19/02/2019 Người đăng : Ngọc Anh
Các ngành khối B hiện nay không chỉ có những ngành thuộc lĩnh vực Y Dược mà còn có những ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác và được đánh giá đầy tiềm năng trong tương lai.
Dân khối B có nhiều lựa chọn ngành nghề
Từ khi các khối thi được mở rộng, khối B được tách ra thành nhiều khối B1, B2,...nên các ngành khối B cũng vì thế mà trở nên đa dạng hơn, tạo điều kiện thuận lợi để các thí sinh có cơ hội được trúng tuyển vào ngành học mình yêu thích nhờ vào những môn thế mạnh của mình.
Tư vấn học tốt khối B nên chọn ngành nào?
Tuy chưa đa dạng bằng các ngành khối A nhưng những người học khối B vẫn tha hồ đăng ký những ngành học đầy tiềm năng, dễ xin được việc làm lương cao sau khi tốt nghiệp. Ngoài nhóm ngành sức khỏe, các bạn còn có thể đăng ký vào học những ngành sau tại các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam:
Hiện nay, các trường từ Đại học cho đến các bậc giáo dục THPT, trung học, tiểu học, thậm chí các cơ sở mầm non đều có nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên tâm lý để tư vấn vấn đề học đường cho trẻ em, học sinh. Học ngành này, các bạn sẽ được tiếp cận các kiến thức về tâm lý, từ việc giao tiếp, lao động, nhận thức các hành vi, tâm lý học giáo dục, tham vấn học đường, tâm lý học gia đình, những chuyên đề về tệ nạn xã hội, các tình huống trong đời sống và biện pháp xử lý,...
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể xin việc tại các trường học với vai trò là chuyên gia tâm lý học đường. Công việc cụ thể là giúp đỡ các cán bộ giáo viên, phụ huynh trong việc áp dụng các kiến thức về tâm lý học giáo dục để nâng cao chất lượng việc dạy học ở trường cũng như ở nhà, đề phòng và ngăn chặn những tình trạng phát triển thiếu đầy đủ về tinh thần; là cầu nối để phát hiện và chuyển những trường hợp đặc biệt đến các cơ sở trung tâm chuyên biệt.
Ngoài ra, họ cũng là chuyên gia tư vấn và hướng nghiệp cho các bạn, nhất là khối 12. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành này càng lớn khi Bộ GD&ĐT quy định mỗi trường phải có một chuyên gia tâm lý học đường. Không những thế, các bạn có thể xin việc tại các trung tâm dạy trẻ chuyên biệt, bệnh viện với nhiệm vụ hỗ trợ, phân tích, giải quyết những mâu thuẫn bên trong và bên ngoài; tư vấn tình yêu và hôn nhân gia đình ở các trung tâm hay bộ phận chăm sóc khách hàng tại các công ty. Nếu có học lực giỏi, bạn dễ dàng được nhà trường mời ở lại làm giảng viên, nghiên cứu và phát triển các kiến thức về tâm lý của con người.
Theo học ngành Kỹ thuật môi trường, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng thực hành về công nghệ môi trường, công cụ quản lý môi trường, phương pháp đánh giá tác động môi trường, kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên bị ô nhiễm.
Đây là ngành công nghệ cao, được xếp vào danh sách những ngành khối B hot nhất hiện nay với vai trò nghiên cứu, vận dụng các hệ thống sống (động vật, thực vật, vi sinh vật…) và thiết bị kỹ thuật, quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học hữu ích, phục vụ cho lợi ích của con người: thuốc, chế phẩm, phân bón, thực phẩm…
Sau khi học xong, sinh viên có thể làm nhiều công việc khác nhau, chẳng hạn như làm điều hành, quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm tại các công ty Dược, thực phẩm; làm kỹ thuật viên kiểm nghiệm ở các trung tâm, phòng thí nghiệm hay làm cán bộ công tác tác tại các cơ quan nghiên cứu công nghệ sinh học động thực vật, công nghệ vi sinh; chuyên gia phân tích các mẫu phẩm hay cán bộ xét nghiệm tại các trung tâm khám chữa bệnh, bệnh viện. Ngoài ra, sv còn có thể xin việc tại:
Chế biến thức ăn, đồ uống là ngành công nghiệp cực kỳ phát triển trong xã hội hiện đại. Để đảm bảo an toàn về dinh dưỡng, các công ty này cần những chuyên gia kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng sản phẩm từ quá trình sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm, ...
Học xong, sinh viên có thể xin việc tại các công ty chế biến thực phẩm: thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp…; làm chuyên gia nghiên cứu, phát triển sản phẩm tại các viện, trung tâm,...; làm cán bộ kiểm định sự an toàn trong việc sản xuất; tư vấn dinh dưỡng tại các trung tâm Y tế, bệnh viện; làm giảng viên,...
Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp