Đội ngũ bác sĩ thuộc khoa chấn thương chỉnh hình - Y học thể thao, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thực hiện thành công ca phẫu thuật thay khớp háng cho cụ bà đã 104 tuổi, bị gãy mấu chuyển xương đùi.
>>> Dự đoán tình trạng sức khỏe qua màu sắc nước tiểu
>>> Hôm nay, Hoàng Công Lương chính thức nộp đơn kháng cáo
>>> Báo động tình trạng bác sĩ tự tử vì làm việc quá sức
Hình ảnh chụp X - quang của bệnh nhân
"Tái tạo" khớp háng thành công cho cụ bà 104 tuổi
Trước đó, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận cụ bà P.T.Đ. (104 tuổi, ở Hà Nội) trong tình trạng vùng đùi trái sưng tê, đau nhiều. Qua thông tin ban đầu mà gia đình cung cấp, cụ có sức khỏe tốt, có thể tự đi lại và làm các việc nhẹ trong nhà. Tuy nhiên, cách đây 6 năm cụ đã từng phải thay nửa khớp háng bên phải, hiện đang điều trị hẹp khít van động mạch chủ. Cụ cũng mới được mổ thay thủy tinh thể từ đầu năm nay.
Sau khi thực hiện sơ cứu, khám ban đầu, cụ được chuyển đến khoa chấn thương chỉnh hình - y học thể thao để được điều trị đúng chuyên khoa. Lúc này, các bác sĩ nhanh chóng chụp X - quang, làm các xét nghiệm, chụp cắt lớp vi tính để kiểm tra. Kết quả cho thấy người bệnh bị gãy kín dưới mấu chuyển xương đùi trái phức tạp; thiếu máu và bệnh lý hẹp khít van động mạch chủ ở mức độ nặng.
Bệnh nhân đang tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật
Sau khi hội chẩn liên khoa huyết học, tim mạch, gây mê, ngoại chấn thương chỉnh hình và để ra các kế hoạch điều trị cụ thể đồng thời giải thích rõ ràng cho gia đình về những hình ảnh chụp được để thống nhất ý kiến. Cuối cùng, các bác sĩ đã lựa chọn phương pháp phẫu thuật kết hợp xương đùi cho bệnh nhân.
Ca phẫu thuật đã diễn ra thuận lợi, an toàn sau hơn 1 tiếng thực hiện.Ba ngày sau, các bác sĩ phẫu thuật thành công, kết hợp xương đầu trên xương đùi bằng nẹp vi DCS dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng nên không cần mở ổ gãy quá nhiều nhưng vẫn đặt được các dụng cụ như nẹp, vít ở vị trí chính xác. Sau 2 tuần phẫu thuật, cụ bà đã tỉnh lại hoàn toàn, các trạng thái đều ổn định, chân trái không còn đau, có thể tự ngồi dậy. Hiện, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và tập phục hồi chức năng tại phòng bệnh.
Biện pháp phòng ngừa gãy xương ở người già
Theo số liệu mà Cao đẳng Y Dược TP HCM thống kê, người già trên 60 tuổi thường dễ bị gãy mấu chuyển xương đùi, trong đó 55% bị gãy xương đầu trên đùi, tỷ lệ nữ giới bị mắc cao hơn nam giới từ 2 - 3 lần.
Nguyên nhân được lý giải là do xương ở người già bị yếu, dễ bị tai nạn trong khi sinh hoạt như ngã ở trong nhà vệ sinh, khi trèo ghế để thắp hương, tai nạn giao thông, thay quần áo,...Khi bị gãy liên mấu xương đùi, bệnh nhân không thể tự đứng dậy được, khi vận động khiến khớp háng đau, chân gãy ngắn hơn chân lành, bàn chân đổ xoay ngoài.
Gãy chuyển mấu xương đùi ở người già là tình trạng chấn thương nghiêm trọng, để lại hậu quả nguy hiểm. Vì vậy, cần quan tâm hơn nữa đến chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt tránh nguy cơ loãng, gãy xương đồng thời thường xuyên đến bệnh viện để được kiểm tra độ loãng xương và được tư vấn cung cấp dưỡng chất kịp thời như lượng calcium và vitamin D cần thiết. Gia đình cần dành nhiều sự chú ý với người già, hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết. Nhà cửa cần khô ráo, đủ ánh sáng, trang bị tay vịn, lan can, giá đỡ ở những nơi ẩm ướt như nhà vệ sinh, cầu thang, sân, không mang dép xốp, trơn... Khi bị gãy xương vùng háng, đặc biệt gãy cổ xương đùi, nạn nhân cần được sớm đưa đến bệnh viện xử lý kịp thời.