian dài để có thể phục hồi trạng thái cơ thể tốt nhất.

Trên đây là những thông tin Cao Đẳng Y Điều Dưỡng Hà Nội  chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh Beriberi hiệu quả. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo mà không thể thay thế cho các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.