Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Kỹ năng khai thác Atlat hiệu quả khi làm bài thi môn Địa lý


Atlat được coi là “trợ thủ đắc lực” của thí sinh trong các kỳ thi môn Địa lý. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều bạn chưa biết cách khai thác Atlat hiệu quả khi làm bài thi. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các sĩ tử lấy điểm trong những câu hỏi sử dụng Atlat tại kỳ thi THPT sắp tới.

Nắm rõ cấu trúc quyển Atlat Địa lý Việt Nam

Atlat Địa lý Việt Nam là một tài liệu học tập hữu ích đối với các em học sinh. Nội dung chính của Atlat bao gồm 29 trang (Tính từ trang 2 cho đến hết trang 30) và được chia thành 3 phần, lần lượt từ cái chung đến cái riêng, từ Địa lý tự nhiên đến Địa lý kinh tế - xã hội.

Theo đó, Atlat Địa lý gồm các nội dung như sau:

  • Phần 1: Địa lí tự nhiên (từ trang 4 đến trang 14).
  • Phần 2: Địa lý dân cư (từ trang 15 đến trang 16).
  • Phần 3: Địa lý các ngành kinh tế (từ trang 17 đến trang 25).
  • Phần 4: Địa lý các vùng kinh tế (từ trang 26 đến trang 30).

Các kỹ năng cần nắm vững khi khai thác Atlat

  • Hiểu hệ thống ký hiệu bản đồ (trang bìa của Atlat) + Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng địa lí trên bản đồ.
  • Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái và vị trí các đối tượng địa lý trên lãnh thổ.
  • Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ.
  • Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.
  • Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ.
  • Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế).

Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng hệ chính quy năm 2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat

Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn…) bên cạnh thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông - lâm nghiệp) của các ngành kinh tế. Học sinh cần biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu trong phần lý thuyết.

Các bước khi làm bài khai thác Atlat

  • Bước 1: Đọc kỹ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.
  • Bước 2: Xác định trang và một số trang liên quan cần dụng dụng để giải quyết yêu cầu của đề bài.
  • Bước 3: Xác định loại kỹ năng làm việc với bản đồ (kĩ năng nhận biết, đọc tên các đối tượng địa lý, kỹ năng xác định vị trí, hay kỹ năng xác định mối quan hệ tương hỗ, mối liên hệ không gian…).
  • Bước 4: Tiến hành xác định và khai thác các ký hiệu thông tin từ Atlat. Lưu ý nên khai thác tối đa những nội dung liên quan được thể hiện trong trang đó gồm nội dung chính và các nội dung phụ là các biểu đồ bảng số liệu, tranh ảnh xung quanh bản đồ.
  • Bước 5: Thực hiện tổng hợp nội dung khai thác được từ bản đồ, kết hợp kiến thức đã học để trình bày khoa học đúng trọng tâm vào bài thi.

Các dạng câu hỏi Atlat trong cấu trúc bài thi

Câu hỏi Atlat trong cấu trúc bài thi có 2 dạng: câu hỏi đơn giản và câu hỏi phức tạp

  • Câu hỏi đơn giản: Dạng câu hỏi này rất dễ giúp thí sinh có thể ăn điểm. Ví dụ: Hãy kể tên các vườn quốc gia nước ta; kể tên các trung tâm công nghiệp quy mô lớn…
  • Câu hỏi phức tạp: Dạng bài này đòi hỏi sự kết hợp các kiến thức đã học và kết hợp nhiều trang Atlat hoặc phải khai thác tối đa các biểu đồ, bản đồ có trong trang Atlat đó. Ví dụ: Hãy nêu và giải thích sự phân bố các thảm thực vật nước ta.

Điều đặc biệt lưu ý khi đọc Atlat là các thí sinh phải đọc theo một một trật tự để tránh bỏ sót các đối tượng theo yêu cầu của đề thi.

Ban tư vấn Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp