Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bí quyết làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử đạt điểm cao


Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 đang đến gần, đây là thời điểm các thí sinh phải ôn luyện cùng một lúc nhiều kiến thức của các môn. Đối với những thí sinh thi môn Lịch sử, ngoài việc học thuộc khối kiến thức trọng tâm thì cần phải nắm rõ cấu trúc đề thi để có kế hoạch ôn tập hiệu quả và đạt kết quả cao.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử

Theo phân tích đề thi thử môn Lịch sử của Bộ GD&ĐT thì năm nay, đề thi không đánh đố thí sinh và có xu hướng an toàn. Tỷ lệ câu hỏi nằm trong phần kiến thức lớp 11 chiếm 12.5%, 87.5% câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và không có nội dung kiến thức chương trình lớp 10.

- Các câu hỏi thuộc chương trình kiến thức lớp 11 chủ yếu ở mức độ Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng và không có câu hỏi Vận dụng cao. Nội dung chủ yếu của các câu hỏi xuất hiện ở chuyên đề Việt Nam (1858 - 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

- Các phần kiến thức khác, phần thế giới (giai đoạn từ 1945-2000): 11 câu; phần Việt Nam giai đoạn 1930-1945: 9 câu; giai đoạn 1945-1954: 7 câu; giai đoạn 1954-1975: 8 câu; giai đoạn 1975-2000: 1 câu. Phần lịch sử lớp 11 gồm 3 câu Việt Nam và 1 câu thế giới.

- Các câu hỏi trong đề thi vẫn được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó nhưng các câu hỏi khó cũng chỉ ở mức tương đối. Từ câu 35 đến câu 40 là những câu hỏi có mức độ khó cao nhất để phân loại thí sinh.

- Trong đề thi tham khảo cũng không xuất hiện những câu hỏi lạ và những câu hỏi liên hệ đến thực tiễn. Điểm giống nhau giữa 2 đề thi chính là không có kiến thức chương trình lớp 10 và loại bỏ hẳn dạng bài yêu cầu ghi nhớ máy móc mốc thời gian, sự kiện lịch sử.

Xem thông tin tuyển sinh trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Bảng phân bố kiến thức đề thi THPT quốc gia môn Lịch sử ăm 2019 của Bộ GD&ĐT

Cách làm bài thi môn Lịch sử đạt điểm cao

Để đạt điểm cao môn Lịch sử thì các sĩ tử cần ghi nhớ các “bí quyết” khi làm bài thi sau:

- Biết phân tích và xử lý nhanh, không nhất thiết phải làm theo trình tự, số thứ tự của câu hỏi. Câu nào thấy dễ và tự tin thì làm trước, câu khó làm sau, không nên dành quá nhiều thời gian cho những câu hỏi khó mà mình không đủ kiến thức. Thời gian trung bình mỗi câu khoảng 1,25 phút.

- Đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi và tìm “từ khóa”, có thể lấy bút chì khoanh tròn “từ khóa” đó để lựa chọn phương án trả lời với những kiến thức nào. Đây được xem là cách để học sinh giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm kiến thức.

- Thời gian làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử chỉ có 50 phút với 40 câu hỏi nên cần tính toán khả năng từ “chậm và chắc” sang “chậm” thành “nhanh”. Cần đọc kỹ câu hỏi và phương án trả lời không có nghĩa là chần chừ, do dự.

- Nếu không nhớ chính xác các phương án trả lời một số câu hỏi thì không nên đoán mò mà thí sinh cần dùng phương pháp loại trừ. Đây là một phương pháp hữu hiệu giúp bạn tìm ra câu trả lời đúng. Bên cạnh đó, thay vì đi tìm đáp án đúng, các bạn có thể thử tìm phương án sai cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.

Đề thi tham khảo kỳ thi THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử của Bộ GD&ĐT

Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội tổng hợp