Do mức lương cơ sở đã tăng từ tháng 7/2018 nên giá cả các loại dịch vụ cũng tăng lên, tăng khoảng 10% so với thời điểm hiện tại. Tuy nhiên với những dịch vụ thông thường thì chỉ cao hơn khoảng 1% so với giá cũ.
Tiền khám bệnh sẽ tăng tùy từng hạng bệnh viện
Đó là thông tư số 39 vừa được Bộ Y tế ban hành sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 15 tháng 1 năm 2019, thay thế cho thông tư số 15 vào ngày 30/5/2018. Quy định này nhằm thống nhất giá cả của các loại dịch vụ khám chữa bệnh được xếp cùng hạng trên cả nước, áp dụng cho trường hợp bình thường và người có thẻ BHYT.
Lý giải về việc tăng giá, bộ Y tế nói rằng vì mức lương của cơ sở đã tăng lên 1,39 triệu đồng, tăng 0,24 triệu đồng từ tháng 7/ 2018 mà giá dịch vụ Y tế được xây dựng trên cơ sở tiền lương nên những dịch vụ cần sử dụng nhiều nhân sự như xét nghiệm, khám, phẫu thuật, tiền nằm giường,…sẽ tăng khoảng 10%.
Cụ thể, khi khám bệnh tại các tuyến thì bệnh nhân phải trả khoảng 26.000-37.000 đồng/lượt khám. Trong đó, mức giá ở những bệnh biện hạng đặc biệt hay hạng 1 tăng từ 33.100 lên 37.000 đồng; con số này với bệnh viện hạng 2 là 29.600 đồng lên 33.000 đồng còn tại các trạm Y tế của các xã là 23.300 đồng lên 26.000 đồng.
Tiền giường bệnh cũng tăng lên khoảng 10%. Trong đó, giường bệnh ở khoa phục hồi sức, ghép mô tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 sẽ tăng từ 683.000 đồng lên đến 753.000đ/ngày còn hạng 1 tăng lên đến giá giường tăng từ 678.000 đồng (tăng khoảng 60.000 đồng so với hiện tại).
Tăng giá dịch vụ phẫu thật cao hơn vì cần nhiều nhân công
Đối với khoa hồi sức, cấp cứu và chống độc tại bệnh viện hạng 1 và đặc biệt sẽ tăng lên đến 441.000 đồng/ ngày; con số này với bv hạng 4 là 242.000 đồng/ ngày, tăng gần 21.000 đồng so với quy định hiện hành.
Theo số liệu thống kê từ Vụ kế hoạch tài chính, tất cả có khoảng 1900 sẽ theo giá mới, dịch vụ nào cần nhiều nhân công mới tăng con còn lại các dịch vụ khác như siêu âm, chụp cộng hưởng,…chỉ tăng 1%.
Khi được hỏi liệu chính sách mới có ảnh hưởng đến những đối tượng khám chữa bệnh có thẻ BHYT hay không, Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài Chính, Bộ Y tế cho biết không ảnh hưởng nhiều, nhóm bị tác động nhiều nhất là những người không tham gia BHYT, hiện đang chiếm 15% trong tổng dân số. Vì vậy, Bộ Y tế khuyến khích người dân tham gia để hưởng những quyền lợi đặc biệt khi sự cố không may xảy ra và đó cũng chính là ý nghĩa lớn nhất của bảo hiểm, giúp nhiều gia đình tránh được “bẫy nghèo”.
>>> Chàng trai chết đi sống lại từ tim người lạ khóc: "Người nhà ơi"!