Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bé mọc răng sớm có tốt không?


Trẻ mọc răng quá sớm sẽ có nhiều nguyên nhân hoặc các yếu tố khác nhau. Đây cũng là một vấn đề mà đang được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm và bàn luận khá nhiều. Do bố mẹ không biết đó là dấu hiệu tốt hay xấu hoặc có ảnh hưởng gì  đến sức khỏe của trẻ hay không? Vậy thì hãy cùng Cao Đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Thông thường quá trình mọc răng sẽ bắt đầu khi trẻ bắt đầu từ 6 – 8 tháng tuổi. Ban đầu trẻ sẽ mọc răng cửa hàm dưới và sẽ tiếp tục mọc những chiếc răng tiếp theo. Đến khoảng 30 tháng tuổi thì trẻ có đủ khoảng 20 chiếc răng.

Chính vì vậy bé mọc răng sớm chính là có dấu hiệu mọc răng trước khoảng thời gian bình thường của trẻ và có thể là từ 3 – 4 tháng tuổi.

1. Trẻ mọc răng sớm có tốt không?

Theo như nhiều bậc phụ huynh thì việc trẻ mọc răng sớm sẽ không tốt vì có thế đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ gặp các vấn đề khác về sức khỏe.

Thực tế thì trẻ mọc răng sớm hay muộn đều không gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ. Trong trường hợp trẻ mọc răng sớm thì chứng tỏ rằng trẻ đang phát triển nhanh, điều này sẽ giúp trẻ ăn dặm tốt hơn, đồng nghĩa với việc có thể bổ sung nhiều các dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện hơn.

Cũng có trường hợp hiếm trẻ sơ sinh vừa sinh ra đã có răng. Điều này làm cho các cha mẹ lo lắng nhưng trong trường hợp này thì chiếc răng này sẽ rụng ngay khi những chiếc răng mọc lên vào đúng thời điểm và vị trí.

Nhưng để hoàn toàn yên tâm khi trẻ có hiện tượng mọc răng sớm thì cha mẹ nên cho con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và nghe tư vấn chính xác.

tre-moc-rang-som

Khi trẻ phát triển bình thường sẽ bắt đầu mọc răng khi được 6 - 8 tháng tuổi

2. Dấu hiệu bé mọc răng sớm

Làm thế nào để các mẹ biết răng con mình đang có dấu hiệu mọc răng sớm để biết cách chăm sóc cho phù hợp hơn. Dưới đây là các triệu chứng mọc răng phổ biến của trẻ như:

  • Chảy nước dãi: Nếu thấy từ miệng của trẻ có nhiều dãi chảy ra, hiện tượng này kéo dài khoảng 10 tuần từ 3 đến 4 tháng tuổi. Có trường hợp bé chảy nhiều dãi gây ướt áo nên mẹ hãy dùng yếm hoặc dùng khăn mềm sạch lau nhẹ nhàng cho trẻ.
  • Ho, sốt: đây là các biểu hiện thường thấy khi trẻ mọc răng. Bên cạnh đó việc chảy nước dãi nhiều sẽ kích thích khả năng ho của trẻ. Những cơn sốt do mọc răng của bé thường kéo dài từ 2 – 4 ngày với mức thân nhiệt khoảng 38 độ C. Tuy nhiên nếu nướu răng của trẻ bị viêm có thể gây ra sốt cao hơn.
  • Tiêu chảy: bé bị tiêu chảy khoảng 3 – 4 lần/ ngày và kéo dài trong khoảng vài ngày. Cũng tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ mà số lần bị tiêu chảy sẽ khác nhau.
  • Ngứa nướu: quan sát bằng mắt thường sẽ thấy nướu bị sưng đỏ, khi sờ tay vào sẽ có cảm giác cứng hơn. Do phần nướu này đang nứt ra để nhường chỗ cho răng mọc nên sẽ bé đặc biệt có cảm giác ngứa. Trong giai đoạn này thường thấy trẻ ngậm hoặc muốn nhai cắn bất cứ vật gì khi cho vào miệng.
  • Khi mọc răng, cơ thể trẻ thường mệt mỏi, ít ngủ, khó chịu trong người do những “rối loạn” bên trong cơ thể.

Xem thêm các bài viết liên quan

tre-moc-rang-som

Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc mọc răng sớm hay muộn ở trẻ.

3. Cách chăm sóc trẻ khi mọc răng sớm

Nếu các bậc cha mẹ chăm sóc con đúng cách thì những triệu chứng sẽ giảm bớt và ít gây khó chịu cho trẻ hơn, cụ thể như:

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu mọc răng sớm thì mẹ hãy cho trẻ ngậm núm vú giả hoặc các vòng mọc răng nhỏ để trẻ giảm bớt cảm giác ngứa lợi. Nếu thấy trẻ có các triệu chứng quấy khóc, mệt mỏi dữ dội thì nên hãy tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Tuy nhiên các mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau cho trẻ khi chưa có định của bác sĩ chuyên khoa. Vì trong quá trình tự ý sử dụng thuốc trẻ sẽ gặp phải các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trường hợp trẻ bị sốt nhẹ, mẹ chỉ cần lau nước ấm và bổ sung lượng nước cho con là được

Do trong quá trình mọc răng trẻ sẽ chảy nhiều dãi nên mẹ hãy vệ sinh răng miệng  thật sạch bằng miếng gạc mềm hoặc miếng rơ lưỡi quấn quanh đầu ngón tay và lau nhẹ nhàng.

Nếu con đã bước vào thời kỳ ăn dặm thì mẹ nên cho con ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt, nhiệt độ thức ăn vừa phải và đừng quên bổ sung lượng canxi cần thiết trong khẩu phần ăn mỗi ngày nhé!

Như vậy, với những thông tin trong bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp cho các bậc phụ huynh có được lời giải đáp về thắc mắc “Bé mọc răng sớm có sao không?” Nếu như trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng bất thường thì hãy mang trẻ đi khám ngay để tránh ảnh hưởng tới trẻ.