Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bạn cần biết: Da bị đốm trắng là bệnh gì? Có cách nào để điều trị?


Khi xuất hiện những biểu hiện lạ trên  da như da bị đốm trắng bạn  không nên chủ quan mà cần đặc biệt lưu ý và theo dõi thường xuyên hơn. Da bị đốm trắng là bệnh  gì? Có rất nhiều nguyên  nhân trong cuộc sống có thể dẫn đến tình trạng này. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để có thêm nhiều thông tin.

1. Da bị đốm trắng là bệnh gì?

Các đốm trắng trên da xuất hiện, đây có thể là căn bệnh nguy hiểm và nếu  không được điều trị sớm thì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn.

Theo các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  thì da bị đốm trắng là triệu chứng của những căn bệnh như:

Nổi vảy phấn trắng

Đây là một  trong những bệnh da liễu phổ biến nằm trong nhóm bệnh vảy ra như vảy nến, vảy phấn hồng, vảy cá… mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được  điều trị thì sẽ xuất hiện các vảy phấn trắng hình tròn, bầu dục hoặc trên bề mặt da xuất hiện những vảy phấn nhỏ li ti, khó tróc kèm theo ngứa ngáy.

Trẻ em là một đối tượng dễ mắc bệnh và vị trí tổn thương thường ở mặt, thân người, chân, tay và đặc biệt nhiều ở hai má.

Bệnh bạch biến

Bệnh có biểu hiện bởi những dát, mảng giảm sắc tố so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ, các mảng da bị đổi màu có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau và phụ thuộc  vào thể bệnh bạch biến. Bệnh bạch biến cũng mang tính lành, không lây lan tuy nhiên sẽ có nhiều ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thường là những người bị các sang chấn tâm lý nặng nề, bị cháy nắng hoặc rám nắng.

Xem thêm các bài viết liên quan

da-bi-dom-trang
Xuất hiện đốm trắng trên da có thể do nhiều bệnh gây ra

Bệnh dày sừng nang lông

Tình trạng dày lên của da khiến da thô ráp, sưng, chai. Bệnh thường phổ biến ở những vị trí như  cánh tay, đùi, má hoặc mông.

Đây là một căn bệnh  mãn tính và có thể do yếu tố di truyền gây ra ở nữ giới nhiều hơn  nam giới. Bệnh sẽ khiến người mắc bệnh cảm thấy tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người do các triệu chứng của bệnh gây mất thẩm mỹ.

Dát giảm sắc tố da

Đây  là hậu quả của việc sụt giảm lượng melanin sản sinh trong cơ thể. Khi mắc chứng rối loạn sắc tố da này, da bạn sẽ bị viêm và phần nào mất đi màu sắc của nó.

Triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân cục  bộ và toàn thân. Phần lớn những rối loạn sắc tố da này đều tự khỏi ngoại trừ bệnh bạch tạng.

Nguyên nhân gây ra bệnh có liên quan đến thương tổn do ánh sáng mặt trời gây ra, bên cạnh đso yếu tố lão hóa cũng có thể dẫn đến tình trạng đó.

Tình trạng xơ hóa Lichen

Bệnh chủ yếu xảy ra ở các bộ phận sinh dục và hậu môn, ngoài ra thì có thể xuất hiện ở cánh tay, ngực, vai, lưng… bệnh  thường gặp nhiều ở người trưởng thành và xuất hiện ở phần trên cơ thế. Ở những người có làn da sẫm màu thì bệnh thường có vệt trắng  hoặc sáng màu hơn những khu vực da khác. Đôi khi Lichen hóa có thể gây ra chảy máu, phồng rộp, đau ngoài da, có thể ngứa hoặc không ngứa.

Bệnh nếu không xuất hiện ở vùng âm hộ hoặc dương vật thì sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên nếu nó gây ảnh hưởng nhiều đến người bệnh thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị chính xác.

Ung thư da

Bệnh lý ngoài da nguy hiểm và có dấu hiệu nhận biết là dạng đốm có màu sắc bất thường như đốm trắng hoặc đốm đen. Có những trường trường hợp rối loạn sắc tố da có dạng nốt ruồi hoặc các mảng sắc tố rộng.

2. Cách điều trị da bị đốm trắng

Khi xuất hiện bất cứ biểu hiện lạ nào trên da cũng đều làm người bệnh lo lắng nhưng việc đầu tiên cần làm là đi gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị.

Một số những phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị đốm trắng ở da

  • Dùng kem trị nấm

Đa phần các đốm trắng xuất hiện trên da là do nấm gây ra. Vì vậy một loại kem trị nấm sẽ có thể trị nấm và cải thiện được các đốm trắng.

Trong quá trình điều trị bạn nên tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ để không gây ra các tác dụng phụ. Còn  nếu thấy cách này không hiệu quả người bệnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

  • Bôi sản phẩm làm nâu da vào các đốm trắng

Có thể triệu chứng đốm trắng là do thiếu sắc tố. Cho nên việc sử dụng sắc tố nhân tạo sẽ có tác dụng giúp các đốm này hòa lẫn vào vùng da xung quanh.

Cách thực hiện: dùng tăm bông chấm kem làm nâu da và chấm vào các vết đốm trắng cho chính xác và hiệu quả.

  • Dùng Vitamin E

Vitamin E dạng dầu, thoa lên da bạn vào buổi sáng và tối sẽ giúp thẩm thấu sâu vào bên trong lớp biểu bì của da và điều trị các hậu quả do tia tử ngoại gây ra.

Thực hiện cách này thường xuyên không  chỉ giúp phục hồi các tổn thương của da hiện tại mà còn có tác dụng bảo vệ da trong những thời gian sau nữa.

Sẽ còn nhiều cách khác giúp điều trị triệt để da bị đốm trắng, tuy nhiên bác sĩ da liễu sẽ chỉ định phù hợp với người bệnh căn cứ vào kết quả chẩn đoán và khả năng đáp ứng điều trị của mỗi người.

da-bi-dom-trang
Hãy đi khám bác sĩ da liễu để có những phương án điều trị phù hợp

Cách khắc phục tại nhà

Mặc dù các biện  pháp chăm sóc da tại nhà không thể điều trị dứt điểm tình trạng da bị đốm trắng. Tuy nhiên người bệnh có thể sử dụng các biện pháp chăm sóc da để ngăn ngừa triệu chứng trở nên nghiêm trọng và đề phòng bệnh tái phát.

  • Tránh các loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh: Khi da bạn đang mắc các vấn đề về da liễu thì  tốt nhất nên chọn loại xà phòng dành cho làn da nhạy cảm và  có nguồn gốc từ các loại thảo dược, tìm  hiểu kỹ các thành phần trước khi dùng,
  • Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống Vitamin tổng hợp để giúp duy trì làn da khỏe mạnh.
  • Có các cách để bảo vệ làn da đang trong quá tình điều trị và phục hồi. Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tuyệt đối không nên cạy lớp da khô hoặc vảy nếu có trên da. Nên hỏi các bác sĩ về dùng thuốc mỡ chuyên dụng để thúc đẩy quá trình hồi phục da.
  • Dùng kem chống nắng: tìm hiểu thành phần của kem chống nắng có khả năng cao chống lại tia UVA, UVB và thoa lại nhiều lần nếu bạn phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên dùng loại kem chống nắng không thấm nước nếu bạn phải ra ngoài trời.
  • Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể: lượng nước đầy đủ cho cơ thể là điều bạn cần làm thường xuyên để bù lại lượng điện giải đã hao hụt. Uống khoảng 1,5 – 2 lít nước trong một ngày. Nếu bạn phải ra ngoài trời nắng thì nên uống nhiều hơn nữa.
  • Hết sức cẩn thận khi lựa chọn những loại sản phẩm làm trắng da vì trong đó có chứa nhiều thành phần có hại như: hydroquinone, thủy ngân và steroid có thể gây ra các rối loạn về da.

Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã có lời giải đáp cho câu hỏi da bị đốm trắng là bệnh gì?. Tuy nhiên các thông tin trên bài viết không có tác dụng thay thế  cho những chẩn đoán và điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất ngay khi có các dấu hiệu bất thường trên da cần thăm khám sớm để bác sĩ có những hướng xử trí, điều trị phù hợp.