Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các ngành nghề dành cho những con người kiên cường và dũng cảm


Khi làm bất cứ công việc nào chúng ta cũng cần đánh đổi nhiều thứ. Đơn giản như nếu bạn làm những công việc phải chịu nhiều áp lực, nguy hiểm thì bạn sẽ nhận lại được thu nhập hấp dẫn vì đặc thù riêng của mỗi nghề.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ cùng bạn tìm hiểu về các ngành nghề nguy hiểm hiện nay nhưng vẫn thu hút được nhiều người theo đuổi với nhiều lý do khác nhau và họ vẫn mang chung một nỗi niềm yêu nghề.

Nghề giáo viên

Nghề giáo là một trong số những nghề cao quý trong xã hội. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có quan điểm giống nhau về nghề dạy học. Hiểu về nghề giáo để có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn là một yêu cầu không chỉ với những người trong ngành mà còn với toàn xã hội.

Mặc dù biết rằng trong ngành thời gian vừa qua có xảy ra nhiều vụ việc để lại tiếng xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành giáo dục. Tuy nhiên sau những vụ việc vi phạm đaọ đức nhà giáo, xúc phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của học sinh như: “giáo viên bắt học sinh liếm bàn”, “phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng”, “giáo viên phạt học sinh ăn ớt” … thì các giáo viên đó đều đã được xử lý phù hợp với từng tội trạng, có người bị cho thôi việc, có người bị khởi tố để xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Giáo viên - nghề nghiệp cao quý 

Tất cả những ảnh hưởng xấu trên chỉ nằm trong một góc khuất nào đó của toàn nền giáo dục. Trong ngành còn rất nhiều những giáo viên hết lòng với nghề, có rất nhiều nhà giáo tâm huyết với nghề mà đã ngã xuống, bên cạnh đó cũng có những giáo viên xứng đáng được tôn vinh và tôn trọng và họ luôn luôn cố gắng phấn đấu vươn lên vượt mọi khó khăn để mang lại kiến thức cho học sinh.

Yêu cầu của nghề nghiệp còn đòi hỏi người giáo viên ko chỉ có chuyên môn, kiến thức vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt mà còn phải năng động, sáng tạo, tâm lý. Người giáo viên đồng thời phải vừa là chủ thể của hoạt động dạy tức là tổ chức, điều khiển họat động học cuả người học, là người định hướng, người tạo điều kiện, hỗ trợ cho học sinh, bên cạnh đó, người giáo viên còn đóng vai trò của một hoạt náo viên…

Tóm lại, người giáo viên phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất như trên mới có thể làm công việc của mình tốt. Điều đó đòi hỏi phải có cả một quá trình tu dưỡng rèn luyện không ngừng.

Phải nhìn nhận một cách thực tế rằng nghề giáo bây giờ chứa đựng quá nhiều nguy hiểm và còn phải chịu đựng nhiều áp lực về thành tích mà lãnh đạo áp đặt. Tuy nhiên việc thiếu hụt về nguồn nhân lực của ngành này hiện nay sẽ giúp bạn dễ dàng kiếm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Nghề Y

Người làm bác sĩ không những đòi hỏi cần phải hết lòng với bệnh nhân mà còn phải giỏi về chuyên môn và phục vụ người bệnh tốt.

Đây cũng là một nghề rất được trọng vọng. Bởi nghề này giúp cứu mọi người qua cơn hoạn nạn. Họ còn phải dành phần lớn thời gian của mình trong bệnh viện, phòng khám, đôi khi là ăn ngủ tại bệnh viện luôn là chuyện bình thường đối với họ. Ngoài ra, ngành Y luôn phải làm việc cường độ cao, làm cả ngày cả đêm đến kiệt sức.

Thế nhưng trong thời gian gần đây có hàng loạt các vụ bệnh nhân đánh bác sĩ, như vậy chắc bạn cũng có thể hiểu được bác sĩ có thể đối đầu với những nguy hiểm như thế nào.

Những người làm nghề Y phải tiếp xúc với bệnh tật, máu, vi khuẩn và cả tử thi. Họ luôn luôn phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm xạ, hóa chất độc hại, chất thải Y tế nguy hiểm…. Và chỉ một phút sơ suất, “tai nạn nghề nghiệp” có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhiều người còn bị lây bệnh và mang cả mầm bệnh về cho gia đình của mình. Ngoài ra, vì công việc của nghề Y ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người, nên cái giá của một phút sơ suất là vô cùng đắt!

Sự hy sinh thầm lặng của họ thì ít ai thấu nhưng hễ họ có bất kỳ sơ suất nào xảy ra thì họ lại chính là người bị ném đá đầu tiên. Có phải xã hội đang quá khắt khe với những người làm ngành y rồi hay không?

Bác sĩ nói riêng và ngành Y nói chung hiện nay là một trong số những ngành được trả lương cao và cũng là một ngành đang lên “cơn khát” về nguồn nhân lực nên bạn cần cân nhắc để theo học ngành Y tại trường nào.

Một cơ sở đào tạo ngành Y Dược bạn có thể tham khảo:

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội là hệ Cao đẳng chính quy, đào tạo các chuyên ngành Cao đẳng DượcCao đẳng Điều DưỡngTrung cấp Y sĩ Học Cổ Truyền tại Hà Nội và Hồ Chí  Minh. Thời gian đào tạo là 3 năm, theo hình thức tích lũy tín chỉ, sau khi tốt nghiệp, các em sẽ được cấp bằng Cao đẳng chính quy theo đúng quy định từ Bộ. Trong đó, Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội là một trong những đơn vị đào tao hàng đầu của ngành y dược tại khu vực. 

Trường tuyển sinh theo phương thức Tuyển thẳng đối với các thí sinh đã tốt nghiệp THPT (không giới hạn năm tốt nghiệp).

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về trường bạn hãy liên hệ ngay với nhà trường để được giải đáp.

>> THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH NĂM 2019 <<

Nghề lính cứu hỏa

Nghề phòng cháy chữa cháy được người dân quen gọi là lính cứu hỏa. Nghề này giúp bảo vệ tính mạng và con người khi có những vụ hỏa hoạn xảy ra.

Nghề này đòi hỏi phải có sức khỏe dẻo dai, tinh thần thép và có thái độ hợp tác bởi lính cứu hỏa phải luôn làm việc theo đội, nhóm. Họ sẽ cảm thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn nếu cứu được những người gặp nạn và bảo vệ được tài sản cho người dân.

Tuy nhiên khi làm nghề này các chú lính cứu hỏa sẽ phải đương đầu với rất nhiều những khó khăn cũng như nguy hiểm. Nhưng họ đều không màng đến nguy hiểm và làm việc tới khi nào đám cháy được dập tắt và những người gặp nạn được cứu.

Họ là những người anh hùng thầm lặng giữa thời bình, hy sinh cả tuổi trẻ, tuổi thanh xuân để gìn giữ sự an toàn cho xã hội, cộng đồng và họ luôn có một nỗi lo sợ đó không chỉ là sự mất mát của cá nhân, thể xác hay sự ra đi của những người đồng đội mà còn bao gồm cả sự mất mát của những nạn nhân trong thảm họa.

Nghề nghiệp báo chí

Nghề báo là nghề cung cấp thông tin chuyên nghiệp về nhiều lĩnh vực đến với bạn đọc. Nhiệm chính của họ là tìm kiếm, xác minh, đánh giá và cung cấp thông tin về tất cả những sự kiện mới mà công chúng cần được biết mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút.

Nghề báo yêu cầu phải có kiến thức xã hội sâu rộng, óc quan sát và phán đoán tốt, có khả năng giao tiếp tốt. Trên thục tế có rất nhiều nhà báo giỏi mà không phải tốt nghiệp từ chuyên ngành báo chí.

ở những năm gần đây ngành báo cũng thu hút được rất nhiều các bạn trẻ tìm hiểu và theo học. Vì khi tốt nghiệp ngành báo ngoài vị trí làm việc tại các tòa soạn thì bạn cũng có thể làm PR, marketing, xây dựng và quản trị thương hiệu.

Ngành báo chí hiện cũng đang thiếu hụt một lượng lớn nguồn nhân lực

Tuy nhiên đằng sau những hào quang của nghề báo thì nhà báo còn phải chịu rất nhiều áp lực và nguy hiểm. Cùng với cuộc cạnh tranh báo điện tử hiện nay thì nếu đưa tin chậm thì đã không còn thu hút được sự quan tâm từ người đọc. Ngoài ra áp lực còn ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình với cả nam và nữ nhà báo.

Sự phát triển của nền kinh tế đất nước đã ngày càng nâng cao mức sống của nhân dân. Đi kèm với việc cải thiện chất lượng cuộc sống, nhu cầu tìm hiểu và giải trí tăng lên mạnh mẽ. Cung cấp thông tin trở thành một kênh quan trọng đáp ứng nhu cầu tinh thần phong phú và đa dạng đó. Đây chính là cơ hội để các cử nhân ngành báo chí vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia một trong những ngành nghề hấp dẫn và thú vị.

Nghề xây dựng

Cùng với sự phát triển từng ngày của xã hội hóa thì các công trình xây dựng càng được mọc lên nhiều. Cùng với đó là một lượng lớn nguồn lao động tham gia.

Ngành này sẽ giúp bạn có nguồn thu nhập lớn nhưng cũng tiềm ẩn vô vàn những nguy hiểm.

Cháy nổ, giật điện, tiếng ồn, độ cao, khói bụi, hơi khói và các phân tử độc hại… đều có thể là nguyên nhân gây nguy hiểm và có thể là dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên hãy xem triển vọng phát triển của ngành xây dựng: Ngành Xây dựng là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có nhiệm vụ đi trước mở đường trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, hướng tới mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Vì thế, nhu cầu tìm kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình, kiến trúc sư của các công ty, nhà thầu cũng tăng lên. Dự báo từ nay đến năm 2025, nhu cầu nhân lực ngành xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000 – 500.000 người.

Đối với bất kể ngành nào khi bạn chọn lựa theo đuổi cũng đều phải đánh đổi. Nên bạn cần theo đuổi ngành nghề mà cho rằng nó phù hợp với bạn và bản thân phải thực sự yêu nghề có niềm đam mê với nghề thì mới có thể "chiến đấu" với nó đến cùng. Chọn  ngành nghề đang thiếu hụt về nguồn nhân lực cũng là một giải pháp an toàn để xin việc làm sau khi tốt nghiệp.